Bộ Công Thương lập Hội đồng kỷ luật Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước
Bộ Công Thương vừa thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước.
Theo thông tin đăng tải trên báo Dân Trí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công chức đối với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước.
Việc thành lập Hội đồng kỷ luật của Bộ Công Thương để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Trần Duy Đông do vi phạm quy chế làm việc của Bộ này.
Hội đồng kỷ luật do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm Chủ tịch. Hội đồng kỷ luật có 3 ủy viên gồm bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương; ông Đào Minh Hải, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Công Thương; ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ.
Bộ Công Thương cũng đã gia hạn thời hạn xử lý kỷ luật đối với ông Trần Duy Đông thêm 2 tháng (đến hết ngày 24/10/2019). Lý do gia hạn do Bộ Công Thương đưa ra là do vụ việc này có liên quan đến nhiều người, báo Người Lao Động thông tin.
Vụ trưởng Trần Duy Đông bị xem xét kỷ luật. – Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM
Trước đó, vào tháng 5/2019, báo Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, Thanh tra Bộ Công Thương đã hoàn tất kết luận thanh tra, xác minh đơn tố cáo tại Vụ Thị trường trong nước. Theo đó, ông Đông bị cấp dưới tố cáo không đủ tiêu chuẩn làm vụ trưởng theo quy định, không sinh hoạt Đảng bốn lần trong năm, vi phạm điều lệ Đảng. Ông còn bị tố cáo đã chỉ đạo cấp dưới can thiệp vào quá trình lấy phiếu tín nhiệm cho các chức danh trưởng, phó phòng nhằm đưa nhân sự do ông Đông giới thiệu đạt số phiếu cao.
Video đang HOT
Thanh tra Bộ Công Thương cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm trong trường hợp này là không cần thiết. Vụ Thị trường trong nước tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo cấp phòng ba lần là không hợp lý. Đồng thời, vụ chưa thống nhất trong việc công khai kết quả bỏ phiếu làm phát sinh khiếu nại, thắc mắc của công chức. Nội dung đơn phản ánh đúng thực tế.
Về việc không sinh hoạt Đảng, Bộ Công Thương kết luận việc Chi bộ Vụ Thị trường trong nước không sinh hoạt bốn tháng trong năm 2018 là vi phạm quy định điều lệ Đảng. Vụ trưởng Trần Duy Đông, với tư cách bí thư chi bộ, có trách nhiệm trong việc này.
Trong kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Công Thương cũng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chấn chỉnh công tác quản lý công chức, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân liên quan.
PV
Theo Ngaynay
Hai Bộ trưởng chủ trì hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA
Lần đầu tiên, Việt Nam ký kết một Hiệp định thương mại tự do có những cam kết sâu rộng với 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EVFTA) với nhiều nội dung mới lạ và nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến ngành nông nghiệp.
Sáng nay (21/8) Bộ Công thương phối hợp với Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị với chủ đề: "Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý".
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết trong tháng 6, dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2020, đây là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Trong đó đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên; củng cố mối quan hệ song phương theo định hướng chiến lược, toàn diện và bền vững.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, phải thừa nhận nền nông nghiệp của Việt Nam còn những điểm yếu và chưa hoàn thiện. Việc các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần có cơ hội, thời gian ngồi lại cùng nhau, hỗ trợ để chuẩn bị cho công tác thực hiện khi EVFTA có hiệu lực trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: "Việt Nam có nền nông nghiệp còn những điểm yếu và chưa hoàn thiện".
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Hội nghị lần này là một chương trình khá đặc biệt. Bởi chưa bao giờ ở nước ta có hiệp định nào chưa phê chuẩn mà đã diễn ra những hội nghị quan trọng như thế. Với EVFTA, chúng ta ý thức được tầm quan trọng của hiệp định".
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Cường, tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, hiệp định lần này càng có vai trò đặc biệt. Đây là lĩnh vực hết sức quan trọng trong nền kinh tế, doanh số xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua là trên 300 tỷ USD, so với 1 nước đang phát triển là rất tốt.
"Trong hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã ý thức vươn lên, xuất khẩu được sản phẩm ra 185 nước trên thế giới, với nhiều loại hàng hóa. Trong đó có nhiều thị trường khó tính như các nước trong khối EU. Sự trưởng thành của nông nghiệp Việt Nam là đáng tin tưởng, trong đó có nhiều nhóm ngành hàng nông nghiệp trở thành thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam", ông Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: "Chúng ta phải xác đinh nhóm ngành hàng nào là chính".
Đánh giá EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhất, sâu rộng nhất, Bộ trưởng NNPTNT cho rằng cần xác đinh nhóm ngành hàng nào là chính để tập trung chứ không thể làm tản mạn. Ví dụ như đối với ngành nông nghiệp thì đẩy mạnh xuất khẩu nhóm ngành hàng rau quả, cà phê, thủy sản (tôm, cá tra),... gỗ và sản phẩm gỗ.
"EVFTA đặt ra nhiều áp lực, doanh nghiệp phải xác định cùng nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu như vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, VSATTP, truy nguyên nguồn gốc... để mở rộng thị trường sang các nước trong khối EU", ông Cường đề nghị.
Bộ trưởng NNPTNT cũng lưu ý, nếu chúng ta làm thương hiệu kém, sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đồng thời khi hàng rào thuế quan của rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được gỡ bỏ, hàng hóa thậm chí không được người tiêu dùng trong nước tin dùng, hàng hóa nhập ngoại sẽ tràn vào cũng là nguy cơ cho sản xuất của Việt Nam.
Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ NNPTNT, các địa phương... cần sớm hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính. Đồng thời chính quyền địa phương cần triển khai nội dung của hiệp định đến người nông dân.
Các đại biểu dự Hội nghị.
"Các bộ, ngành cần chuẩn bị chiến lược, căn cơ ra làm sao. Sự chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì thắng lợi trong thực hiện hiệp định càng lớn bấy nhiêu. Các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị chu đáo, xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể để bước vào cuộc chiến", ông Cường chia sẻ.
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, EVFTA là một dấu ấn quan trọng không phải chỉ Việt Nam mà trên toàn cầu. Giữa thời điểm diễn biến thế giới nhiều vấn đề phức tạp thì đây là một cơ hội cho Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
"Chính phủ chỉ đạo quyết liệt công tác chuẩn bị trước khi hiệp định được phê chuẩn. Nhiều lĩnh vực cam kết hết sức sâu rộng. Đây cũng là hiệp định đầu tiên có nhiều nội dung mới, lạ đối với lĩnh vực nông nghiệp và liên quan nhiều đến lĩnh vực nông nghiệp... mà các địa phương, doanh nghiệp và người nông dân phải tìm hiểu và nắm bắt, từ đó thực hiện thì mới hội nhập sâu rộng được", ông Thái nói.
Theo Danviet
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, hiện đang điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động tối 8.1, một nguồn tin từ Bệnh viện Bạch Mai (TP.Hà Nội) cho biết ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, hiện được điều trị tại bệnh viện này....