Bộ Công Thương đã thông qua phương án thoái vốn của EVN tại EEMC
Bộ Công Thương đã thông qua phương án chuyển nhượng vốn của EVN tại Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC). Hiện EVN đang thực hiện các thủ tục để bán đấu giá theo quy định.
Bộ Công Thương đã thông qua phương án thoái vốn của EVN tại EEMC
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đã thông qua phương án chuyển nhượng vốn của EVN tại Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC, UPCoM: TBD). Hiện EVN đang thực hiện các thủ tục để bán đấu giá theo quy định.
Hồi giữa tháng 3/2018, EVN đã thông báo bán toàn bộ 13.131.632 cổ phiếu TBD, tương đương 46,58% vốn điều lệ của EEMC. Phương thức giao dịch là khớp lệnh theo quy định của sàn UPCoM, hình thức đặt lệnh trực tuyến trên tài khoản giao dịch chứng khoán của EVN.
Mức giá bán được tính theo giá bán của ngày thực hiện giao dịch là giá trần của phiên dịch (biên độ giao dịch trên sàn UPCoM là 15%), nhưng không thấp hơn giá giao dịch bình quân trên thị trường của cổ phiếu TBD tại các phiên gần nhất với ngày công bố và không thấp hơn 37.100 đồng/cổ phiếu.
Theo kế hoạch, EVN sẽ chia số lượng 13.131.632 cổ phiếu TBD để bán trong 6 phiên giao dịch. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 2/4 – 27/4/2018.
Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó không thành do cổ phiếu TBD biến động bất thường, giá cổ phiếu tăng quá cao. Trong bối cảnh đó, EVN lo ngại nếu bán thành nhiều đợt thì nhà đầu tư có thể chỉ mua đủ tỷ lệ chi phối và EVN có thể không thoái hết vốn theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.
Cụ thể, chỉ trong 5 phiên giao dịch, từ ngày 2/4 (ngày đầu tiên EVN dự tính bán cổ phiếu) đến ngày 6/4, cổ phiếu TBD đã tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ mức 44.400 đồng/cổ phiếu lên 88.820 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh), tương đương tăng gấp đôi.
Video đang HOT
Hiện cổ phiếu TBD đang được giao dịch ở mức giá trên 74.000 đồng/cổ phiếu.
Hồi tháng 5/2018, Công ty TNHH Hyosung Việt Nam, đơn vị thành viên của Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc đã có thư đề nghị gửi EVN về việc mua thỏa thuận trọn lô cổ phiếu của EEMC.
Trong thư, Tổng giám đốc Hyosung Việt Nam cho hay, công ty đã gửi Thư đề nghị đến EVN với mong muốn được mua trọn lô 46,58% vốn điều lệ, tương đương với 13.131.632 cổ phiếu của EEMC thuộc sở hữu bởi EVN với mức giá trần tại ngày giao dịch thông qua công văn số 02/2018/HSVN gửi ngày 11/4/2018.
Tuy nhiên, đến ngày 19/5, Hyosung Việt Nam chưa nhận được thông tin phản hồi từ phía EVN. Hyosung Việt Nam tiếp tục gửi đến EVN đề nghị mua toàn bộ phần vốn của EVN tại EEMC.
“Chúng tôi đề nghị được mua giao dịch thỏa thuận trọn lô qua UPCoM toàn bộ 13.131.632 cổ phiếu của EEMC mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu với mức giá nằm trong biên độ từ giá sàn đến giá trần vào ngày giao dịch, hoặc tại mức giá 90.000 đồng/cổ phiếu hoặc cao hơn”, phía Hyosung cho biết.
Ngoài thông tin về thương vụ thoái vốn khỏi EEMC, EVN cho hay đang xem xét trình Bộ Công Thương phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn và giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá cổ phần tại Công ty Phong Điện Bình Thuận và Công ty Tài chính Điện lực.
Cùng với đó, thực hiện quyết toán cổ phần hóa Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) và bàn giao vốn, tài sản cho Công ty Cổ phần; tiếp tục triển khai các bước cổ phần hóa các Tổng Công ty Phát điện EVNGENCO 1 và 2; hoàn thành thoái vốn Công ty Tài chính Điện lực (EVNFinance) và triển khai thoái vốn tại Công ty Tư vấn xây dựng điện 3&4 sau khi Bộ Công Thương phê duyệt Phương án thoái vốn.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Vạn Thịnh Phát để dự án "đất vàng" cuối đường Nguyễn Huệ tuột khỏi tay?
UBND TP.HCM vừa duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu công viên Bến Bạch Đằng tỷ lệ 1/500 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn-Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn An Phát lập hồi giữa năm 2017.
Đây là dự án "đất vàng" có vị trí đắc địa nằm cuối đường Nguyễn Huệ với đường Tôn Đức Thắng. Theo quy hoạch được duyệt dự án Bến Bạch Đằng thuộc một phần phường Bến Nghé và phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 với quy mô khoảng 18ha.
Trước đó, vào tháng 5/2016, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát cũng đã đề xuất UBND TP.HCM cho tập đoàn này được tự bỏ kinh phí nghiên cứu lập báo cáo đề xuất đầu tư dự án Khu Công viên Cảng Du lịch Bạch Đằng (quận 1), gồm: công viên, trung tâm thương mại ngầm, bãi đậu xe ngầm, tầng hầm kỹ thuật và hệ thống giao thông kết nối ngoại vi, bến tàu, bến du lịch...
Theo đề xuất của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, hiện UBND TP đang kêu gọi tham gia đầu tư dự án trên theo hình thức xã hội hóa (đoạn từ công viên phía trước Bảo tàng Tôn Đức Thắng đến trước đường Hàm Nghi) với diện tích 17,08ha. Trong đó, diện tích mặt đất công viên là 7,02ha và diện tích mặt nước 10,06ha.
Sau khi đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, Vạn Thịnh Phát xin được chấp thuận đầu tư kinh doanh một phần trung tâm thương mại, bãi đậu xe ngầm. Ngoài ra công ty đề xuất được phép khai thác một số kiôt kinh doanh ẩm thực trong công viên.
Theo quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM 930ha, khu vực công viên cảng Bạch Đằng là một trong những khu vực đặc biệt. Theo đó, đường Tôn Đức Thắng đi qua đoạn này sẽ được ngầm hóa và có hai làn xe mỗi hướng. Bãi đậu xe ngầm Tôn Đức Thắng cách Công trường Mê Linh khoảng 100m về phía Nam của đường Ngô Văn Năm.
Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng hiện tại sẽ là công viên, đường đi bộ. Ở giữa Công trường Mê Linh sẽ có một vườn trũng bố trí các cửa hàng bán lẻ, quán cà phê, nhà hàng xung quanh. Ở tầng trệt của quảng trường có hơn 50% diện tích cây xanh che phủ, xây đài phun nước. Giữa Công trường Mê Linh và sông Sài Gòn có 3 trạm xe buýt, trạm LRT và trạm taxi thủy.
Công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ Tây sông Sài Gòn kéo dài từ cầu Sài Gòn qua Tân Cảng-Ba Son-bến Bạch Đằng-cột cờ Thủ Ngữ-cảng quận 4 đến chân cầu Tân Thuận. Đây là dải công viên cảnh quan đối diện với Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở bờ Đông sông Sài Gòn.
Quy hoạch bến Bạch Đằng nối với Thủ Thiêm
Giữa năm 2017, UBND TP.HCM giao Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn-Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn An Phát phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Công viên Cảng Bạch Đằng.
Trong đó, TP.HCM yêu cầu các đơn vị này cần tuân thủ các nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2
Ngoài ra, phải bảo tồn di tích lịch sử tượng Trần Hưng Đạo, cột cờ Thủ Ngữ. Riêng đối với công trình điểm nhấn tại vị trí cột cờ Thủ Ngữ phải tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc quốc tế để lựa chọn phương án kiến trúc tối ưu.
TP.HCM cũng yêu cầu cần nghiên cứu kỹ nút giao tại giao lộ đường Hàm Nghi-Nguyễn Huệ-Tôn Đức Thắng, đường dẫn cầu Khánh Hội và đường dẫn cầu Thủ Thiêm. Nghiên cứu kết nối khu vực để xe, khu trung tâm thương mại ngầm với khu vực nhà ga đường Hàm Nghi.
Các đơn vị lập quy hoạch cũng được lưu ý cập nhật vị trí bến taxi thủy tại khu vực Vườn Kiểng và tổ chức thiết kế bến trung tâm làm đầu mối giao thông các tuyến taxi thủy và các tuyến giao thông công cộng khác.
Đối với hai cầu đi bộ tại khu vực này, TP.HCM cũng yêu cầu cần nghiên cứu thiết kế đảm bảo thuận lợi cho người đi bộ từ hướng quận 1 sang quận 2 và vị trí hai trụ cầu bên phía quận 1 không được lấn sâu vào bên trong mặt đường Tôn Đức Thắng.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
HEM trình phương án sáp nhập VIHEM Công ty CP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường gồm nhiều nội dung. Trong đó, đáng chú ý là việc Ban lãnh đạo HEM trình ĐHĐCĐ thông qua phương án sáp nhập Công ty CP Chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari (VIHEM). Ảnh minh họa: Internet. Cụ thể, HEM sẽ phát...