Bộ Công Thương thông tin về việc đầu tư vào các dự án Điện Mặt trời
Bộ Công Thương khẳng định thời gian ngắn nữa sẽ có hướng dẫn cụ thể đến từng địa phương và các nhà đầu tư để giúp cho việc đầu tư Điện Mặt trời. Đây là một định hướng rất đúng đắn của Đảng, Chính phủ.
Đến tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy Điện Mặt trời vận hành. (Nguồn: TTXVN)
Tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 4/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thông tin về việc đầu tư Điện Mặt trời cũng như các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Theo ông, gần đây Điện Mặt trời lắp trên mái nhà rất được các nhà đầu tư, kể cả doanh nghiệp và nhiều người dân quan tâm, trong khi chi phí lắp đặt cũng không quá lớn nhưng có thể mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.
Đáng chú ý, việc phát triển điện mái nhà cũng không tác động nhiều đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
“Như chúng ta đã biết sử dụng đất thì phải có ý kiến quy hoạch nhưng có những công trình chúng ta có thể tận dụng để lắp đặt hệ thống Điện Mặt trời trên mái nhà. Đây là một điều hết sức thuận lợi và chúng ta khuyến khích,” ông Hải nói.
Tính đến tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy Điện Mặt trời vận hành với tổng công suất 5.053 MW và hiện nay có 11 nhà máy điện gió hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối.
Ông Hải cho rằng, Điện Mặt trời mái nhà có nhiều ưu điểm, nhưng có sự hiểu và diễn đạt chưa đúng ở nhiều địa phương, thậm chí là các doanh nghiệp, liên quan đến Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư 18 của Bộ Công Thương.
Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định quyết định 13 cũng như Thông tư 18 đã đưa ra rất nhiều khuyến khích, ưu đãi đối với Điện Mặt trời như là Điện Mặt trời mái nhà.
“Bộ Công Thương đã dự thảo công văn và xin ý kiến các địa phương, EVN, các nhà đầu tư và báo chí để tổng hợp các nội dung liên quan đến kiến nghị này mà còn có cách hiểu khác nhau mặc dù theo quan điểm của Bộ, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 18 của Bộ Công Thương đã tương đối rõ. Nếu thực hiện theo đúng nội dung của quy định tại hai văn bản này thì đã tương đối phù hợp và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư,” ông Hải chia sẻ.
Ông cũng cho biết Bộ Công Thương vẫn đang tổng hợp thêm đồng thời khẳng định trong thời gian rất ngắn nữa sẽ có hướng dẫn cụ thể đến từng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư để giúp cho việc đầu tư Điện Mặt trời là một định hướng rất đúng đắn của Đảng, Chính phủ và cũng đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư./.
Video đang HOT
Điện mặt trời mái nhà: Gỡ chưa hết rối, EVN tiếp tục "cầu cứu" Bộ Công thương
EVN tiếp tục có văn bản số 5398/EVN-KD đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, giải quyết vướng mắc đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà, dù trước đó đã có văn bản đề nghị hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối lưới
Sau văn bản số 4971/EVN-KD ngày 23/7/2020 đề nghị Bộ Công Thương và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời mặt đất nối lưới, đến ngày 10/8/2020, EVN tiếp tục có văn bản số 5398/EVN-KD đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn, giải quyết vướng mắc đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà. Các vướng mắc cụ thể như sau:
Phân biệt dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), điện mặt trời (ĐMT) nối lưới
- Vướng mắc lớn hiện nay là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định là loại hình ĐMTMN: trường hợp các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng có sẵn (trụ sở, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp...) thì đảm bảo quy định ở Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án ĐMT có công suất dưới 01 MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp thì cơ sở để xác định có phải là ĐMTMN chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.
- Việc xác định "tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà" theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg cũng gặp khó khăn do hình thức "mái nhà" rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà...), cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ...) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể.
Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho ĐMTMN. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là ĐMTMN.
Do các hướng dẫn để xác định là dự án ĐMTMN chưa rõ ràng như trên, các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực (TCTĐL/CTĐL) rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.
1. Thực tế có một số hệ thống ĐMTMN được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 01 MW (mỗi dự án
2. Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 01 MW. Vậy sau khi chuyển nhượng, chủ đầu tư có phải bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực không?
3. Đối với trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu,... trong khuôn viên dự án ĐMT, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống ĐMTMN. Trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?
4. Kinh doanh bán điện mặt trời có phải thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và cần phải làm thủ tục bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định Luật Đầu tư hiện hành không?
5. Quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp (hộ dân, công sở, trường học...); về quản lý xây dựng, đất đai... cũng gây lúng túng cho các CTĐL khi thực hiện các hướng dẫn về ĐMTMN, ví dụ:
- Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Quận Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh không cho phát triển ĐMTMN trên các công trình nhà ở riêng lẻ trong khi chờ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, quy định về xây dựng và an toàn của hệ thống ĐMTMN.
- Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các hệ thống ĐMTMN trên các nhà xưởng khu công nghiệp phải có thẩm tra phê duyệt thiết kế.
- Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông, Khánh Hòa yêu cầu báo cáo xin ý kiến BQL trước khi thỏa thuận đấu nối hoặc ký hợp đồng mua bán điện của các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp;
- UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Điện lực chỉ thoả thuận với các hệ thống ĐMTMN khi đã có điểm đấu nối hiện hữu tại thời điểm thỏa thuận. Tại cụm có 2 công trình trở lên thì khi thỏa thuận đấu nối cho công trình thứ 2 trở đi phải có cột điện hiện hữu của công trình trước đó.
7. Vướng mắc về kỹ thuật:
- Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp. Nếu các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các Thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật về ĐMTMN: Hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống ĐMT để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống ĐMTMN.
- Chưa có quy định cụ thể về lắp đặt thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nối đất, chống sét cho công trình, điều khoản giám sát, ngừng/giảm công suất phát của dự án ĐMTMN theo lệnh của chỉ huy điều độ trong trường hợp sự cố hoặc quá tải lưới điện.
Kiến nghị với Bộ Công Thương
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công Thương một số nội dung sau:
1. Xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các hệ thống điện mặt trời công suất đến 01 MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong KCN vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là ĐMTMN để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ĐMTMN và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất 01 MW thì được công nhận là ĐMTMN.
4. Đối với các trường hợp trang trại nông nghiệp có lắp đặt điện mặt trời với tổng công suất> 01 MW, đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện lắp đặt, thoả thuận đấu nối, nghiệm thu an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường ...
5. Cho phép Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống ĐMTMN mà không gây quá tải trạm biến áp 110 kV khu vực.
6. Bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.
7. Chỉ đạo các Sở Công Thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt ĐMTMN.
Các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà rất mong muốn các vướng mắc đã nêu cũng như một số đề xuất kiến nghị của EVN sớm được Bộ Công Thương giải quyết và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra cũng phát huy tác dụng tăng cường nguồn điện trong giai đoạn sắp đến, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ phát triển năng lượng tái tạo.
.
Ai đứng sau dự án điện gió 7.700 tỷ ở Đắk Lắk? Cụm dự án nhà máy điện gió AMI AC Đắk Lắk có công suất 202,5 MW với tổng vốn đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Ngày 27/7, UBND tỉnh Đắk Lắk có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung...