Bộ Công thương nói gì về việc Trung Quốc siết chặt cửa khẩu khiến xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ban hành Công văn về việc Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý tại cửa khẩu biên giới nhằm phòng, chống dịch Covid-19.
Công văn cho biết từ hôm 3/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh biên giới phía Bắc thông tin về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc có Công hàm thông báo Trung Quốc sẽ tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới để phòng, chống dịch bệnh.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) mới đây cũng đã có văn bản thông báo về việc áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý người và phương tiện qua các cửa khẩu biên giới đất liền giữa tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 từ nước ngoài.
Thời gian qua, một số cửa khẩu biên giới đã được mở nhưng năng lực thông quan chưa cải thiện được nhiều do cả hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp phòng chống dịch. Nhân lực tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, vận chuyển, giao nhận, bốc xếp, sang tải hàng hóa tại khu vực cửa khẩu của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc cũng vẫn còn thiếu.
Với những biện pháp mà phía Trung Quốc mới thông báo áp dụng, nếu lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực biên giới phía Bắc không giảm thì sẽ xảy ra tình trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu.
Tính đến hết ngày 8/4 trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.698 xe và 1 toa hàng, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn 1.582 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít,…
Bộ Công Thương đã và đang phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan, UBND một số tỉnh biên giới làm việc với phía Trung Quốc để bảo đảm lưu thông thương mại quốc tế trên cơ sở thực hiện tốt, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề nghị.
Thứ nhất, các cơ quan chức năng trên địa bàn phải thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình để chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác điều hành, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới.
Thứ hai, cần tăng cường công tác thông tin, khuyến cáo tới các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn về cập nhật diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc để chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.
Bộ Công thương lưu ý hàng hoá xuất sang Trung Quốc cần đi theo đường chính ngạch, tuyệt đối không nên đưa hàng lên biên giới chỉ để bán tại các cặp chợ, không rõ đối tượng mua hàng, đối tượng nhận hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc đối với hàng xuất khẩu…
Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với phía Trung Quốc và tạo thuận lợi cho việc thông quan tại biên giới.
Bộ Công thương cũng đề nghị UBND các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng cập nhật, đưa tin về diễn biến giao nhận hàng hoá và các vấn đề phát sinh để cùng phối hợp với Bộ. Bên cạnh đó, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn từ Trung ương.
Bộ Công thương đặ biệt nhấn mạnh: Trong mọi trường hợp, không vì mục tiêu giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ các yêu cầu của công tác phòng chống dịch.
N.Dương
Xe hàng xuất sang Trung Quốc có xu hướng giảm
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, lượng hàng hóa giao nhận tại các cửa khẩu đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 15-3 tiếp tục giảm so với những ngày trước đó.
Hàng hóa được làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hoàng Mô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Ngân Hà
Cụ thể, trong ngày 10-3, các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã làm thủ tục xuất nhập khẩu cho 1.607 xe hàng.
Ngày 11-3, lượng hàng hóa được thông quan tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu tăng vọt với tổng số xe xuất khẩu là 13.540 xe, nhập khẩu 14.130 xe, tồn 751 xe.
Ngày 13-3 lượng giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu giảm mạnh với tổng số xe hàng xuất nhập khẩu là 1.647 xe. Trong số đó, xuất khẩu 872 xe, nhập khẩu 802 xe, còn tồn 756 xe hàng hóa, chủ yếu là nông sản, linh kiện điện tử.
Đến ngày 15-3-2020, lượng hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục giảm, số xe hàng hóa tồn lại tăng lên. Các cửa khẩu đã thông quan cho 1.410 xe hàng, trong đó xuất khẩu 682 xe và nhập khẩu 728 xe. Tổng số xe tồn gồm: 945 xe tồn xuất và 2 xe tồn nhập khẩu.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong ngày 15-3 có, 771 xe và 1 toa tàu được làm thủ tục xuất nhập khẩu, trong đó: 451 xe xuất, 445 xe nhập và 2 toa tàu. Còn tồn lại 876 xe, 7 toa tàu chờ xuất, và 2 toa chờ nhập khẩu.
Trong đó, cửa khẩu Hữu Nghị, xuất 179 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc: bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh); nhập 350 xe (linh kiện điện tử, máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô... bao gồm các loại hình: nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất...); tồn 119 xe xuất khẩu nông sản và linh kiện điện tử.
Cửa khẩu Tân Thanh, xuất 147 xe nông sản, hoa quả (dưa hấu, xoài, thanh long, mít, chuối, chôm chôm, lá tre, tinh bột sắn, chổi chít, long nhãn...); nhập 47 xe nông sản (khoai tây, nấm, lạc, quýt, đỗ xanh, tạp hóa...). 746 xe nông sản, hoa quả đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.
Cửa khẩu Cốc Nam đã làm thủ tục xuất khẩu 77 xe nông sản, còn 11 xe (lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm, cá basa đông lạnh) đang chờ làm thủ tục.
Cửa khẩu Ga Đồng Đăng nhập 2 toa Ecu đai ốc sắt, tồn 8 toa (7 toa quặng sắt xuất khẩu là 2 toa hàng tiêu dùng nhập khẩu đang chờ thông quan Hải quan).
Cửa khẩu Chi Ma, xuất 48 xe (hạt tiêu, tinh bột sắn), nhập 4 xe (phụ kiện làm chiếu, tạp hóa, máy mát hơi nước), 80 xe hàng hóa khác đang chờ xuất khẩu.
Tại tỉnh Lào Cai, cửa khẩu quốc tế đường bộ đã thông quan 373 xe hàng hóa gồm, xuất khẩu 114 xe (thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít, tinh bột sắn, gỗ ván lạng, các mặt hàng khác). Tổng khối lượng 2.569 tấn, trị giá 1.565 nghìn USD. Nhập khẩu 259 xe (rau củ quả các loại, phân bón, các mặt hàng khác); tổng khối lượng 3.803 tấn, trị giá 1.101 nghìn USD. Không tồn xe hàng hóa nào.
Cửa khẩu quốc tế đường sắt cũng xuất khẩu 650 tấn lưu huỳnh quá cảnh, trị giá 40 nghìn USD; nhập khẩu 867 phân bón DAP, trị giá 266 nghìn USD. Ở cửa khẩu không có xe tồn.
Trong ngày 15-3, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 104 xe, trong đó, 82 xe xuất, 22 xe nhập và 62 xe tồn (không tính hàng đông lạnh).
Lũy kế từ ngày 5-2 đến ngày 15-3 tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc: tổng xuất khẩu 17.466 xe, tổng nhập khẩu 16.769 xe.
Theo Bienphong.com.vn
Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh Sau khi trình Chính phủ ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP, Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Khách hàng lựa chọn hàng tại siêu...