Bộ Công Thương thông tin chi tiết việc giảm tiền điện trong 3 tháng
Với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản lượng điện khách hàng sử dụng trong các tháng 4, 5 và tháng 6/2020 sẽ được giảm giá tương ứng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, 6 và tháng 7/2020.
Nhân viên EVN hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. (Nguồn: Đức Duy/Vietnam )
Cục Điều tiết điện lực ( Bộ Công Thương) vừa thông tin liên quan đến đề xuất với Chính phủ về việc giảm giá điện và giảm tiền điện từ tháng 4 đến tháng 6/2020 cho các khách hàng sử dụng điện.
Cụ thể, tổng số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong đợt này vào khoảng 6.100 tỷ đồng. Ngoài ra, đối với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, Bộ đề xuất giảm giá 10% giá bán lẻ điện cho các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300 kWh tháng) được qui định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.
Theo số liệu thống kê của EVN thì các khách hàng sử dụng điện dưới 300 kWh/tháng đa phần là người lao động, công chức, viên chức, công nhân và người làm công ăn lương.
Với mức hỗ trợ 10%, khách hàng sử dụng điện ở mức 100 kWh/tháng được hỗ trợ khoảng 17.000 đồng/tháng. Tương tự ở mức 200 kWh/tháng được hỗ trợ trên 37.000 đồng/tháng. Các khách hàng sử dụng trên 300 kWh/tháng được hỗ trợ là 62.560 đồng/tháng. Tổng số tiền ước tính hỗ trợ giảm cho các khách hàng sinh hoạt ước khoảng 2.900 tỷ đồng.
Đối với các cơ sở lưu trú du lịch, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá giảm từ mức giá áp cho khách hàng kinh doanh dịch vụ xuống bằng giá áp cho các hộ sản xuất. Tổng số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp này ước khoảng 1.800 tỷ đồng.
“Tổng số thời gian khách hàng được hỗ trợ giảm giá điện là 3 tháng,” đại diện Cục Điều tiết điện lực cho hay.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề xuất cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở (không phải là cơ sở lưu trú du lịch) thực hiện cách ly, khám chữa bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được đề xuất giảm 100% tiền điện.
Đối với các cơ sở y tế có thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 đề nghị được giảm 20% tiền điện, còn các cơ sở lưu trú du lịch được sử dụng để cách ly bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được đề nghị giảm 20% tiền điện.
“Việc giảm tiền điện cho các đối tượng trên được thực hiện trong 3 tháng. Bộ ước tính tổng số tiền điện giảm trực tiếp cho các cơ sở phục vụ chống dịch COVID-19 ước khoảng 100 tỷ đồng,” đại diện Cục Điều tiết điện lực thông tin thêm.
Đáng chú ý, thời điểm giảm giá điện và giảm tiền điện sẽ được xác định theo kỳ ghi chỉ số của đơn vị điện lực tại côngtơ điện của khách hàng.
Cụ thể, đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản lượng điện khách hàng sử dụng trong các tháng 4, 5 và tháng 6/2020 sẽ được giảm giá tương ứng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, 6 và tháng 7/2020.
“Trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị điện lực thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ về giảm giá điện, giảm tiền điện, đảm bảo đúng đối tượng, thời gian, qua đó góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị tác động của dịch COVID-19,” đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết./.
Đức Duy
Doanh nghiệp mong mỏi, giá điện vẫn chưa thể giảm, tại sao?
Người dân và doanh nghiệp hy vọng giá điện sẽ được giảm ngay trong tháng 4, nhưng EVN cho biết chưa thể thực hiện được.
Đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đời sống của nhân dân. Do đó, giảm giá điện là mong mỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Giá điện vẫn chưa thể giảm trong tháng 4/2020. (Ảnh: EVN)
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất Bộ Công Thương và Chính phủ các giải pháp hỗ trợ khách hàng sử dụng điện. Bộ Công Thương cũng đã đề xuất Chính phủ phương án giảm giá điện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng.
Sau khi có thông tin đề xuất giảm giá điện do dịch, người dân và doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được giảm ngay trong tháng 4. Tuy nhiên, chia sẻ với VTC News ngày 12/4, đại diện EVN cho biết chưa thể thực hiện được việc giảm giá điện.
"Hiện chưa có quyết định chính thức và hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền về việc giảm giá điện, cũng như về thời gian áp dụng", đại diện EVN nói .
Tuy vậy, lãnh đạo EVN cũng cho hay Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đang khẩn trương xây dựng phương án hỗ trợ. Quyết định và hướng dẫn chính thức khi được ban hành sẽ quy định rõ về đối tượng được hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, mức hỗ trợ cụ thể cũng như cách thức thực hiện.
EVN cũng cam kết huy động đầy đủ nhân lực, vật lực để triển khai ngay khi có quyết định và hướng dẫn thực hiện từ các cơ quan chức năng, nhằm kịp thời giảm thiểu phần nào khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Cũng liên quan giá điện, trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đề nghị EVN tính toán lại chi phí đầu vào, cân đối phương án tránh để thua lỗ.
Theo Bộ Tài chính, ngày 1/4, EVN có công văn báo cáo chương trình giảm giá điện và an sinh xã hội để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch COVID-19, với mức giảm từ 10%, 50% đến 100% cho một số đối tượng trong 6 tháng (từ tháng 4 - 9.2020). Tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng có báo cáo gửi Thủ tướng về đề xuất giảm 10 - 20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng (từ tháng 4 - 6/2020), với tổng mức hỗ trợ khoảng 11.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện, trong đó có giá điện. Cả 2 phương án trên, nguồn kinh phí thực hiện là giảm trực tiếp vào doanh thu của EVN, qua đó cũng tác động làm giảm các khoản thu ngân sách nhà nước từ thuế và lợi nhuận sau thuế so với dự toán.
Bên cạnh đó, điện thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ nhà nước bình ổn giá trên cơ sở nguyên tắc "bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ".
"EVN phải có phương án cân đối để tránh trường hợp lỗ và treo lại các khoản lỗ gây áp lực tăng giá trong 2021, nhất là sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác là đầu vào của sản xuất điện (than cho sản xuất điện, khí...), các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho sản xuất điện khi các ngành hàng này không có điều kiện để giảm giá", Bộ Tài chính kiến nghị.
HOÀ BÌNH
Từ 22/5, áp giá mới cho điện mặt trời Thủ tướng vừa ban hành quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để áp dụng từ ngày 22/5. Quyết định ban hành của Thủ tướng cho biết, dự án hoặc phần dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và...