Bộ Công an: ‘VEC không đủ năng lực sửa chữa cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi’
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về những sai phạm nghiêm trọng của Tổng Công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC), Bộ Công an đánh giá: “VEC không đủ năng lực đáp ứng sửa chữa đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi”.
Ảnh: Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuống cấp nghiêm trọng
“Nhà thầu bỏ thấp nên trúng thầu”
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dù là công trình trọng điểm quốc gia, được Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng ngay từ khi đấu thấu và triển khai đã nảy sinh nhiều sai sót nghiêm trọng.
Ví dụ như tại gói thầu A5, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, VEC ký hợp đồng với Công ty Posco Engineering & Construction Co., Ltd ( Công ty Posco) từ Km 131 700 và Km 131 500 – Km 139 204 với giá trị hợp đồng trên 1.394 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Công ty Posco đã không thực hiện thi công gói thầu mà thuê các nhà thầu phụ thi công 100% các hạng mục gói thầu đã trúng.
Cụ thể, Công ty Posco đã ký hợp đồng thuê thầu phụ với 6 đơn vị như: Công ty Xây dựng đầu tư hạ tầng INCICO; Công ty Cổ phần Xây dựng 75-Cienco8; Công ty Xây dựng nền móng Sông Đà Thăng Long miền Nam; Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 9; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng B.M.T; Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân thi công. Nhưng những công ty này thi công khi chưa có thư trả lời của chủ đầu tư VEC.
Ngoài ra, một số nhà thầu thi công gói thầu này được Công ty Posco thuê thi công nhưng sau đó không có sự chấp thuận của VEC nên đã bị dừng thi công như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Á Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoa học công nghệ Việt Nam, Công ty TNHH Nam Phương, Công ty TNHH Semyung Electric and Power.
Sau mưa, mặt đường cao tốc bong tróc, đọng những vũng nước lớn. Ảnh: PV
Đáng chú ý, có một số nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu dự án do bỏ thầu thấp, tại cuộc họp về chất lượng cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ từng cho biết: Nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) đã tham gia bỏ thầu gói A3 thi công một đoạn của tuyến cao tốc. “Họ đã bỏ thầu rất thấp nên trúng thầu”.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của VietnamFinance, các nhà thầu Trung Quốc thường có một số thầu phụ ở Việt Nam, những thầu phụ này tham gia cung cấp vật liệu, các dịch vụ khác để các nhà thầu Trung Quốc thực hiện việc thi công theo các hợp đồng kinh tế đã ký.
Video đang HOT
Ngoài nhà thầu Giang Tô, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi còn có một số nhà thầu khác như nhà thầu Sơn Đông (Trung Quốc).
“VEC không đủ năng lực sửa chữa cao tốc”
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chỉ rõ, “tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án trọng điểm, đạt tiêu chuẩn cao tốc vừa thông xe đã hỏng là không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án”. Bộ công an chỉ rõ đây là trách nhiệm của Chủ đầu tư VEC, ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát…
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Bên cạnh việc khởi tố một số đối tượng tại dự án với hành các dấu hiệu phạm tội về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 298 – Bộ luật Hình sự năm 2015. Bộ Công an cũng có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu nguyên nhân, giải pháp khắc phục sửa chữa cao tốc.
Sửa chữa cao tốc rất… thủ công. Ảnh: PV
Sau đó, Bộ Giao thông lại giao cho chính VEC nghiên cứu thực sửa chữa. Tuy nhiên, căn cứ vào năng lực đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ, Bộ Công an thấy Tổng Công ty VEC không đáp ứng được yêu cầu.
“Vì thế, để đảm bảo tính pháp lý, Bộ Công an đề xuất Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, thành lập hội đồng, lập dự án nghiên cứu xây dựn giải pháp, tính toán chi phí khắc phục sửa chữa triệt để, đúng quy trình. Trên cơ sở đó, Cơ quản cảnh sát điều tra Bộ Công an có căn cứ đánh giá đúng tính chất, mức độ của tội phạm và người phạm tội để xử lý theo đúng pháp luật”, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ.
Không thể “mất bò” mới lo “làm chuồng”
Trao đổi với VietnamFinance, PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Hiệp hội VARSI) cho biết: Về nguyên tắc trong công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng là phải “làm tốt ngay từ đầu” theo nguyên lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Vì vậy, trong các văn bản pháp luật về xây dựng đã qui định rất chi tiết các yêu cầu phải tuân thủ. Tuân thủ các qui định này chúng ta chủ động phòng ngừa chất lượng công trình kém chứ không phải câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”
PGS. TS Trần Chủng cho biết thêm: “Một khi công trình đã bị “bệnh” thì điều quan trọng là phải bắt đúng “căn nguyên của bệnh” để có giải pháp chữa trị. Nếu không đúng nguyên nhân, “chữa” không hiệu quả, tốn tiền của, công sức và nhiều khi bệnh nặng thêm”.
“Riêng đối với công trình đường cao tốc là loại công trình đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải. Các yêu cầu khắt khe đảm bảo phương tiện giao thông lưu hành với vận tốc>100Km/h an toàn tuyệt đối đòi hỏi công tác quản lý chất lượng cũng phải đặc biệt. Vì vậy, các hư hỏng ởcao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi phải tìm đúng nguyên nhân.
“Không chỉ căn cứ “triệu chứng” như ổ gà, ổ voi mà ta nghi chỉ là lớp áo đường bị hư hỏng mà nhiều khi, nguyên nhân có thể từ nền, các lớp móng… Vì vậy, việc quan trọng hàng đầu hiện nay là phải đánh giá đúng nguyên nhân hư hỏng trước đã”.
Rất nhiều điểm “ổ trâu”, “ổ gà” trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Ảnh: PV
PGS. TS Trần Chủng – người từng nhiều năm trong vai trò chuyên ngành là Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng khẳng định: “Sửa chữa các hư hỏng khó hơn rất nhiều làm mới. Hàng loạt vấn đề kỹ thuật, đặc biệt dối với cao tốc phải tập trung năng lực con người, kỹ thuật và cả kinh phí mới khắc phục hư hỏng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Trong tâm lý người Việt, sửa chữa bị coi nhẹ. Ta nhân cách hoá công trình bị “bệnh” như con người, thì “chữa bệnh” phức tạp và khó khăn hơn nhiều vì công trình ” không biết phản xạ” trong quá trình “thăm khám và chữa trị”.
Đức Thọ
Doanh thu năm 2019 của VEC đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2018
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết trong năm 2019, đã có 46,3 triệu lượt phương tiện lưu thông trên 4 tuyến đường cao tốc do đơn vị này quản lý, qua đó thu về hơn 4.052 tỷ đồng.
Năm 2019, tuyến Nội Bài - Lào Cai đạt doanh thu cao nhất với 1.561 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2019 của VEC đạt hơn 4.000 tỷ đồng
Theo báo cáo của VEC, trong năm 2019, đã có 46,3 triệu lượt phương tiện lưu thông trên 4 tuyến đường cao tốc VEC quản lý, tăng 13,5% về lượng và 14,8% về doanh thu so với năm 2018.
VEC cho biết tổng doanh thu năm 2019 trên 4 tuyến cao tốc đang quản lý đạt hơn 4.052 tỷ đồng. Trong đó, tuyến Nội Bài - Lào Cai đạt doanh thu cao nhất với 1.561 tỷ đồng, thấp nhất là tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi với 347,29 tỷ đồng.
Trong khi đó, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây luôn có mật độ phương tiện qua lại đông đúc nhất trong các tuyến giao thông trọng điểm khu vực phía Nam. Doanh thu năm 2019 trên tuyến đạt hơn 1.319 tỷ đồng.
VEC cho biết thêm, sau khi thông xe và đưa vào khai thác toàn tuyến, lượng phương tiện sử dụng tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi trong năm 2019 đã tăng gấp đôi so với năm 2018.
Tuy nhiên, đây là tuyến đường cao tốc mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án.
Được biết, ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với 4 bị can là lãnh đạo Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và một số nhà thầu đề điều tra tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Cụ thể, các bị can gồm: Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7 thuộc Ban quản lý; Phạm Đình Phú, Phó tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5 và Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 7.
Theo cơ quan điều tra, việc khởi tố các bị can nêu trên diễn ra trong quá trình điều tra vụ án hình sự vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và các đơn vị liên quan.
Các bị can nêu trên đã có hành vi sai phạm, gây thiệt hại trong quá trình thi công, nghiệm thu dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng, có tổng chiều dài gần 140km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp.
Chính thức thông xe và đưa vào khai thác dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào ngày 02/9/2018, tuy nhiên sau khoảng một tháng, cao tốc này đã xuất hiện nhiều "ổ gà, ổ trâu". Đơn vị quản lý đã cho sửa chữa, tuy nhiên cao tốc vẫn liên tục xuất hiện nhiều hư hỏng.
Có sự chênh lệch lớn về lưu lượng giữa các đoạn đầu tuyến cao tốc so với các đoạn cuối tuyến
Theo báo cáo, lượng phương tiện lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC liên tục tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, mật độ phương tiện trên tuyến phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu trên các đoạn hướng tâm về thành phố.
Cụ thể, trên tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, lượng phương tiện quy đổi trung bình 1 ngày đêm lưu thông trên đoạn từ Trạm thu phí Long Phước - QL51 và ngược lại là trên 52.000 CPU/ngày đêm. Trong khi đó, tại đoạn QL51 - Dầu Giây, lượng phương tiện chỉ đạt 14.500 CPU/ngày đêm. Điều này đã dẫn đến việc thường xuyên xảy ra ùn ứ cục bộ tại 20km đầu tuyến cao tốc.
Sự chênh lệch về lưu lượng giữa các đoạn đầu tuyến cao tốc so với các đoạn cuối tuyến cũng xảy ra với 3 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai và Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Điều này cũng dẫn tới những khó khăn nhất định cho các đơn vị quản lý đường cao tốc.
Anh Hùng
Theo VNF
Nữ công an đầu tiên làm Phó giám đốc Công an Đồng Tháp Thượng tá Võ Thị Hoài Ngọc là nữ công an đầu tiên được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp. Bà có có trình độ thạc sĩ chuyên ngành điều tra trinh sát. Ngày 17/2, Công an tỉnh Đồng Tháp công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác bổ nhiệm cán bộ. Thiếu...