Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại 4 tỉnh biên giới
Từ 26/9 – 7/10, Đoàn công tác liên ngành của Bộ Công Thương sẽ kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại biên giới và hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai.
Công chức Hải quan Ga Ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn kiểm soát chủng loại hàng hóa thông quan qua cửa khẩu ga. Ảnh minh họa: Quang Duy/TTXVN
Theo đó, tại Quyết định thành lập Đoàn công tác liên ngành, Bộ Công Thương cử Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) làm trưởng đoàn, cùng đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương); đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).
Ngoài ra, còn có đại diện các Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Y tế, Giao thông Vận tải và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nội dung làm việc của đoàn công tác là kiểm tra tình hình thực thi Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.
Cùng đó, đoàn công tác liên ngành cũng tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động thương mại biên giới theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.
Video đang HOT
Đặc biệt, Đoàn công tác sẽ kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.
Đồng thời, đoàn công tác còn kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất về tình hình thực hiện các quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan.
Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu năm đến nay, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn liên tục giảm do lượng tiêu thụ trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.
Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn liên tục giảm do lượng tiêu thụ trong nước vẫn chậm. Ảnh: TTXVN
Thống kê cho thấy, trong tháng 7 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 10,02 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh với trị giá 21,58 triệu USD, giảm 31,2% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với cùngkỳ năm trước.
Cùng với đó, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 55,21 nghìn tấn, trị giá 117,5 triệu USD, giảm 42,1% về lượng và giảm 46,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, với mức giá nhập khẩu trung bình đạt 2.153 USD/tấn, bình quân thịt lợn nhập khẩu có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Giá bán ra tại thị trường hiện cũng phổ biến ở mức từ 55.000 - 99.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại các đại lý sườn non nhập khẩu có giá dao động từ 80.000 - 99.000 đồng/kg; sườn sụn nhập khẩu từ 80.000 - 95.000 đồng/kg; thịt nạc dăm nhập khẩu dao động từ 85.000 - 99.000 đồng/kg.
Ngoài ra, đùi nhập khẩu tại các siêu thị bán lẻ dao động từ 145.000 - 160.000 đồng/kg, đại lý uy tín tại TP Hồ Chí Minh giá dao động từ 80.000 - 99.000 đồng/kg.
Cũng theo các đại lý bán buôn, giá móng giò trước nhập khẩu dao động từ 55.000 - 61.000/kg; móng giò sau nhập khẩu từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, bắp giò nhập khẩu từ 55.000 - 65.000 đồng/kg; sườn cốt lết nhập khẩu thường có 2 loại nên giá cũng khác nhau. Đơn cử như sườn cốt lết có cây lớn, bẹ lớn giá từ 65.000 - 75.000 đồng/kg; sườn cốt lết cây vừa, bẹ vừa giá từ 78.000 đồng - 88.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt lợn trong nước có giá cao hơn từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với giá thịt lợn nhập khẩu.
Khảo sát từ một số cửa hàng thịt lợn tại các chợ trên địa bàn Hà Nội dao động 100.000 - 150.000 đồng/kg; trong đó, thịt ba chỉ, sườn non là nhóm có giá cao nhất.
Tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị hầu hết thịt lợn phổ biết từ 68.000 - 180.000 đồng/kg. Chẳng hạn như sản phẩm thịt lợn mát Meat Deli tại winmart.vn đang được bán với giá trong khoảng 99.900 - 177.900 đồng/kg. Trong số đó, thịt nạc xay và ba chỉ đang có giá bán tương ứng với mức 157.900 đồng/kg và 177.900 đồng/kg.
Ngoài ra, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market trên toàn quốc, từ ngày 1-14/9, Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam sẽ triển khai chương trình "bán thịt lợn tươi không lợi nhuận" với cốt lết 89.900 đồng/kg, thịt đùi/thịt vai 98.900 đồng/kg, thịt ba chỉ 119.900 đồng/kg...
Mặc dù thịt lợn nhập khẩu có mức giá rất cạnh tranh so với giá thịt lợn trong nước nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Lý giải nguyên nhân này, các chuyên gia cho rằng thịt lợn đông lạnh hiện tại vẫn nhập về chủ yếu phục vụ nhà hàng, quán ăn.... Thế nhưng, sau đại dịch các đầu mối này cũng hạn chế lấy thịt lợn nhập khẩu khiến giá liên tục đi xuống.
Hơn nữa, dù giá thịt nhập khẩu thấp hơn thịt lợn trong nước nhưng do thói quen tiêu dùng, nhiều người Việt chỉ ưa chuộng thịt nóng nên dù giá rất thấp nhưng khó tiêu thụ.
Nhận định từ Cục Xuất nhập khẩu cũng cho thấy, việc nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu phục hồi chậm nhưng mức giảm đang dần thu hẹp lại trong mấy tháng gần đây nhờ các nhà hàng, quán ăn, các khu du lịch hoạt động trở lại nên tiêu thụ thịt nhiều hơn.
Tuy nhiên, thịt lợn nhập khẩu vẫn không dễ cạnh tranh với thịt lợn trong nước, nhất là trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước đang đứng ở mức hợp lý đối với cả người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, tháng 7 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 61,48 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt với trị giá 140,56 triệu USD, giảm 5,2% về lượng, tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 350,86 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 789,08 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Dư địa xuất khẩu sang EU còn nhiều nếu doanh nghiệp tận dụng tốt EVFTA Sau 2 năm Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt những lợi thế đa dạng từ hiệp định này. Tuy nhiên, theo đánh giá, thị phần hàng Việt tại thị trường EU hiện vẫn còn thấp và còn có tiềm năng phát triển hơn nữa....