Bộ Công Thương tăng hậu kiểm an toàn thực phẩm
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ, hội, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với các địa phương tăng cường hậu kiểm.
Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Ninh Thuận kiểm tra thực phẩm của các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN
Đơn cử như trước dịp nghỉ lễ 2/9, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn kiểm tra tại các tỉnh như: Cà Mau, Long An, Kom Tum, Thừa Thiên Huế… Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường cũng đẩy mạnh hoạt động kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm…
Qua đó, phát hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm bánh trung thu có nhãn hiệu và tên nước ngoài không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Theo đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), mới đây, Bộ Công Thương đã chủ động lập kế hoạch và chủ trì các đoàn kiểm tra hậu kiểm tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Qua kiểm tra cho thấy, ngành công thương ở các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện rất tốt quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền được triển khai thường xuyên và cao điểm ở các đợt như tháng hành động về an toàn thực phẩm, dịp lễ hội.
Video đang HOT
Ngoài ra, các đơn vị cũng rà soát, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm nhóm mặt hàng do Bộ Công Thương được phân công quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm cũng được thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Tại thời điểm hiện tại, thị trường bánh trung thu bắt đầu sôi động và là cao điểm lưu thông các mặt hàng thực phẩm như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng… trên thị trường. Chính vì vậy, nguy cơ các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm trà trộn rất cao.
Vì vậy, để giảm tối thiểu tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường… Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, bánh trung thu.
Cùng đó, kiểm soát các cơ sở sản xuất rượu, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
Riêng việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung Thu, vừa qua với vai trò là đơn vị đầu mối trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Vụ Khoa học công nghệ đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tích cực triển khai các hoạt động.
Chẳng hạn như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức kiểm tra tập chung vào sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, bánh trung thu nói chung và đã có nhiều vụ việc bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán trên mạng xã hội và vận chuyển tiêu thụ trên thị trường được các lực lượng chức năng phát hiện xử lý.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm bánh Trung Thu có đầy đủ tem nhãn bằng tiếng việt ghi rõ địa chỉ cơ sở sản xuất, hạn sử dụng cũng như thông tin về chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.
Bình Định đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Tiếp chuỗi sự kiến trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các tỉnh, thành phố tại Bình Định diễn ra từ 24/6-3/7, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn và Kết nối thương mại điện tử cho doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh miền Trung.
Một gian hàng đặc sản của tỉnh Bình Định tại Hội nghị. (Nguồn: Bộ Công Thương)
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân chủ động "chào hàng trực tuyến" trên thị trường thương mại điện tử trong và ngoài nước, bên cạnh nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương.
"Hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố đã phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các đơn vị đối tác tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử và các hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Việt. Đây là cơ hội cho nông sản đặc trưng, tiêu biểu của Bình Định tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị và thương hiệu", bà Huyền nói.
Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đề xuất một số phương án hợp tác giữa các bên. Theo đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử và logistics sẽ cung cấp thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp, HTX, nhà cung cấp địa phương về điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vào sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, những đơn vị này còn hỗ trợ địa điểm và tư vấn tổ chức các chương trình quảng bá nông sản, xây dựng các chương trình khuyến mại, hoặc các buổi giới thiệu trực tuyến kết hợp trên trực tiếp tại sàn thương mại điện tử.
Đối với các sản phẩm chưa đủ điều kiện đưa vào hệ thống ngay, các sàn thương mại điện tử sẽ tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất hoàn thiện những điều kiện, thủ tục trong thời gian nhanh nhất.
"Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua sàn thương mại điện tử là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, HTX... trong việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong thời đại kinh tế số hiện nay", bà Huyền nhấn mạnh.
Chủ trương chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở các cấp, từ Trung ương đến địa phương, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp là nằm trong nhóm được Chính phủ quan tâm bậc nhất.
Nhằm đào tạo, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh chuyển đổi số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục phối hợp địa phương và các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng các giải pháp số, tài chính số trong phát triển sản xuất, kinh doanh theo các mô hình hiện đại.
Đối với các sản phẩm chưa đủ điều kiện đưa vào hệ thống ngay, các sàn thương mại điện tử sẽ tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất hoàn thiện những điều kiện, thủ tục trong thời gian nhanh nhất.
"Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua sàn thương mại điện tử là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, giúp hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, HTX... trong việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong thời đại kinh tế số hiện nay", bà Huyền nhấn mạnh.
Chủ trương chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở các cấp, từ Trung ương đến địa phương, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, hoạt động chuyển đổi số nông nghiệp là nằm trong nhóm được Chính phủ quan tâm bậc nhất.
Nhằm đào tạo, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh chuyển đổi số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục phối hợp địa phương và các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng các giải pháp số, tài chính số trong phát triển sản xuất, kinh doanh theo các mô hình hiện đại.
EU ngừng kiểm soát khẩn cấp với bún, miến, phở, bánh đa của Việt Nam Bộ Công Thương cho biết: Ngày 13/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo Quy định (EU) 2022/913 ngày 30 tháng 5 năm 2022 sửa đổi Quy định mới về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU. Quy định có hiệu lực từ 3/7/2022. Ảnh minh họa: Trần Hiếu/TTXVN Theo Bộ Công thương ngày 13/6,...