Bộ Công Thương đề nghị mở thêm điểm bán hàng lưu động tại TP HCM
Bên cạnh các điểm bán hàng hiện có ở TP HCM và các địa phương phía Nam, cần tiếp tục mở thêm các điểm bán hàng cố định và lưu động tại các khu đông dân cư để kịp thời phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Ngày 8-7, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ( Bộ Công Thương ), đã ký văn bản gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối về việc tăng cường cung ứng hàng hóa cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Các siêu thị ở TP HCM tăng lượng hàng hoá để phục vụ nhu cầu của người dân – Ảnh: Thanh Nhân
Theo Vụ Thị trường trong nước, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm hỗ trợ TP HCM và các tỉnh, TP phía Nam đảm bảo đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối truyền thống và hiện đại chủ động liên hệ với Sở Công Thương TP HCM và các tỉnh, TP phía Nam để xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Đồng thời, dự trữ, chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu trong hệ thống đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân theo mức độ cao nhất của dịch Covid-19.
Vụ Thị trường trong nước cũng nhấn mạnh, bên cạnh các điểm bán hàng hiện có, tiếp tục mở thêm các điểm bán hàng cố định và bán hàng lưu động tại các khu đông dân cư (quận, huyện, phường, xã, thị trấn, thị tứ…) để kịp thời phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có phương án mở các điểm bán hàng mới trong trường hợp cơ sở phân phối bị đóng cửa (do có ca mắc Covid-19) để kịp thời phục vụ người tiêu dùng cả trong điều kiện bình thường hay cách ly, giãn cách xã hội.
Phía Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối tăng cường triển khai các phương thức bán hàng trực tuyến (thương mại điện tử, đi chợ hộ…), để phục vụ tối đa nhu cầu nhân dân trong điều kiện dịch bệnh, khi người dân đang phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội.
Để đảm bảo vận chuyển thông suốt hàng hóa thiết yếu, Bộ Công Thương đề nghị có phương án tổ chức đội xe, lái xe đảm bảo an toàn dịch bệnh để ra, vào vùng dịch theo đúng quy định của ngành y tế và giao thông vận tải.
Dấu hiệu tích cực từ nhập siêu 6 tháng đầu năm
Sau nhiều năm liên tục xuất siêu, 6 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nước ta chuyển sang nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,86 tỷ USD) làm dấy lên một số ý kiến quan ngại.
Theo nhiều chuyên gia, việc nhập siêu lại cho thấy nhiều điểm tích cực trong bối cảnh dịch bệnh.
Không lo ngại nhập siêu
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%).
Ở chiều ngược lại, 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,86 tỷ USD).
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, so với kim ngạch xuất khẩu, con số xuất siêu chỉ chiếm khoảng 1%. Đây là con số là bình thường, chưa phải là yếu tố đáng ngại, đặc biệt khi nhìn vào các yếu tố để tạo nên mức nhập siêu này.
Công nhân Công ty TNHH Handanbi Vina lắp ráp linh kiện điện thoại tại KCN Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN.
Cụ thể, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã tác động rất lớn lên nhóm hàng điện tử - nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, làm sụt giảm sản xuất của nhóm này và làm cho xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ cũng đang tích cực nhập nguyên liệu về để phục vụ cho sản xuất đến cuối năm, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng... Ngoài ra, Việt Nam vẫn duy trì được đà sản xuất và xuất khẩu tốt. Do đó, vấn đề nhập khẩu nguyên liệu không đáng lo.
Cùng quan điểm, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thôngtin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, mức độ nhập siêu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là con số khá nhỏ, chỉ khoảng 1%. Trong khi đó, mục tiêu của Việt Nam là kiểm soát nhập siêu dưới 4%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên nhu cầu nhập khẩu lớn. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp, nên phải nhập
khẩu nhiều linh phụ kiện, nguyên phụ liệu...
"Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 tác động đến nhiều ngành, nhưng vẫn có những ngành phát triển tốt. Vì vậy, việc nhập khẩu tăng là tín hiệu đáng mừng. Từ năm
2012 đến nay, Việt Nam liên tục xuất siêu (trừ năm 2015), nên có thể có những ý kiến cảm thấy lo ngại khi nhập siêu trở lại", ông Lê Quốc Phương nhận định.
Doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu
Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, thủy sản... đến các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU... Các doanh nghiệp trong nước đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Ông Trần Thanh Hải cho biết, những diễn biến của dịch bệnh hiện nay rất khó để đưa ra dự báo chính xác. Nếu đợt dịch COVID-19 tại các địa phương có thể được khống chế sau khoảng một, hai tháng nữa, thì có thể đẩy mạnh được sản xuất. Điều đáng mừng nhất là mặc dù c bị ảnh hưởng bởi dịch, nhưng hiện nay, các nhà máy ở Bắc Ninh, Bắc Giang đã khôi phục và cố thúc đẩy sản xuất, nhằm bù đắp lại phần thiếu hụt trong 2 tháng vừa qua.
Vì vậy, để chuẩn bị cho giai đoạn mới, thời kỳ phát triển mới, thì cả doanh nghiệp, các hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước phải có những thay đổi tương ứng để đón đầu những vấn đề phát sinh, đối mặt với rủi ro xảy ra đối với nền kinh tế và từng doanh nghiệp. Qua đó, đề xuất phương án và kịch bản cụ thể.
Bộ Công Thương nhận định, theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản... Do đó, cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới.
"Dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới, khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định CPTPP, EVFTA, UKFTA... sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới", đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chiều 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng thiết yếu cho người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch. Thành lập ban chỉ...