Bộ Công Thương gấp rút nhập khẩu than từ Nam Phi cho sản xuất điện
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi để tìm nguồn than nhập khẩu ổn định, chất lượng cao.
Trong buổi làm việc với ngài Mpetjane Kgaogelo Lekgoro, Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam sáng 2/4, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam đang có nhu cầu lớn về nguồn nguyên nhiên vật liệu, trong đó có than. Việc đa dạng hoá và tìm nguồn cung ứng than tiềm năng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Nam Phi hiện sản xuất gần 260 triệu tấn than năm 2020, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 30%. Các loại than do Nam Phi sản xuất là than có chất lượng tốt, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than và ngành sản xuất của Việt Nam.
Do đó, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Nam Phi hỗ trợ giới thiệu, kết nối các đối tác tiềm năng của Nam Phi trong lĩnh vực than, khoáng sản với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc…để đi đến ký kết hợp đồng, đưa các chuyến hàng than về Việt Nam ngay trong tháng 4, tháng 5 tới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đại sứ nước Cộng hòa Nam phi
Đáp lại, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro khẳng định, sẽ trao đổi ngay với Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Nam Phi về việc cung ứng than cho Việt Nam cũng như hỗ trợ kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu than của hai nước. Ngoài ra, Đại sứ Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cũng đề nghị phía Việt Nam tạo thuận lợi để một số mặt hàng có thế mạnh của Nam Phi có thể tiếp cận thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
Hiện kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi vẫn duy trì ổn định ở mức trên 1,39 tỷ USD. Nam Phi cũng là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.
Trước đó, ngày 1/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng để tháo gỡ tình trạng thiếu than cho sản xuất điện.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong quý I/2022, lượng than đã được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của EVN thiếu hụt 1,36 triệu tấn. Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than của EVN đã phải dừng và giảm phát, khiến toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than.
Trong khi đó, thời gian tới, đặc biệt vào thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, việc sản xuất điện từ nhiên liệu than đóng vai trò hết sức quan trọng cho đảm bảo cung cấp điện, đặc biệt là các tháng 4, 5, 6, 7 tại khu vực miền Bắc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp khẩn về các vấn đề 'nóng' của ngành Công Thương
Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì các cuộc họp quan trọng về các vấn đề "nóng" của ngành về bảo đảm nguồn cung ứng than cho sản xuất điện và xử lý một số vấn đề liên quan đến điện mặt trời áp mái.
Bảo đảm nguồn cung ứng than cho sản xuất điện
Chiều ngày 1/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie về kế hoạch nhập khẩu than giúp Việt Nam giữ vững an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong đó, Bộ trưởng đã đề nghị phía Australia cân đối sản lượng than trong nước để cung cấp cho phía Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết hiện nay nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đang tăng nhanh trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19. Nhu cầu tăng nhanh, đứt gãy chuỗi vận tải xảy ra cục bộ ở nhiều nơi đã gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động cung ứng than cho sản xuất điện ở nhiều nước trên thế giới.
Đánh giá cao năng lực khai thác và xuất khẩu than đá của Australia (lên tới hơn 200 triệu tấn than/năm với giá trị xuất khẩu khoảng gần 40 tỷ USD/năm), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Úc hỗ trợ kết nối các nhà cung cấp của Australia với các Tổng Công ty nhà nước của Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để cung ứng mỗi năm khoảng 5 triệu tấn than cho sản xuất điện ở Việt Nam. Bộ trưởng đề nghị Đại sứ hỗ trợ thúc đẩy để tổ chức ngay cuộc họp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hai bên để sớm thống nhất các hợp đồng mua bán than, đưa các chuyến hàng than đá từ Australia về Việt Nam ngay trong tháng 4 này.
Bên cạnh việc cung cấp khối lượng than ổn định, chất lượng tốt, Bộ trưởng cũng lưu ý và đề nghị phía Australia xem xét, cung ứng than cho Việt Nam với giá hợp lý để có giá thành sản xuất điện ở mức phù hợp, đảm bảo mục tiêu đủ điện cho sản xuất và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam.
Đại sứ Robyn Mudie khẳng định phía Autralia có đủ năng lực sản xuất, khai thác, chế biến, công nghệ, cơ sở hạ tầng để cung cấp than cho Việt Nam. Đại sứ cho biết sẽ ngay lập tức chuyển yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về nước và tổ chức ngay cuộc họp giữa cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cung cấp, nhập khẩu than của hai nước như phía Việt Nam đề nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với các Tập đoàn lớn về cung ứng than cho sản xuất điện.
Trước đó, trong buổi sáng ngày 1/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp khẩn với 3 tập đoàn lớn, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị chức năng liên quan để thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2022 và cung ứng đủ than cho sản xuất điện.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, do tình hình cung cấp than cho sản xuất điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc chưa đủ theo Hợp đồng mua bán than đã ký, nên dự báo có thể thiếu hụt khoảng 3.000 MW nhiệt điện than trong năm 2022.
Tại buổi làm việc, đại diện các Tập đoàn đã báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc có thể huy động bổ sung khoảng 3.700 MW để bù đắp vào sản lượng nhiệt điện than thiếu hụt. Trong đó nguồn năng lượng tái tạo khoảng 1.000 MW, nguồn thủy điện khoảng 300 MW, nguồn điện khí khoảng 1.200 MW, nguồn nhiệt điện than khoảng 1.200 MW. Như vậy, có thể khẳng định năm 2022 không thiếu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo Kế hoạch huy động và vận hành hệ thống điện quốc gia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các tập đoàn thực hiện ngay các giải pháp nhằm huy động bổ sung sản lượng phát điện từ các nguồn bổ sung. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất nhiên liệu sơ cấp trong nước; tăng cường ký kết các hợp đồng mua bán than, khí với các đối tác truyền thống và các đối tác mới. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để bảo đảm huy động tối đa các nguồn điện. Đặc biệt, giải quyết ngay những vướng mắc trong hợp đồng mua bán nhiên liệu sơ cấp, mua bán điện giữa các bên.
Về dài hạn, Bộ trưởng yêu cầu các Tập đoàn phối hợp chặt chẽ để báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính và cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến giá điện, giá nhiên liệu sơ cấp, vướng mắc trong thanh quyết toán liên quan đến sản xuất điện.
Thành lập ba đoàn kiểm tra các dự án điện mặt trời
Cũng trong chiều ngày 1/4,Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ về các vấn đề liên quan đến điện mặt trời áp mái.
Theo báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương dự kiến tổ chức các đoàn kiểm tra chia thành 2 đợt. Đợt một được thực hiện ngay tại thời điểm ngày 5/3/2021 và tiến hành kiểm tra đối với 10 tỉnh, thành phố có tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà lớn. Đợt kiểm tra thứ 2 dự kiến sẽ thực hiện vào thời điểm tháng 5 và tháng 6/2021. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên kế hoạch kiểm tra đợt 2 đã tạm dừng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, việc tạm dừng kiểm tra là lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, hiện tại, dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, việc đi lại giữa các địa phương được nới lỏng, công tác kiểm tra, giám sát đợt 2 đã có thể thực hiện được. "Đây là vấn đề quan trọng cần được tập trung xử lý, không thể chậm trễ, kéo dài", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Sau cuộc họp chiều 1/4, Bộ Công Thương đã thành lập 3 đoàn kiểm tra để tiếp tục thực hiện công việc rà soát, giám sát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà, với thành phần đoàn tham gia gồm Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực, Thanh tra Bộ Công Thương, Vụ Pháp chế, Sở Công Thương địa phương và Điện lực các địa phương. Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 10/4/2022.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật khẩn trương rà soát về phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời mái nhà theo đúng thẩm quyền. Trên cơ sở kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương, báo cáo của các tỉnh, thành, địa phương, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, đánh giá kết quả tích cực và những tồn tại trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan; đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nguy cơ thiếu than cho sản xuất điện, Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1225/BCT-DKT ngày 11/3/2022 về việc "đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện". Sàng tuyển, bốc rót, tiêu thụ than tại Công ty Tuyển than Cửa Ông, quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Đán/TTXVN Tại văn bản này, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và...