Bộ Công Thương: Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Việt hợp tác, đầu tư tại LB Nga
Việc ký kết các văn bản hợp tác sẽ mở ra những cơ hội mới, chia sẻ những ý tưởng mới, những giải pháp sáng tạo thúc đẩy thương mại song phương giữa hai nước và góp phần vào việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga.
Ngày 8/9/2018, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã thăm và làm việc tại một số cơ sở kinh tế hàng đầu của thành phố Mátxcơva.
Tại đây, trong cuộc tiếp xúc làm việc với các doanh nghiệp hai bên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, kết quả chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Liên bang Nga lần này là sự đảm bảo cho nền tảng phát triển vững chắc và bền vững quan hệ kinh tế thương mại song phương. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á Âu đang tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc hợp tác thương mại và thúc đẩy đầu tư.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng cũng đã có buổi làm việc với Liên đoàn doanh nghiệp thuộc Liên minh kinh tế Á Âu nhằm thúc đẩy việc thực thi Hiệp định thương mại tự do một cách toàn diện, có hiệu quả.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chứng kiến Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn T&T Group của Việt Nam với 3 đối tác lớn tại Nga
Video đang HOT
Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chứng kiến Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn T&T Group của Việt Nam với 3 đối tác lớn tại Nga là Liên đoàn doanh nghiệp thuộc Liên minh kinh tế Á Âu (EABU), Food City (Interprod EXPO) và Demi-Group để thực hiện các dự án và hoạt động kinh doanh ở các nước thuộc Khu vực kinh tế Á – Âu, cùng nghiên cứu hợp tác đầu tư xây dựng mô hình Trung tâm đầu mối bán buôn nông thủy sản thực phẩm chế biến tại Việt Nam và xuất khẩu cá tra sang Nga với sản lượng dự kiến 12.000 tấn/năm.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu có hiệu lực từ tháng 10/2016 đã tạo ra khung hợp tác quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển thương mại song phương giữa Việt Nam và LB Nga. Bộ trưởng hoan nghênh sự hợp tác của T&T với các đối tác để tận dụng cơ hội này và hi vọng, trong thời gian tới với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, kim ngạch song phương sẽ có bước tiến triển mạnh mẽ và đạt được những con số ấn tượng.
Việc ký kết các văn bản hợp tác sẽ mở ra những cơ hội mới, chia sẻ những ý tưởng mới, những giải pháp sáng tạo thúc đẩy thương mại song phương giữa hai nước và góp phần vào việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sự hợp tác này là một ví dụ điển hình của sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương với các doanh nghiệp và là một minh chứng tiêu biểu cho sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và của các cơ quan Nhà nước đối với các hoạt động cụ thể, thiết thực của doanh nghiệp nhằm khai thác những điều kiện thương mại thuận lợi mà Hiệp định thương mại tự do đem lại.
Đặc biệt, ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu có hiệu lực, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia với hàng chục hội nghị, hội thảo, giao thương kết nối doanh nghiệp tại Liên bang Nga và Việt Nam, thu hút sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp Liên bang Nga, tạo thuận lợi cho các tập đoàn doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các trung tâm bán buôn như Food City, các chuỗi bán lẻ như X5 cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ Liên bang Nga nói riêng và Liên minh kinh tế Á – Âu nói chung, nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy tăng trưởng thương mại đầu tư.
Hồng Hà
Theo tapchicongthuong
Bộ trưởng Công Thương nói về những khó khăn khi Mỹ rút khỏi TPP
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, những vòng đàm phán vừa qua đã phản ánh đầy đủ những khó khăn của việc Mỹ rút khỏi TPP.
Tại cuộc họp báo trưa nay (11.11), trả lời câu hỏi của các PV xung quanh vấn đề Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, những vòng đàm phán vừa qua đã phản ánh đầy đủ những khó khăn của việc Mỹ rút khỏi TPP.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế và tái thiết Nhật Bản Toshimitsu Motegi chủ trì họp báo trưa 11.11. Ảnh: Đình Thiên.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Mỹ là một quốc gia có vai trò lớn về kinh tế đối với thế giới. Việc Mỹ rút khỏi TPP đã tạo ra những khó khăn nhất định cho các quốc gia trong việc duy trì TPP với những tiêu chuẩn, chất lượng cao. Vì vậy, trong tất cả các vòng đàm phán trong thời gian qua, các trưởng đoàn đàm phán đã chọn cách tiếp cận rất thực tiễn. Cụ thể, đó là việc làm sao để vẫn duy trì được một hiệp định chất lượng cao để đảm bảo những mục tiêu ban đầu của TPP 12, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo được khả năng thực thi và tính hiệu quả đối với 11 quốc gia còn lại của TPP.
"Bốn vòng đàm phán của các đoàn ở những thời điểm khác nhau đã phản ánh đầy đủ những khó khăn đó. Tuy nhiên với quan điểm xây dựng với chính sách thực tiễn thì có thể nói 4 vòng đàm phán đó đi đến được những vấn đề cốt lõi của hiệp định TPP 11 nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu của TPP 12, đáp ứng được yêu cầu của các quốc gia TPP11"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm, các cấp trưởng đoàn đàm phán sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể và cũng cần thời gian để đảm bảo được hài hòa. "Chúng tôi cho rằng những đoạn đường quan trọng nhất đã đi qua và có thể đang đến rất gần với một Hiệp định TPP 11 mà chúng ta đã có tên gọi là CPTPP. Chúng tôi rất tin tưởng vào điều này"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tại buổi họp báo, vấn đề Canada thay đổi thái độ và quay lại bàn đàm phán Hiệp định và việc nước này đang có những yêu cầu, bất đồng ở điều khoản nào với các nước còn lại được các PV quan tâm. Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, vấn đề này nên để cho Canada trả lời thì rõ ràng nhất.
Hiện nay tên gọi của TPP đã đổi thành CPTPP là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên còn lại của TPP sau khi Tổng thống Donald Trump người lãnh đạo mới của nền kinh tế Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này. Kể từ khi Mỹ rút lui, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ thỏa thuận có thể tiếp tục tồn tại. Việc vắng Mỹ khiến TPP trở nên kém hấp dẫn đối với một số quốc gia, nhưng Nhật Bản đã vận động mạnh mẽ để đạt một thỏa thuận nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời tạp chí của Pháp về EVFTA Cuối năm 2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Dự kiến Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Nhân chuyến công du châu Âu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp phóng viên Tạp chí...