Bỏ công việc với thu nhập đáng nể, cô gái đi tìm ‘cuộc sống mới’: Hiếm khi tắm, tháng gội đầu hai lần
Với mức thu nhập gấp ba người bình thường ở London nhưng Dorothy không hề thấy vui vẻ, thậm chí có phần nhàm chán. Vì thế cô đã quyết định ’sống thêm lần nữa.’
Dorothy Herson là sinh viên trường Đại học Warwick với bằng tiếng Anh hạng nhất, sau khi tốt nghiệp cô nhanh chóng trở thành luật sư của một công ty ở thành phố London.
‘Đó là thời gian dài mà tôi dùng cả trái tim để học hành, nghiên cứu. Trở thành luật sự là những gì tôi mơ ước. Kể từ khi tôi còn là một cô bé, tôi đã được nhắc nhở rằng nhất định phải đánh bại tất cả các kì thi khó nhằn’ – Dorothy chia sẻ
Dorothy là cô gái văn phòng gương mẫu ở Anh, với thành tích đáng nể về học tập, cô nhanh chóng trở thành nhân viên của công ty Luật Top 10 Thế giới
Đến năm 25 tuổi, cô là một trong số những người vinh dự được mời tham gia chương trình học thạc sĩ của trường học trong Top 10 thế giới. Với mức lương hơn 2 tỷ đồng mỗi năm đã làm cho Dorothy có một cuộc sống tiện nghi đáng mơ ước.
‘Nhưng nó thực sự khó khăn. Tôi có mặt tại bàn làm việc lúc 7 giờ sáng và làm việc đến 9 hoặc 10 giờ tối và hiếm khi có một bữa trưa đầy đủ. Trong khi các bạn của tôi tán gẫu về những sở thích, bạn trai, các câu lạc bộ và đi bar thì tôi chỉ chăm chú nhìn vào máy tính.
Mặc dù vậy, tôi cũng tự nhủ đây là những gì mà tôi theo đuổi, nên phải cố gắng đến cùng.’
Cuộc sống của cô gái 25 tuổi tràn ngập đồ hiệu, quần áo đắt tiền và những chuyến du lịch hạng sang
Nhưng bởi vì chăm chăm vào công việc nên cô thường bỏ bữa và không vận động, đều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe dù cô vẫn đang ở tuổi thanh xuân. Không chỉ giảm cân nhanh trong thời gian ngắn mà cô còn bị căng thẳng kéo dài với những vụ kiện của thân chủ.
‘Rồi một ngày trên đường lê bước về nhà tôi nhìn những người xung quanh qua lại, gần nửa đêm rồi nên mọi người cố gắng bước thật nhanh nhưng trên mặt vẫn tràn ngập ý cười. Tôi tự hỏi bản thân mình có thật sự đang hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không, có gắng gượng được nữa không, và tôi quyết định thay đổi ‘đều như vắt chanh’ này’.
Sau đó Dorothy quyết định mỗi tháng dành ra một phần tiền để có thể sống một cuộc đời khác. Cô làm việc chăm chỉ thêm 2 năm, sau đó nghỉ việc với số tiền kha khá khi gửi cố định tại ngân hàng. Nhận thấy việc đầu tư nhà ở vô cùng tốn kém nên Dorothy đã có quyết định táo bạo là bán căn nhà mình đang ở và mua một chiếc thuyền cũ để bắt đầu chuỗi ngày lênh đênh trên biển.
‘Quyết định nghỉ việc khiến các sếp của tôi bất ngờ, tôi không nói bản thân đã có dự định từ lâu mà chỉ trả lời là muốn nghỉ ngơi một thời gian, mặc dù họ đã thương lượng rằng có thể cho tôi nghỉ phép nhưng tôi xin phép từ chối. Đây là một sự liều lĩnh mang cảm giác thích thú.’
Quyết định liều lĩnh này đã khiến gia đình và bạn bè kinh ngạc, họ gọi cô là kẻ mất trí
Ngay sao khi biết được ý định của Dorothy, không chỉ gia đình nghĩ cô phản đối mà bạn bè cũng dành những lời khuyên ngăn vì không dễ gì mà có thể sinh hoạt trên thuyền khi mà đã quen sống ở thành phố tiện nghi.
Sau hai năm tích cóp, cuối cùng cô cũng hoàn thành mong muốn ’sống cuộc đời lênh đênh’
‘Bố mẹ tôi đang bốc khói và nghĩ rằng tôi bị điên rồi, bon chen vứt bỏ sự nghiệp vĩ đại cùng những năm tháng học tập để sống trên một chiếc thuyền cũ nát. Mọi người thường luôn nghĩ mình biết rõ cuộc sống cần gì trong khi chính họ mới là người hiểu rõ bản thân nhất.
Tôi không quan tâm. Tôi cảm thấy mình trải nghiệm khuôn khổ quá đủ rồi. Cấp 2 đứng nhất lớp, cấp 3 nhất trường, học Đại học danh giá, đi làm cũng ở công ty nổi tiếng. Tôi dọn dẹp căn hộ của mình, dọn những chiếc váy và giày cao gót đắt tiền ở nơi làm việc, cắt phăng mái tóc dài nuôi nhiều năm và nhuộm vàng đi.’
Cuối cùng ước mơ sống thu nhỏ trên thuyền của cô cũng thành sự thật. Cô tham gia một số nhóm thuyền và họ đã hướng dẫn cô chèo thuyền sao cho không bị va chạm khi qua khúc cua. Ban đầu có vẻ khó khăn khi cô liên lục bị vướng vào cây, nhưng mấy ngày neo thuyền thì cô đã tiến bộ hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Mặc dù không gian thuyền có phần chật hẹp nhưng điều đó không hề khiến Dorothy phiền, thậm chí cô còn thấy thoải mái
‘Điều khó khăn nhất mà tôi gặp phải là sinh hoạt cá nhân. Lúc ở thành phố tôi thường tắm gội hàng ngày, sử dụng dầu gội và sữa tắm đắt tiền nhưng bây giờ hầu như tôi không dùng nữa. Buổi sáng tôi chỉ rửa mặt sơ và hiếm khi nào tắm, khoảng 1 tháng tôi sẽ gội đầu hai lần.’
Tôi sử dụng khăn ướt để vệ sinh và nếu muốn tắm tôi sẽ xuống hồ nhân tạo ở trên thuyền, không biết có sạch không nhưng quả thật rất vui. Mặc dù trên thuyền tôi có vòi hoa sen nhưng không có đủ nước nên không thể sử dụng thường xuyên được. Tôi không nghĩ là mình có mùi. Chưa ai phàn nàn gì cả. Tôi cũng sử dụng nhiều chất làm thơm nữa’.
Do không gian trên thuyền nhỏ nên hầu như Dorothy không sử dụng tủ lạnh hay tủ đông, nếu cô ăn uống chỉ phải sử dụng những thực phẩm tươi sống và không thể lưu trữ lâu. Cuộc sống ít thịt nhiều rau cũng khiến cho sức khỏe của cô dần được cải thiện: ‘Nó khó khăn trong việc chế biến một chút nhưng tôi đã làm quen rồi, như thời nguyên thủy vậy, không sử dụng nhiều chất phụ gia. Một điều nữa là do khan hiếm nước sạch nên tôi sẽ gom tất cả các chén bát của mình trong 3 ngày rồi rửa một lần. Tôi biết nó khiến tôi thành ‘con người dơ bẩn’ nhưng tôi thừa nhận mình không thấy phiền vì điều đó.’
Từ một cô gái thành phố khoác lên mình những bộ váy đắt tiền ở cống sở, Dorothy đã lột xác ngoạn mục
‘Kể từ khi lên thuyền tôi đã không tiêu tiền gì ngoài khoản ăn uống cực kì bé nhỏ của mình, tôi không tốn tiền nhà, tiền nước, hóa đơn điện hay tiệc tùng tại công ty. Cuộc sống đã thay đổi rất nhiều.’
Dorothy bộc bạch: ‘Tôi đã từng trải qua những kỳ nghỉ thực sự tốt đẹp ở những nơi như Mexico và Ấn Độ.
Và cuối cùng, sau những chuyện đã qua, tôi không hối hận với những gì mình đã lựa chọn’.
Mặc dù cuộc sống không tiện nghi nhưng cô vẫn thấy vui vẻ và sức khỏe cũng tốt hơn nhiều
Từ đứa trẻ sinh ra như người bị trói đến cô gái xinh đẹp ngồi xe lăn "bung xõa" đi bar - hẹn hò - làm đẹp, sống và yêu cháy đến tận cùng
17 năm với cơ số lần phẫu thuật không nhớ hết để kéo bớt 1 đứa trẻ co quắp giãn dần cơ thể ra. Đó là bao nhiêu đau đớn, lì đòn để cuối cùng cho Thương 1 thân hình dễ nhìn, dễ vận động hơn.
Tuy thế, vẫn chẳng có điều gì có thể kìm hãm 1 cô gái sống, yêu và vui đều hết mình như thể cuộc đời này chỉ có hôm nay.
"Đứa trẻ bị trói" và những cuộc phẫu thuật không ngừng nghỉ từ lúc 16 ngày tuổi đến năm 17
Sinh năm 1993, quê ở Quảng Ninh, Vũ Thương kể lúc sinh ra mình như người bị trói vì bị bó lại, tay chân và mọi thứ gần như bị biến dạng. Thương bị cứng xương, teo cơ, chân tay co quắp không duỗi ra được. Lần phẫu thuật đầu tiên của Thương là khi cô chỉ là đứa trẻ chưa tròn 1 tuổi. Cứ như thế, trải qua vô số cuộc phẫu thuật cho đến khi 17 tuổi, những lần nghỉ chỉ là những lần tập vật lý trị liệu, Thương mới có 1 "thân hình tàm tạm" như bây giờ.
Tất cả những cuộc phẫu thuật dù đau đớn nhưng Thương rất lì, kệ cho ai có xin thuốc giảm đau nhưng Thương từ lúc là 1 đứa trẻ vẫn cười. Lúc nhỏ thì là vô tư, lớn lên biết nghĩ chút Thương đã đoán chắc bố sợ lắm, nên mình phải vững cho bố yên lòng. Đến hiện tại chân, tay của Thương đã được "kéo" ra để trông dễ chịu hơn, nhưng các khớp hầu như rất yếu không thể cầm nắm hoặc làm những việc nặng được.
Lúc còn nhỏ đi học Thương cũng chẳng để ý mình không bình thường, cô bé vẫn nghịch ngợm chẳng giống ai, lết đi thoăn thoắt. Bạn bè có trêu đùa bắt nạt cũng không được vì Thương phản kháng ngay, kẻ nào trêu cô đều biết con bé này quả là 1 đứa không phải dạng vừa.
Vì chân Thương đeo chiếc nẹp gỗ nên bạn bè gọi cô là "chân gỗ". Lúc nào bố cũng phải bế từ ngoài cổng vào trong lớp. Khi vòng tay ôm cổ bố mà nghe tiếng bạn nào có ý chế giễu là Thương cũng miệng lầm bầm chửi, mắt thì liếc xéo đầy vẻ chua ngoa.
Thương biết xù lông, xù cánh lên để không ai có thể bắt nạt mình. Lúc đó em cũng còn bé để ý thức rõ về thân thể khác lạ của mình mà mặc cảm. Thế nhưng vì đanh đá ghê gớm mà các bạn cũng sợ. Sau khi không trêu, không bắt nạt nữa thì các bạn đã nhìn Thương bằng ánh mắt khác và biết chơi hòa thuận cùng cô bé.
Hết tiểu học Thương không đến trường nữa vì việc phẫu thuật kéo dài. Lúc đó bố thuê gia sư đến nhà dạy Thương học tiếng Anh theo nguyện vọng của con gái. Thật đúng đắn vì đó là điều đã giúp cho cô có được công việc hiện tại sau này.
Đến tuổi dậy thì Thương mới nhận ra sự khác biệt của bản thân. Thương lúc này đã không tới trường nữa nên cô chỉ quẩn quanh với 4 bức tường, thậm chí cũng chẳng có nhu cầu ra khỏi nhà. Với thân hình sau bao cuộc phẫu thuật dù đã kéo dãn bớt được để chân tay đỡ co quắp, nhưng ra ngoài xã hội vẫn không tránh được những ánh nhìn thương hại. Thương đã sống mặc cảm và khép mình như thế nhiều năm trời.
Từ cô bé vô tư, dù chân tay co quắp mà lết người nhanh thoăn thoắt, chẳng ngại nhảy từ trên cao xuống, không ngại quạu cọ "dằn mặt" những ai trêu ghẹo mình bỗng dưng thành một cô gái ngày ngày thu lu 1 góc, sợ giao tiếp, sợ đi ra ngoài sợ ai trông thấy mình.
"Cú hích" để trở lại thành cô gái tự tin, sống rực rỡ dù trên xe lăn
Một ngày ngồi trong nhà, Thương đã xem được một chương trình truyền hình về chị Nguyễn Thị Vân, một CEO khuyết tật cũng ngồi xe lăn như Thương. Một người phụ nữ có nghị lực và ý chí, sự giỏi giang ngời ngời. Thương đã nghĩ con người mình xưa kia vốn mạnh mẽ là thế sao giờ lại thế này? Chẳng phải ngoài kia vẫn còn bao nhiêu người thậm chí khó khăn hơn mình mà họ đã sống rất đáng sống như thế sao?
Thương quyết định nộp hồ sơ học nghề ở đây để thay đổi cuộc sống dường như đang quá nhàm chán với mình. Thật may bố mẹ ủng hộ cô. Lúc đó Thương vào học photoshop nhưng do tay yếu, chị Vân nhìn thấy được Thương có vốn tiếng Anh tương đối tốt nên để cô vào làm vị trí chăm sóc khách hàng của công ty.
Đặc biệt sống trong 1 ngôi nhà, 1 công ty có bao hoàn cảnh khó khăn, những người cùng phận khuyết 1 góc nào đó như mình, nên Thương thấy như được hồi sinh.
Mẹ Thương mất từ khi em 5 tuổi, bố là người thương con gái nhất, bố bế đi học suốt mấy năm tiểu học, kiên trì về sức lực và tiền bạc với những lần phẫu thuật cùng con. Sau này Thương có mẹ kế, thì mẹ là người cứng rắn hơn để rèn cô phải tự lập làm mọi thứ để có thể cơ bản tự chăm lo cho bản thân mình như vệ sinh thân thể, giặt quần áo đơn giản. Lúc đầu Thương cũng nghĩ mẹ kế nghiêm khắc vì tay cô yếu thế có làm được đâu. Nhưng sau này xa nhà Thương mới thấm thía mẹ làm thế chính ra lại giúp mình rất nhiều để tự lập trong cuộc sống.
Lúc ở xa nhà, cá tính mạnh mẽ và sự lạc quan vốn có từ nhỏ đã từng bị vùi lấp đã quay trở lại khi Thương đi làm có lương, lại còn được dự những hội thảo quốc tế diễn thuyết trước bao nhiêu người. Đặc biệt sống trong 1 ngôi nhà, 1 công ty có bao hoàn cảnh khó khăn, những người cùng phận khuyết 1 góc nào đó như mình, nên Thương thấy như được hồi sinh. Khó khăn này với cô chẳng là gì so với mọi người. Và cô gái ấy đã lấy lại được sự tự tin xưa nay lẩn trốn. Thương lạc quan và sống cho mình, yêu chính bản thân. Thay vì quá để tâm đến khiếm khuyết của bản thân, cô tin rằng mình đặc biệt theo một cách rất riêng, thậm chí còn thấy mình may mắn.
Mọi người ai gặp Thương cũng phải trầm trồ, khuôn mặt quá xinh xắn, vẻ tự nhiên vốn có, Thương còn nói tiếng Anh như gió nữa. Sự tự tin và phong cách cô mang cũng là một điểm nhấn vô cùng đặc biệt. Thương có mái tóc xoăn bồng bềnh, đôi bông tai boho to bản, phong thái tự tin khi nói chuyện hút người đối diện.
"Tự phá bỏ rào cản hay tạo cơ hội cho người khác kết nối với mình là việc ta có thể làm được. Vậy thì tội gì không chủ động để cả 2 bên đều vui".
Thương biết hưởng thụ cuộc sống từng giây từng phút. Biết làm đẹp, đi spa, shopping, lên phố uống bia, đi bar vui với bạn bè, đi du lịch... Biết sống tận hưởng niềm vui hàng ngày như thể cuộc sống này chỉ có hôm nay. Nhưng tất nhiên đó không phải là sự buông thả mà đó là vì Thương biết sống cho chính mình, tận hưởng hạnh phúc ngay ở phút giây hiện tại này mà không chờ đợi 1 ngày sau bất kỳ nào.
Thương hiện tại hướng tới 1 cuộc sống độc lập về kinh tế, tận hưởng niềm vui của mình 1 cách trọn vẹn nhất. Chính vì thế Thương tham gia dàn hợp xướng, tham gia chạy, thi nhan sắc, trình diễn thời trang... chẳng có gì mà khiến Thương ngại ngần. Sự mạnh mẽ Thương có được sau này khiến cô thoát khỏi vỏ bọc tự ti, sống cho chính mình thay vì để ý ánh nhìn người khác.
Thương nói rằng cô rất thích nghe nhạc và những nơi náo nhiệt đông người thế nên cô thích đi nghe nhạc sống, thích đi concert và cả đi bar, club nữa. Nhưng Thương thích Club nhất vì được nghe nhạc và đu đưa theo beat. Lúc này cô ngồi xe lăn vẫn hoàn toàn có thể nhảy được, cảm giác cơ thể mình như được giải phóng vậy.
Lúc mới đầu khi vào club mọi người cũng lạ lắm khi thấy 1 cô gái đi xe lăn xuất hiện. Ai cũng nhìn và chỉ trỏ, chắc chưa ai thấy người ngồi xe lăn đi Club bao giờ. Thương cũng không thấy phiền lắm mà chỉ quan tâm đến cái niềm vui của mình. Nên thay vì để ý người khác nhìn mình, Thương mặc kệ và vui hết nấc. Rồi sau đó mọi người lại thấy thích thú và bắt đầu đến bắt tay, nâng ly và cả tặng nhau những cái ôm nữa.
Có lần mọi người còn tạo thành 1 vòng tròn lớn và nhảy, hò hét xung quanh cô. Những lúc như vậy hoàn toàn không có thứ gì gọi là rào cản. Thương nhận thấy rõ rằng rào cản giữa những điều khác biệt bao giờ cũng có, vì bản năng của chúng ta thường là e dè trước những điều làm ta thấy lạ lẫm. Nhưng tự phá bỏ rào cản hay tạo cơ hội cho người khác kết nối với mình là việc ta có thể làm được. Vậy thì tội gì không chủ động để cả 2 bên đều vui.
Ngày xưa Thương không dám điệu vì sợ bị mọi người đánh giá, sợ nghe thấy những tiếng ì xèo. "Giờ kêu mọi người hãy chấp nhận mình, mình cũng có quyền hạnh phúc hoặc đối xử với mình bình đẳng cũng khó, nên chi bằng tự yêu lấy bản thân mình, tự chiều chuộng bản thân mình đi. Không thay đổi được suy nghĩ của người khác nhưng có thể thay đổi được chính mình. Bởi vì thế nên cái nhìn của mình giờ rất khác, hiện tại thấy đủ đầy và vui.
"Ngồi xe lăn đã khác biệt rồi giờ khác biệt thêm chút nữa cũng chẳng chết ai".
Phương châm của mình là việc gì dễ thì làm, cái gì khó quá bỏ qua, cái gì làm bản thân thấy không thoải mái cũng bỏ qua nốt. Khi mình thả lỏng, đón nhận cuộc sống, biết yêu thương, trân trọng bản thân, thì tự khắc mình vui vẻ hơn, trở nên cuốn hút hơn" , Thương nói.
Thương cười và tiếp lời: "Nhiều lúc bố nhìn cũng lo, bố bảo bớt bớt đi 1 chút, quái dị thế cũng lo, sợ mình không hòa nhập được. Nhưng mình thì nghĩ khác, mình thích thì làm thôi. Bản thân mình đã chẳng giống ai. Ngồi xe lăn đã khác biệt rồi giờ khác biệt thêm chút nữa cũng chẳng chết ai".
Đừng nghĩ khuyết tật thì không có ai yêu
Nhiều người nhìn Thương cũng tò mò, cô gái ngồi xe lăn có khuôn mặt xinh đẹp này không biết chuyện tình yêu lứa đôi thế nào thì câu trả lời là đây. Thương nói vui là "yêu đều, yêu đủ". Thật bất ngờ Thương cho biết mình vẫn luôn yêu, ít khi nào trống vắng.
Và thật bất ngờ Thương ít khi bị tổn thương bởi tình yêu vì cô nghĩ mọi thứ rất nhẹ nhàng. Có duyên thì đến, duyên hết rồi đi cũng là chuyện bình thường.
Thương không phải là cô gái dễ đắm chìm với 1 tình yêu dễ được gọi là duy nhất rồi tổn thương vì nó. Không kịch tính hóa tình yêu, không làm cho nó quá drama nên quen nhau thương nhau tự nhiên và bình yên như thế, rồi lúc thôi... là thôi.
Thương cũng học được nhiều từ bạn bè xung quanh, từ chị Vân người mà từ thần tượng thành sếp, thành bạn mà khiến cô ảnh hưởng cả lối sống, tư tưởng. Một lối sống thích tự do, sống đúng với cá tính của mình, để mọi thứ tự nhiên không ràng buộc, không suy nghĩ tiêu cực.
Có lẽ vì phương châm sống này mà những mối quan hệ đến với Thương từ chính cô hay đối tác đều có cảm giác dễ chịu, không mệt mỏi. Không dám chắc nó có thể đi từ đầu đến cuối nhưng đến hay đi cũng nhẹ nhàng, còn lại sự tôn trọng nhau, có tính tích cực hơn là sự tiêu cực.
Trải qua nhiều mối tình, bạn trai của Thương đều là người khoẻ mạnh, không ai có khiếm khuyết cơ thể. Thương cũng nhận ra chính vì cô không coi mình có vấn đề nên người khác cũng đón nhận như thế, coi cô chỉ đơn giản là 1 người phụ nữ đặc biệt. Đối phương dễ thích Thương vì thường người ta khá bất ngờ với 1 cô gái bản lĩnh, ăn nói có duyên và cực kỳ tự tin.
Thương nói chuyện tình cảm cũng thế, khi mà mình cởi mở tâm trí và tâm hồn mình thì mọi thứ nó đến cũng tự nhiên lắm. Có lần đang đi club, cô tia thấy một anh Tây ngầu lắm, lại còn đẹp trai nữa. Chẳng nghĩ gì Thương liền chủ động ra hỏi Facebook và làm quen luôn trong sự ngỡ ngàng của người ta. Lúc đó thì cũng không có ý gì sâu xa, chỉ thấy đẹp trai quá nên kết bạn cho vui. Người đàn ông đó thì sốc toàn tập nhưng lại khá hứng thú với sự mới mẻ kỳ lạ này. Và thế là sau khoảng 3 - 4 tuần làm quen tìm hiểu, anh ấy hỏi Thương có đồng ý làm bạn gái anh không.
Chàng trai này đã thú nhận là rất ngạc nhiên vì Thương ngồi xe lăn như vậy nhưng thấy cô vui vẻ và tự tin đến vậy. Điều đó làm anh thấy tò mò và muốn tìm hiểu nhiều hơn. Sau thì anh thấy cô còn là 1 người hài hước, nữ tính nhưng vẫn mạnh mẽ và truyền cảm hứng tích cực cho anh rất nhiều mà... yêu.
"Phụ nữ có quyền lựa chọn đối tượng phù hợp và xứng đáng với mình, dù là lành lặn hay khuyết tật, nếu ta hiểu được giá trị của bản thân".
Trải qua mỗi cuộc tình, Thương cho rằng phụ nữ có quyền lựa chọn đối tượng phù hợp và xứng đáng với mình. Dù là lành lặn hay khuyết tật, nếu ta hiểu được giá trị của bản thân, biết yêu mình thì tự khắc bản thân ta cũng trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn. Tình yêu lúc đó cũng sẽ đến tự nhiên như hơi thở vậy.
Nụ cười tỏa nắng, năng lượng yêu và nhiệt huyết chảy trong huyết quản khiến Thương hết mình với cuộc sống làm cho những chàng trai xung quanh cô đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Thương biết mình có vẻ ngoài hơi dị, 1 cô gái tóc xù mì, đeo bông tai to bản, lúc lạnh lùng, lúc tươi tắn như hoa. Đầu tiên có thể người ta tiếp xúc với cô vì tò mò nhưng đến lúc gần hơn thì phải đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác vì sự tự nhiên từ Thương, về vốn kiến thức và cách nói chuyện như "hút người". "Sao cô gái ấy có thể tự tin như thế?", người ta có phần ngưỡng mộ, nể phục cách sống đầy lạc quan và tự nhiên của Thương. Thế rồi từ cảm tình đến tình cảm yêu đương thật dường như không hề xa xôi... nó đến từ lúc nào chẳng biết.
Thương thú nhận cô đã trải qua 3 cuộc tình nghiêm túc, còn những mối tình ngắn hơn thì không... nhớ nữa. Khi nói về tương lai về 1 cuộc sống gia đình, cô gái đáng yêu này cho biết mình luôn tin chuyện đó sẽ đến, chỉ là chưa biết khi nào thôi. Thương cũng không vội vì cô luôn để mọi thứ đến tự nhiên. Và khi nó đến thì cô sẽ đón nhận.
Kết
Quan điểm của Thương là: "Mọi người hay lo lắng sợ mình buồn khổ. Nhưng biết đâu duyên đến và số trời lại ưu ái, mình có thể sống hạnh phúc thì sao. Vì thế mình không vì nỗi sợ của mọi người mà áp đặt lên suy nghĩ của mình. Như chị Vân là hình mẫu mình biết đến đã có 1 cuộc sống tốt đẹp như thế. Và mình tin vào điều tích cực sẽ đến.
Số phận là những gì ta được ban tặng khi sinh ra, nhưng chính thái độ và tư duy sẽ là thứ quyết định cuộc sống sau này.
Đến bây giờ quả thực nó đang đi theo hướng mình mong muốn, sống vui khỏe và... hơi có ích. Mình đã tạo lập được cuộc sống để cha mẹ đỡ lo lắng. Đó cũng là lý do vì sao mình trân trọng cuộc sống, luôn biết chăm sóc và yêu thương bản thân mình như thế".
Có 1 câu nói rằng: Khi không thể thay đổi số phận, thì hãy thay đổi thái độ. Số phận là những gì ta được ban tặng khi sinh ra, nhưng chính thái độ và tư duy sẽ là thứ quyết định cuộc sống sau này.
Dù Thương đi xe lăn nhưng người ta quên mất cô là người khuyết tật vì chính bản thân Thương cũng mải vui, không nhớ điều đó. Ai bảo 1 cô gái ngồi xe lăn không thể sống rực rỡ thì hãy nhìn Thương đi nhé. Cái tên Thương mà không cần thương hại, Thương chỉ là để gặp rồi... thương nhớ mà thôi!
Chuyện tình của cô gái Việt và chàng trai Anh quốc kém tuổi: Màn cầu hôn đầy nước mắt, mẹ chồng nhắn nhủ con trai một điều duy nhất cần làm với con dâu! "Ngay lúc đầu mình đi du học mẹ đã không thích mình yêu đàn ông nước ngoài do lo sợ phải xa mẹ, lo người ta có đối xử tốt với con gái hay không", Trà Mi chia sẻ. Đối với nhiều cô gái Việt Nam khi đi du học nước ngoài, mạng xã hội hay các app hẹn hò chính là công...