Bộ Công thương kiến nghị không tạm ngừng nhập khẩu loại máy đào tiền ảo
Đề xuất cấm nhập máy đào tiền ảo của Bộ Tài chính được Bộ Công Thương cho là chưa phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương nên đã kiến nghị Thủ tướng không áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu máy này.
Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc quản lý nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động (mã HS 8471.80.90), trong đó dẫn hàng loạt ý kiến của các Bộ, ngành góp ý về biện pháp tạm ngừng nhập máy đào tiền ảo.
Máy đào tiền ảo Bitcoin. (Ảnh: Zing)
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, Bộ Công an đều nhất trí tạm ngừng nhập khẩu máy đào tiền ảo. Bộ Thông tin và Truyền thông thì kiến nghị không thực hiện biện pháp hạn chế nhập khẩu bởi chưa thể xác định cụ thể mã số phân loại hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa này. Nếu thực hiện biện pháp này, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.
Để đảm bảo thống nhất trong quản lý, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng sản xuất, lắp ráp các loại máy đào tiền ảo, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng bổ sung cấm các hoạt động sản xuất, lắp ráp máy đào tiền ảo tại Việt Nam. Với lượng máy đã nhập khẩu thời gian qua, cần tăng cường biện pháp quản lý như có cho phép tiếp tục sử dụng hay không hoặc cấp giấy phép để quản lý…
Trong tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương nêu quan điểm, phạm vi ảnh hưởng của biện pháp áp dụng tạm ngừng nhập khẩu với nhóm hàng có mã số HS 8471.80.90 là rất rộng.
Theo thống kê của hải quan, năm 2017, Việt Nam đã nhập hơn 27,2 triệu sản phẩm và 5 tháng đầu năm 2018 nhập hơn 15 triệu sản phẩm.
Video đang HOT
Chính vì vậy, Bộ Công Thương nêu rõ, việc áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong khi Bộ Tài chính chưa xác định được cụ thể mã HS đối với các mặt hàng cần quản lý sẽ chưa phù hợp với Khoản 4, Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương.
Hơn nữa, các loại máy, thiết bị dùng để đào tiền ảo là những mặt hàng đa dụng, được sử dụng vào các hoạt động khác nhau. Vì vậy, Bộ Công Thương lo ngại việc tạm ngừng nhập khẩu sẽ gây ra tác động tiêu cực, ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có sử dụng các thiết bị này.
Cũng theo Bộ Công Thương, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về biện pháp quản lý trong nước đối với các loại tiền ảo cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng máy xử lý dữ liệu tự động để khai thác tiền ảo.
Nếu áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu sẽ không đảm bảo được sự toàn diện, hiệu quả cũng như không đạt mục tiêu quản lý do sự đa dạng của các thiết bị đào tiền ảo, đặc biệt trong thời đại Cách mạng 4.0 và sự bùng nổ công nghệ hiện nay.
Từ những lập luận trên, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng không áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu máy đào tiền ảo.
Khánh Linh (T/h)
Nhiều lo ngại về kiểm soát lạm phát 2018
Mặc dù Chính phủ cho biết sẽ nỗ lực để kiểm soát lạm phát 2018 dưới 4% như mục tiêu đã đề ra, song vẫn có nhiều ý kiến lo ngại về vấn đề này trong bối cảnh các yếu tố khách quan tác động tới lạm phát đang hiện hữu. Trong tương lai gần, các chuyên gia cũng cho rằng, nếu năm 2018 có thể kiểm soát được thì tới 2019 vấn đề lạm phát sẽ chịu sức nén của việc kiểm soát từ 2018 và sẽ có thể có những bùng nổ.
Mục tiêu khó đạt
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nối tiếp đà tăng của quý II, lạm phát vẫn được giữ ở mức cao trong quý III/2018. Theo đó, sau khi tăng cao lên 4,67% của quý II, lạm phát toàn phần đã suy giảm nhẹ trong quý III và duy trì ở mức 3,98%. Tính chung lạm phát cả năm 2018 đến hết tháng 9 đang ở mức 3,57%.
Theo đánh giá, lạm phát quý III tuy không còn tăng cao như quý trước nhưng vẫn giữ ở mức cao, chủ yếu đến từ việc giá thực phẩm tiếp tục phục hồi mạnh và sự điều chỉnh tăng giá xăng dầu liên tục.
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự gia tăng của CPI trong năm nay là giá lương thực, thực phẩm phục hồi mạnh so với năm 2017. Sau khi chạm mức đáy trong vòng 30 năm, giá thịt lợn trong năm 2018 đã phục hồi rất mạnh do mất cân đối cung - cầu khi nhiều hộ chăn nuôi đã bỏ nuôi lợn sau khủng hoảng dư cung thịt lợn năm ngoái, giá lợn hơi quý III đã tăng 200% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, báo cáo của Viện này cũng cho biết, các dịch vụ công đóng góp lớn cho sự gia tăng CPI trong 9 tháng đầu năm 2018. Cụ thể,việc các địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BHYT của Bộ Y tế đã làm cho giá mặt hàng này tăng tới 18,26% và làm CPI chung tăng 0,71%. Trong khi đó, việc các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cũng làm CPI nhóm hàng giáo dục tăng 7,02% và tăng CPI tổng 0,36%.
Một vấn đề về lạm phát được người dân quan tâm nhất là giá mặt hàng xăng dầu. Thông thường, việc giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng sẽ kéo theo nhiều loại mặt hàng khác tăng theo do chi phí vận chuyển tăng lên. Trong bối cảnh giá năng lượng thế giới liên tục hồi phục thời gian qua sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát thời gian tới.
Quý cuối cùng của năm 2018 khi không còn các yếu tố thuận lợi hỗ trợ như năm 2017, theo dự báo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, lạm phát các tháng có khả năng sẽ vượt quá mốc 4% và một tín hiệu cho thấy khả năng này là giá xăng đã tiếp tục tăng mạnh từ chiều ngày 6/10/2018.
Áp lực lạm phát gia tăng cộng với sức ép mất giá tiền tệ khi Fed liên tục gia tăng lãi suất làm tăng khả năng NHNN phải tăng nhẹ lãi suất điều hành nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 4% và ổn định tỷ giá trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, "với tham vọng thúc đẩy tăng trưởng của Chính phủ, chúng tôi cho rằng khả năng này vẫn ở mức thấp", PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho biết. Theo đó, Viện Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách dự báo, quý IV năm 2018, lạm phát của Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 4,25%.
"Mức mục tiêu 4% như những năm vừa qua là khó có thể đạt được trong bối cảnh bất lợi như vậy. Đồng USD ngày càng mạnh lên khi Fed liên tục nâng lãi suất, khiến cho tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục có những biến động tương đối mạnh như thời gian qua. Việc tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối hoặc nâng lãi suất để ổn định giá trị đồng VND trong ngắn hạn đều có thể dẫn tới những rủi ro cho nền kinh tế", PGS. TS Nguyễn Đức Thành nói, đồng thời cho rằng chỉ tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ đạt được nếu không có cú sốc lớn nào về giá năng lượng trong qúy IV.
Khó kiểm soát lạm phát trong 2019?
Về vấn đề giá xăng dầu tăng trong thời gian tới sẽ tác động tới lạm phát năm 2018 như thế nào, TS. Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, việc tăng giá xăng dầu tác động trễ tới lạm phát. Lạm phát sẽ tăng mạnh vào tháng thứ 2, 3, 4 sau khi xăng dầu tăng giá và kéo dài hơn 1 năm sau. Ông cũng cảnh báo, lạm phát năm 2018 có thể giữ được mục tiêu 4%, nhưng từ 2019 kiểm soát lạm phát khó khăn hơn.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng: Lạm phát năm 2019 sẽ vượt xa mức mục tiêu 4% mà Chính phủ và Quốc hội đặt ra cho những năm gần đây. Thay vì đặt ra những mục tiêu chưa được tính toán kỹ, Chính phủ thời gian tới cần có những biện pháp mạnh để kiềm chế rủi ro lạm phát tăng cao".
Theo chuyên gia Phạm Thế Anh, ngoài tác động tăng giá chung của giá xăng dầu thế giới còn là thách thức với điều hành tiền tệ của Việt Nam. "Chính sách tiền tệ cần thận trọng ở tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền. Năm nay có thể không cần phải thúc đẩy tăng tín dụng lên 15-16% như những năm trước mà chúng ta có thể tăng ở mức 10% để phòng ngừa lạm phát. Từ đầu năm đến nay, mức tăng tín dụng khoảng 10% thì chúng ta không nhất thiết phải cố gắng thúc đẩy đạt mục tiêu 16-17% sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế. Trong khi đó, tăng trưởng của Việt Nam không hề xấu, con số Chính phủ báo cáo đã vượt kế hoạch. Chúng ta phải thận trọng để cân đối vĩ mô khác, đặc biệt là phòng ngừa lạm phát", TS. Phạm Thế Anh nói.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, lạm phát đã xảy ra chống lại rất khó, trong khi phòng ngừa lạm phát dễ hơn rất nhiều. "Khi lạm phát xảy ra, chúng ta có biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng cái giá của việc chống lạm phát rất lớn bởi một trong những giải pháp chống lạm phát là tăng lãi suất. Nếu tăng lãi suất sẽ giết chết DN và làm giảm tăng trưởng trong dài hạn", TS. Phạm Thế Anh cảnh báo thêm.
Liên quan vấn đề điều hành tỷ giá, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, hiện nay chúng ta đang điều hành tỷ giá với mục tiêu ổn định, nhưng ổn định chỉ nên ở mức tương đối, nếu tỷ giá ổn định quá trong khi Nhân dân tệ đang mất giá nhiều hơn so với USD thì hàng hóa Trung Quốc sẽ tuồn vào Việt Nam với giá rất rẻ. Hàng hóa Trung Quốc vốn đã rất rẻ những nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá so với đồng USD nữa thì càng rẻ hơn, điều này không những ảnh hưởng tới lạm phát mà còn làm cho hàng hóa của DN Việt khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, đây là vấn đề rủi ro rất lớn cho nền kinh tế. Do đó, chuyên gia này cho rằng, điều chỉnh tỷ giá tiền đồng Việt Nam với USD là cần thiết, và nên điều chỉnh theo hướng cân bằng giữa biên độ tỷ giá của Nhân dân tệ với USD và tiền đồng với USD hiện nay.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, lạm phát mang tính mùa vụ và đang có xu hướng tăng lên vì thông thường lạm phát tăng vào cuối năm, cuối năm cũng là thời kỳ tín dụng tăng, giải ngân đầu tư công tăng lên. Cùng với yếu tố bất định của kinh tế thế giới, đặc biệt giá dầu có thể tiếp tục tăng, xu hướng lạm phát của Việt Nam tăng lên và khả năng lan rộng sang năm 2019. Chưa kể, các yếu tố kìm nén lạm phát của 2018 (như việc không tăng giá điện trong năm 2018...) sẽ là yếu tố gây sức ép cho lạm phát 2019 nếu được áp dụng. Do đó, điều hành của Chính phủ cần phải thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ, thắt chặt, kiểm soát tín dụng.
Hoài Anh
Theo baohaiquan.vn
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) gồm 10 chương, 137 điều đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đóng góp rộng rãi đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới đáng chú ý so với Luật Chứng khoán hiện hành. Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới đáng chú ý so...