Bộ Công Thương tạm dừng giới thiệu tổng giám đốc VEAM để xác minh năng lực ứng viên
Công ty Cơ khí Hà Nội do ông Phan Phạm Hà điều hành bị cho là lỗ liên tục trong 3 năm qua và sẽ tiếp tục lỗ trong những năm tới, khiến Bộ Công thương yêu cầu ngưng quy trình bổ nhiệm ông Hà làm Tổng giám đốc VEAM để xác minh.
áo Thanh niên đưa tin, hôm qua ngày 3/1, Bộ Công Thương đã có công văn hoả tốc yêu cầu bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) chưa đưa nội dung giới thiệu giữ chức tổng giám đốc đối với ông Phan Phạm Hà.
Ông Phan Phạm Hà (45 tuổi), có trình độ chuyên môn là cử nhân kế toán, thạc sĩ kinh tế, hiện là Tổng giám đốc Công ty Cơ khí Hà Nội – một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE).
Ông Phan Phạm Hà. (Ảnh: Thanh niên)
Theo nội dung văn bản, Bộ Công Thương yêu cầu Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM tạm thời chưa đưa nội dung Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM giới thiệu giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý tại VEAM đối với ông Phan Phạm Hà – người đại diện phần vốn Nhà nước tại VEAM khi họp hội đồng quản trị, “nội dung này được thực hiện khi có chỉ đạo bằng văn bản của Bộ Công Thương”, văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ.
Lý do được Bộ Công Thương nêu ra khi tạm dừng quy trình giới thiệu tổng giám đốc VEAM là để các đơn vị chức năng của bộ xác minh tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp do ông Hà đang điều hành.
“Bộ Công Thương đang chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh nội dung tại văn bản mà bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM báo cáo lên bộ ngày 31/12/2019″, Bộ Công Thương nêu lý do.
Theo báo Pháp luật TP.HCM, tại văn bản báo cáo lên bộ ngày 31/12/2019, bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM đã có những phân tích lo ngại về năng lực của ứng viên ngồi ghế Tổng giám đốc VEAM – ông Phan Phạm Hà.
Trong đó, đáng chú ý là việc Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước chỉ ra rằng, Công ty Cơ khí Hà Nội (HAMECO) – nơi ông Phan Phạm Hà làm Tổng giám đốc từ tháng 6.2016 đến nay – bị lỗ liên tục trong các năm 2017 đến năm 2019 một khi tính đúng chi phí khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Đặc biệt, bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM lo ngại, với cơ cấu vốn, công nợ, tài sản, doanh thu như hiện nay, dự báo hoạt động của HAMECO sẽ tiếp tục lỗ và mất cân đối tài chính trong những năm tới.
Bên cạnh đó, VEAM cho biết năm 2017-2018, HAMECO có doanh thu lần lượt là 230 tỷ và 364 tỷ đồng, rất thấp so với vốn chủ sở hữu (645 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu sản xuất công nghiệp đạt khoảng 200-250 tỉ đồng/năm. Theo đánh giá của VEAM, quy mô sản xuất và doanh thu của HAMECO rất nhỏ so với một số công ty con của VEAM.
Bộ phận đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM cho rằng với chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm điều hành HAMECO như hiện nay, ông Phan Phạm Hà không thể phù hợp để Bộ Công Thương giới thiệu làm Tổng giám đốc VEAM. Nếu ông Hà có năng lực thực sự thì trước tiên cần chứng minh bằng việc vực dậy ngành nghề và thương hiệu Công ty Cơ khí Hà Nội.
Trước đó, vào tháng 11/2019, Bộ Công Thương đã có văn bản đề cử ông Phan Phạm Hà làm người đại diện vốn nhà nước tại VEAM, giới thiệu tham gia HĐQT, giữ chức tổng giám đốc VEAM trước ngày 6/1/2020.
Đặc biệt, vào ngày 16/12/2019, chính Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đã ký quyết định của Bộ Công Thương về việc cử ông Phan Phạm Hà làm người đại diện phần vốn nhà nước tại VEAM nhiệm kỳ 2017-2021. Ông Hà sẽ đại diện cho 292,336 triệu cổ phần nhà nước, chiếm tỉ lệ 22% vốn điều lệ của VEAM.
Như vậy, trong hơn một tháng qua, Bộ Công Thương đã liên tục ban hành các văn bản thay đổi nội dung giới thiệu chức danh tổng giám đốc VEAM.
Hiện VEAM là một trong số doanh nghiệp ăn nên làm ra nhất của Bộ Công thương, trong vài năm lại đây, mỗi năm doanh nghiệp này lãi khoảng 5.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng năm 2019, lợi nhuận sau thuế của VEAM là hơn 5.151 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018. Ước cả năm 2019, VEAM sẽ có khoản lợi nhuận khoảng 6.000 tỷ đồng.
Hoàng Mai (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin.vn
Nhà đầu tư ngoại lại có ý kiến về room 49% tại trung gian thanh toán
Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kiến nghị liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2019 sẽ diễn ra vào tuần tới.
Nhiều nhà đầu tư ngoại muốn thâu tóm trung gian thanh toán trong nước
Nhà đầu tư ngoại đề nghị nới room 49%, loại bỏ quy định hồi tố
Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhóm công tác đầu tư và Thương mại đặc biệt tỏ ra quan tâm đến các fintech.
Theo đó, nhóm công tác cho hay, các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thành lập một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực fintech ở Việt Nam gặp phải một số rào cản như không có hướng dẫn về các thủ tục pháp lý và giấy phép, mà phải dựa vào sự tự do quyết định từ phía chính quyền.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có ý kiến về Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt đang được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến.
Thứ nhất, Nhóm công tác cho rằng, theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 26 của Dự thảo Nghị định, một trong các điều kiện đối với tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thu hộ, chi hộ là phải có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toan trong đó phải có nội dung về, trong số các nội dung khác, cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán. Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh này là một gánh nặng và không cần thiết vì mục đích của nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thu hộ, chi hộ trong việc sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán là không rõ ràng.
Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 29 của Dự thảo Nghị định, tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 49% vốn điều lệ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Nhóm công tác cho rằng, quy định này có khả năng trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam theo các hiệp định thương mại quốc tế (ví dụ, hiệp định GATS, CPTPP, AFAS và EVFTA).
Thứ ba, Khoản 1 Điều 42 của Dự thảo Nghị định, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn 49% được tiếp tục duy trì cho đến khi có sự thay đổi nhà đầu tư nước ngoài hoặc hết thời hạn Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì phải đáp ứng quy định tại Nghị định này.
Tuy vậy, theo Nhóm công tác, quy định này mâu thuẫn với Điều 74 của Luật Đầu và Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính vì vậy, Nhóm công tác đề xuất loại bỏ điều kiện kinh doanh liên quan đến việc mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán đối với tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thu hộ, chi hộ.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cân nhắc lại giới hạn 49% đối với sở hữu nước ngoài. Đồng thời, cân nhắc lại việc áp dụng hồi tố của yêu cầu tuân thủ giới hạn sở hữu nước ngoài. Trong trường hợp Chính phủ cuối cùng lựa chọn áp dụng mức giới hạn sở hữu nước ngoài, sở hữu nước ngoài tại thời điểm đạo luật được thông qua sẽ không bị hồi tố và không phải thoái vốn theo quy định về hạn mức của luật.
Chuyên gia luật: Hạn chế room và hồi tố không vi phạm cam kết quốc tế
Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bốNghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, một số doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, quy định trên sẽ khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ bị kiện vì trái cam kết quốc tế, quy định hồi tố trái Luật Đầu tư.
Tuy nhiên, chia sẻ với Báo Đầu tư Online, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc phụ trách Bộ phận Dịch vụ tài chính, Ngân hàng EY Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Fintech Việt Nam nhận định, hoàn toàn không có khả năng Việt Nam bị kiện nếu giới hạn room như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, bởi trung gian thanh toán không nằm trong phạm vi các cam kết mở cửa của Việt Nam. Hơn nữa, do fintech là mô hình mới, nên việc thả nổi ở giai đoạn đầu sau đó mới quản lý là một thông lệ ở nhiều quốc gia.
Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư Online, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico cũng khẳng định, nguyên tắc không hồi tố chỉ áp dụng với các dự án đầu tư, còn fintech là loại hình khác, trước đây thả nổi do chưa có quy định quản lý, nay có quy định thì phải tuân thủ.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, không chỉ trung gian thanh toán, mà cả các mô hình cho vay ngang hàng P2P lending lâu nay thả nổi, nhưng sau này có quy định thì sẽ rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.
Liên quan đến vấn đề room sở hữu, ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cũng cho biết, trước khi đưa ra 49%, Ngân hàng Nhà nước đã tham vấn Bộ Công thương, đối chiếu các cam kết mở cửa của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và khẳng định, trung gian thanh toán không thuộc phạm vi cam kết mở cửa của Việt Nam.
"Tỷ lệ 49% là hài hòa, phù hợp, vừa đảm bảo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, vừa đảm bảo an ninh an toàn tiền tệ, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh bình đẳng mà vẫn tranh thủ thu hút được vốn nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên", ông Dũng nói.
Hà Tâm
Theo Baodautu.vn
Khoản tiền thuế gần 2,5 nghìn tỷ đồng của SABECO sẽ ra sao? Kiếm toán Nhà nước lên tiếng về thông tin xoay quanh việc đơn vị này kiến nghị SABECO nộp NSNN hơn 2.495 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phố Ngày 25/12/2019, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã có Công văn số 1624/KTNN-TH gửi Sabeco thông báo về việc kiến nghị không phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) số lợi nhuận chưa phân...