Bộ Công Thương lập hội đồng thẩm định kết quả thanh tra trong kinh doanh xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có quyết định thành lập hội đồng thẩm định dự thảo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Thanh tra Sở Công Thương thành phố Cần Thơ kiểm tra một cây xăng ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng (Cần Thơ). Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN.
Ngày 10/10, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 2091/QĐ-BCT về việc thành lập hội đồng thẩm định dự thảo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Hội đồng này sẽ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra được Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập từ trước đó vào tháng 2/2022 liên quan tới việc thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên cả nước. Các đoàn thanh tra này đã tiến hành thanh tra các hoạt động mua, bán, xuất nhập khẩu xăng dầu; tuân thủ nhập theo hạn ngạch tối thiểu được Bộ Công Thương phân bổ hằng năm; tuân thủ quy định về cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu; sở hữu, đồng sở hữu hệ thống hạ tầng kinh doanh xăng dầu (kho, bể chứa, tàu vận chuyển…); hệ thống phân phối (tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ trực thuộc) và quy định về dự trữ lưu thông…
Hội đồng thẩm định sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra, xây dựng báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về báo cáo kết quả thẩm định.
Nội dung thẩm định sẽ bao gồm kết luận những nội dung đã tiến hành thanh tra như xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, trên cơ sở kết quả các đoàn thanh tra đã kiểm tra, xác minh.
Thời hạn thẩm định trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định nhận được đủ dự thảo kết quả thanh tra và tài liệu có liên quan được các trưởng đoàn thanh tra bàn giao. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương điều chỉnh thời hạn thẩm định.
Còn trách nhiệm của các đoàn thanh tra, trong 3 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực, các trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao đầy đủ dự thảo kết luận thanh tra và tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
Video đang HOT
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định làm việc trực tiếp với trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra để làm rõ thêm về nội dung của dự thảo kết luận thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hội đồng tự giải thể sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành kết luận thanh tra.
Đến nay, Bộ Công Thương đã thông tin một phần nội dung kết luận này liên quan đến việc thi hành quyết định xử phạt bổ sung bằng hình thức tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với một số doanh nghiệp đầu mối.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nguồn cung xăng dầu bảo đảm phục vụ thị trường trong nước
Luôn bảo đảm cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường là khẳng định của Bộ Công Thương trong cuộc họp trực tuyến khẩn với các đơn vị trực thuộc bộ về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước diễn ra sáng 26/8.
Mua bán xăng dầu tại một cửa hàng của Petrolimex ở Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới và trong nước có nhiều biến động. Giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu và điều tiết hoạt động kinh doanh.
Tuần vừa qua, một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngừng bán hàng, một số doanh nghiệp đề xuất với Sở Công Thương về việc tạm dừng kinh doanh do khó khăn về nguồn hàng và không bảo đảm về lợi nhuận kinh doanh.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, từ đầu năm tới nay, trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu thế giới căng thẳng, có nguy cơ đứt gãy thì trong nước nguồn cung xăng, dầu luôn được bảo đảm, không có tình trạng đứt gãy. Cùng với đó, giá các mặt hàng xăng dầu của Việt Nam cơ bản được giữ ổn định, bao giờ cũng thấp hơn giá của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Đó là do Bộ Công Thương đã nắm bắt tình hình sớm nên đã có văn bản chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu triển khai các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp có phương án tăng lượng nhập khẩu để bù đắp lượng thiếu hụt từ sản xuất trong nước. Bộ Công Thương đã tham mưu, đề xuất đề xuất điều tiết các khoản thuế một các phù hợp, sử dụng hiệu quả, hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng, dầu....
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, mấy ngày gần đây, đặc biệt sau khi 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tạm tước giấy phép kinh doanh thì lại xuất hiện những thông tin trên mạng xã hội cho là thiếu hụt nguồn cung.
"Điều này là không bình thường, cần kiểm tra làm rõ và xử lý theo quy định. Hai nhà máy máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn đang ổn định sản xuất, cung cấp khoảng 80% nguồn xăng dầu trong nước. Hoạt động nhập khẩu đã được chủ động và giao từ sớm cho các doanh nghiệp nên khẳng định nguồn cung bảo đảm phục vụ thị trường trong nước" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Làm rõ hơn về tình hình cung ứng xăng dầu trong nước, thông tin tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, hiện nguồn cung xăng dầu trong nước đang đáp ứng khoảng 75 - 80% nhu cầu thị trường, còn lại là nhập khẩu.
Về sản xuất, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, kế hoạch sản xuất xăng dầu của hai nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn quý III dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu, tương đương khoảng 1,3 triệu m3/tháng) và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu, tương đương khoảng 1,46 triệu m3/tháng).
Về cơ bản lượng sản xuất trên theo kế hoạch đã đưa ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Hiện hai nhà máy đều đang vận hàng ở công suất tối đa. Nhà máy lọc dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong các tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Về nhập khẩu, ước nhập khẩu xăng dầu trong tháng 8/2022 đạt khoảng 520.000 m3, dự kiến các tháng cuối năm mỗi tháng doanh nghiệp nhập khẩu khoảng 500.000 m3/tháng. Trong khi đó, nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước khoảng 1,6 - 1,7 triệu m3/tháng.
"Với nguồn cung xăng dầu như trên, nguồn cung xăng dầu cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước", ông Trần Duy Đông khẳng định.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, Bắc Kạn, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang... cũng đã báo cáo về tình hình kinh doanh xăng dầu tại địa bàn. Các ý kiến đều khẳng định, không có tình trạng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu xin tạm ngừng kinh doanh. Nguồn cung xăng dầu trên địa bàn cơ bản ổn định, không thiếu.
Chia sẻ tại cuộc họp, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, qua kiểm tra các đầu mối, hiệp hội đánh giá tổng nguồn cung bảo đảm phục vụ thị trường trong nước. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên hiện nay là mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên một lần nữa khẳng định, nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu thị trường trong nước từ nay tới cuối năm luôn được bảo đảm.
Để ổn định thị trường, tránh những thông tin không đúng về tình trạng nguồn cung xăng dầu trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng để bảo đảm duy trì bán hàng liên tục.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các cục quản lý thị trường địa phương chủ trì hoặc phối hợp với Sở Công Thương các địa phương và các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra thường xuyên, đột xuất để kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đồng thời yêu cầu, Vụ Thị trường trong nước yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu để bảo đảm cung ứng đầy đủ, liên tục xăng, dầu cho thị trường; trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ quy định, Bộ Công Thương sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh.
Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối, một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng, dầu cho thị trường.
"Không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân" Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công thương cần chủ động hơn trong điều hành, tuyệt đối không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Chiều nay, 8/2, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Báo...