Bộ Công thương “bác” kiến nghị về bồi thường do thủy điện xả lũ
“Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn cắt giảm lượng lũ cho hạ du là tích cực và đến thời điểm hiện nay chưa có phản ánh chính thức việc các đơn vị vận hành hồ chứa thủy điện không thực hiện đúng quy trình vận hành đã phê duyệt”.
Đó là kết luận trong văn bản trả lời của Bộ Công thương đối với ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn thông qua đoàn Đại biểu Quốc hội Quảng Nam vừa được gởi đến đơn vị này.
Văn bản trả lời kết luận: “Việc xem xét trách nhiệm của các nhà máy thủy điện trong việc bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt là chưa có cơ sở”.
Lúc cao điểm mùa lũ 2013, thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ đến 3.900m3/s
Văn bản số 102/BCT-TCNL của Bộ Công thương nêu rõ: Do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên (từ ngày 14-16/11/2013), nhiều nơi lũ vượt mức lịch sử, gây thiệt hại nặng nề đối với một số tỉnh ở khu vực này, trong đó có tỉnh Quảng Nam.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Quảng Nam và báo cáo của các chủ đầu tư nhà máy thủy điện trên địa bàn cũng như đoàn của Bộ Công thương đi kiểm tra vận hành hồ chứa thủy điện cho thấy, việc vận hành các hồ chứa thủy điện lớn ở tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đúng theo quy trình vận hành liên hồ chứa (hồ A Vương, Sông Tranh 2 và Đak Mi 4) và quy trình của từng hồ đã được phê duyệt, không gây thêm lũ cho hạ du, đã góp phần cắt giảm đỉnh lũ và lượng nước lũ về hạ du trên các sông mặc dù các hồ chứa này không có nhiệm vụ chống lũ.
Theo báo cáo, tại hồ thủy điện Sông Tranh 2 từ 5 giờ ngày 15/11/2013 lũ về hồ trong 7 giờ đầu với lưu lượng từ 291m3/s đến 12 giờ 45 cùng ngày, lưu lượng đạt đỉnh 8.333m3/s (tương ứng với đỉnh lũ lớn nhất có chu kỳ lặp lại khoảng 70 năm), lưu lượng xả tại thời điểm này là 2.115m3/s; sau đó lưu lượng về hồ giảm dần.
Một số nơi ở huyện miền núi Phước Sơn bị ngập do thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ
Video đang HOT
Trong 12 giờ đầu của trận lũ, hồ Sông Tranh 2 đã cắt giảm được 63% lượng nước lũ với dung tích 117 triệu m3. Tại hồ thủy điện Đak Mi 4, lưu lượng về đỉnh lũ đạt lớn nhất 4.360m3/s, hồ Đak Mi4 chỉ xả về hạ du lưu lượng lớn nhất 3.900m3/s và đã cắt được 10,6% lưu lượng đỉnh lũ.
Hồ chứa thuỷ điện A Vương bắt đầu xả tràn lúc 16 giờ ngày 15/11/2013 là 205m3/s, đến 20 giờ cùng ngày lưu lượng về hồ đạt đỉnh 898m3/s, trong khi đó hồ A Vương chỉ xả qua tràn lớn nhất là 793,8m3/s.
Còn lại đối với các công trình thủy điện hồ chứa nhỏ và tự tràn không có tác dụng điều tiết, giảm không đáng kể lưu lượng đỉnh lũ so với tự nhiên.
Bộ Công thương cũng cho rằng “vai trò các hồ chứa thủy điện lớn trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn cắt giảm đỉnh lũ và lượng lũ cho hạ du là tích cực, góp phần giảm mức ngập lụt cho hạ du và đến thời điểm hiện nay chưa có phản ánh chính thức việc các đơn vị vận hành hồ chứa thuỷ điện không thực hiện đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt”.
Trong trận lũ lịch sử năm 2013 vừa qua đã gây thiệt hại khá nặng nề cho tỉnh Quảng Nam khi toàn tỉnh có 5 người chết do lũ; có 77.742 ngôi nhà bị ngập; 150 ha lúa vụ Đông và 1.045,7ha rau màu bị ngập úng. Ngoài ra, có 935 con gia súc và 23.750 con gia cầm bị lũ cuốn trôi.
Huyện Đại Lộc và Điện Bàn bị lũ cuốn trôi và thất thoát 27 tấn cá lồng bè; các kênh, bể hút bị sạt lở, bồi lấp 90.690m3. Mưa lũ cũng đã làm hư hỏng và sạt lỡ một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh, làm gãy cầu Bình Đào (huyện Thăng Bình); 3 cầu treo bị đứt (huyện Nam Giang). Tuyến đường ĐT 616 có 4 điểm sạt lở; các tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện về các xã ở huyện Nam Trà My bị sạt lở khoảng 60.000m3.
Lũ đã làm đổ 141 trụ điện, hơn 12.500m dây điện (huyện Duy Xuyên) và 1.230m (huyện Điện Bàn) bị lũ cuốn trôi, hư hỏng… Thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng.
Sau trận lũ lịch sử này, nhiều cử tri trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị các nhà máy thủy điện phải chịu trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại do mưa lũ mà cử tri Quảng Nam cho rằng thủy điện góp phần “tăng nặng” hậu quả lũ lụt.
Tuy nhiên, Bộ Công thương khẳng định các hồ chứa thủy điện trên địa bàn Quảng Nam không gây ra lũ nên không có trách nhiệm bồi thường.
Ông Huỳnh Vạn Thắng cho rằng người nào gây ra thiệt hại thì người đó phải đền bù và khắc phục
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề bồi thường cho dân khi các nhà máy thủy điện “góp phần” gây ra lũ lớn, ông Huỳnh Vạn Thắng – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Trưởng ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng cho rằng, người nào gây ra thiệt hại thì người đó phải chịu trách nhiệm đền bù và khắc phục thiệt hại.
“Nếu người dân tập hợp được thiệt hại và thiệt hại đó do thủy điện gây ra thì thủy điện phải đền bù. Đó là quy định của pháp luật của nhà nước ta”, ông Huỳnh Vạn Thắng cho biết.
Công Bính
Theo Dantri
Các địa phương đã kịp thời ứng phó với lũ
Ngay sau chuyến công tác miền Trung kiểm tra tình hình phòng chống thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có cuộc trao đổi với báo giới tại hành lang Quốc hội vào hôm qua (21-11).
Người dân Đà Nẵng chằng néo nhà cửa tránh bão
- Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về công tác phòng chống bão lũ của các địa phương?
- Các địa phương đối phó với lũ rất tốt, thể hiện ở việc lãnh đạo các vùng xảy ra mưa lũ đã tới các xã, kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời đưa ra những giải pháp chống lũ và giúp dân sơ tán phù hợp.
- Các hồ chứa có phát huy tác dụng chống lũ không, thưa Phó Thủ tướng?
- Các địa phương đều rà soát hồ chứa trước khi mưa lũ về. Các hồ chứa yếu đều được tách ra và không tích nước. Do vậy, mặc dù đợt mưa vừa qua rất to so với những lần trước, nhưng không xảy ra vỡ hồ chứa. Đây là điều đáng mừng, bởi do cách ứng phó tốt của các địa phương có hồ chứa, đã bám sát được quy trình vận hành các hồ thủy lợi lớn như hồ Phú Ninh (Quảng Nam), các hồ Nước Trong, Thạch Nham (Quảng Ngãi), hồ Định Bình (Bình Định). Bên cạnh đó, hồ thủy điện cũng được các địa phương nắm rất chặt các quy trình thông báo thời gian hạ mức nước, xả lũ. Việc các hồ chứa xả lũ đúng quy trình và tham gia cắt được lũ trong thời gian vừa qua là tốt. Tôi đánh giá cao vai trò tích cực của các địa phương. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão ở các địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn.
- Cần phải xây dựng thêm các hồ chứa trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay không, theo Phó Thủ tướng?
- Chúng ta đã đầu tư xây dựng được 7.000 hồ chứa, và tiếp tục phải đầu tư mới để bảo đảm cân bằng nước, cũng như bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt và cho sản xuất. Tuy nhiên, khi sống chung với hồ chứa thì phải an toàn và phải quản lý chặt. Hồ chứa xây trên cao cũng có thể ví như một quả bom và khi quản lý không tốt, để vỡ ra thì nguy hiểm vô cùng.
- Như vậy, việc quản lý các hồ chứa rất quan trọng và Chính phủ sẽ xử lý như thế nào, nếu phát hiện những sai phạm trong vấn đề này?
- Chính phủ yêu cầu các Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng các địa phương phải theo dõi chặt chẽ, nếu các hồ không thực hiện đúng quy trình xả lũ, chủ quan, không phân công trực khi mưa lũ và không có những mệnh lệnh chính xác, có thể xảy ra tai họa khôn lường. Những trường hợp đó phải kiểm tra và xử lý nghiêm, thì những người vận hành và khai thác các hồ chứa mới thực hiện hết trách nhiệm với vùng hạ du.
- Chúng ta rút ra được những kinh nghiệm gì qua đợt mưa lũ lớn vừa qua, thưa Phó Thủ tướng?
- Hệ thống quan trắc rất quan trọng và để điều tiết chính xác hồ chứa, phát huy hết năng lực chống lũ của nó, thì số liệu dự báo phải rất chính xác và chỉ được sai số thấp nhất. Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư tăng dầy những Trạm quan trắc và đây là điều kiện quan trọng, để đảm bảo phát huy hết năng lực chống lũ của các hồ chứa. Mặt khác, thường xuyên theo dõi vận hành các hồ chứa để phát hiện những bất hợp lý và điều chỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề thông tin về mưa lũ phải được các địa phương và các Bộ, ngành chức năng quan tâm đặc biệt, nhằm chuyển tải nội dung mưa lũ đến mọi người dân một cách sớm nhất, để kịp thời phòng tránh.
Theo ANTD
Loại khỏi quy hoạch hơn 400 dự án thủy điện nhỏ 6 dự án thủy điện (DATĐ) bậc thang và 418 DATĐ nhỏ có tác động tiêu cực đến môi trường xã hội đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch chung Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ (Ảnh: Bắc Bằng, Báo Tuổi trẻ) Các dự án tác động tiêu cực bị loại Theo báo cáo "Kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư...