Bộ Công Thương: Đủ nguồn cung xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng
Bộ Công Thương đã yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước trước biến động của thị trường xăng dầu thế giới.
Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu. Ảnh minh họa: TTXVN
Trước biến động của thị trường xăng dầu thế giới về cung cầu và giá ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đã yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, cung ứng đủ, liên tục nguồn hàng xăng dầu cho các đơn vị tiêu thụ trong hệ thống.
Cùng với đó, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu theo dõi sát diễn biến nguồn hàng, trường hợp gặp khó khăn, vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo về Bộ Công Thương để có phương án xử lý kịp thời.
Báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và một số Sở Công Thương cho thấy, hiện nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước vẫn đang được các doanh nghiệp đầu mối cung cấp đầy đủ, đồng thời các doanh nghiệp cam kết sẽ bảo đảm nguồn cung liên tục, không bị gián đoạn cho hệ thống bán lẻ xăng dầu.
Video đang HOT
Riêng với trường hợp nguồn cung từ các nhà máy sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các nguồn nhập khẩu hợp lý để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, để bảo đảm việc thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra, giám sát việc bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, xử lý nghiêm các thương nhân có hành vi vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu.
Bộ Công Thương khẳng định, hiện nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và đời sống của người dân./.
Theo Uyên Hương/BNEWS/TTXVN
Đầu năm 2019: Giá thịt lợn, xăng dầu, tỷ giá sẽ ổn định
Giá dầu, thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng lạm phát năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018.
Theo phân tích của đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), có nhiều yếu tố có thể tác động lên mặt bằng giá trong năm 2019. Đơn cử, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường; giá nhóm dịch vụ chuyển từ phí sang giá; biến động phức tạp của giá xăng dầu và các hàng hóa cơ bản khác trên thị trường; xu hướng tăng giá của đồng USD tác động đến tỷ giá trong nước.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính nhấn mạnh, với giá dầu giảm mạnh, lạm phát tháng 12/2018 so với cùng kỳ năm trước chỉ còn ở mức 2,98%, giảm mạnh so với mức 3,89% trong tháng 10/2018.
"Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2019 bởi mức khởi điểm của lạm phát trong tháng đầu năm tới nhiều khả năng cũng ở mức dưới 3% sau khi liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong phiên đầu năm", ông Độ nói.
Cũng theo ông Độ, mức lạm phát thấp so với cùng kỳ của tháng đầu năm 2019 sẽ có tác động tích cực đến lạm phát cùng kỳ của tất cả các tháng trong năm cũng như lạm phát trung bình của năm 2019. Hơn nữa, trên thực tế, việc kiềm chế lạm phát trong năm 2019 không chỉ thuận lợi do giá dầu giảm mà còn do nhiều yếu tố khác.
Theo đại diện Viện Kinh tế Tài chính, giá thịt lợn sau khi đã đạt mức trên 50.000 đồng/kg (thuộc hàng cao nhất thế giới) đã chững lại, tức là đóng góp vào lạm phát năm 2019 sẽ bằng 0 hoặc âm. Bên cạnh đó, áp lực tỷ giá trong năm 2019 được dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2018, bởi kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng chậm lại và lộ trình tăng lãi suất của FED cũng đang ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhu cầu với đồng USD không còn mạnh như trước.
Toàn cảnh Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019". Ảnh:T.N
Hơn nữa, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có chiều hướng dịu bớt lại. Khi cả kinh tế Mỹ và Trung Quốc cùng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau, việc gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả bên thứ ba là các nước còn lại. Điều này sẽ khiến tỷ giá đồng Nhân dân tệ ổn định hơn trong năm 2019.
Ông Độ nhận định: "Cả 3 yếu tố khiến cho lạm phát những tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là giá dầu, thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng lạm phát năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018".
TS Lê Quốc Phương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, giá hàng hóa thế giới năm 2019 được dự báo có thể tăng và việc Fed dự định tăng tiếp lãi suất ít nhất 2 lần trong năm 2019. Từ đó, đồng USD sẽ tăng giá tạo sức ép lên tỷ giá và gây sức ép lên lạm phát.
Về các yếu tố trong nước, mục tiêu tăng trưởng GDP tương đối cao, trong khi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng chưa đổi mới căn bản cũng là nguyên nhân tạo sức ép lên lạm phát. Bên cạnh đó, việc một số địa phương tiếp tục tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục theo lộ trình; giá điện được duy trì ở mức tương đối thấp khá lâu cũng có thể tăng, thuế đánh vào xăng dầu tăng kịch trần là những yếu tố gây tăng lạm phát.
Tuy nhiên, theo phân tích của ông Phương, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi để kiềm chế lạm phát. Theo đó, CPI các năm gần đây đều thấp dưới 4%, lạm phát cơ bản cũng đạt thấp dưới 2%; cung hàng hóa tương đối dồi dào; kinh tế vĩ mô ổn định,... "Với những yếu tố thuận lợi, nếu triển khai thực hiện tốt các giải pháp thì hoàn toàn có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2019", ông Phương nói.
Triệu Vy
Theo vietq.vn
Bộ Công Thương đề nghị lùi ngày tăng thuế môi trường với xăng dầu Nếu tăng thuế môi trường với xăng từ đầu năm 2019, theo Bộ Công Thương, sẽ ảnh hưởng tới điều hành lạm phát. Tại phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá sáng 28/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết nên cân nhắc về thời điểm tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng. Theo dự kiến, từ 1/1/2019,...