Bộ Công an: Trục lợi tiền ủng hộ bão lũ có thể bị phạt tù
Bộ Công an cho biết, hành vi trục lợi tiền ủng hộ đồng bào bị bão, lũ có thể bị phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự, tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi.
Người dân vừa gửi câu hỏi tới Bộ Công an xung quanh việc xử lý đối với hành vi không trung thực trong việc ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Theo đó, người dân đặt giả thiết tổ chức, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận tiền ủng hộ của người khác để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và lũ lụt sau bão nhưng không chuyển hoặc chuyển không đủ số tiền đó vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cũng không chứng minh được việc sử dụng đúng mục đích số tiền đã tiếp nhận.
Vậy, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân tại thôn Làng Nủ, nơi xảy ra trận lũ quét khiến nhiều người thiệt mạng. ẢNH: T.N
Trả lời, Bộ Công an cho hay, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam.
Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.
Hiện nay, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được quy định tại Nghị định 93/2021.
Mặt trận Tổ quốc chi hơn 1.000 tỉ hỗ trợ 26 tỉnh thiệt hại do bão Yagi ra sao?
Nghị định này lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.
Điều 5 Nghị định 93/2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Với trường hợp cụ thể mà công dân nêu ở trên, Bộ Công an cho hay tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.
Khung hình phạt cao nhất là tù chung thân
Theo Bộ Công an, nếu cá nhân, tổ chức ngay từ đầu đã dùng thủ đoạn gian dối, chủ động lên kế hoạch kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Nếu ban đầu cá nhân, tổ chức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, ủng hộ, cứu trợ không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng khi có được tiền từ việc quyên góp, ủng hộ thì dùng thủ đoạn gian dối (như làm giả sao kê, không chuyển đủ số tiền đã nhận được) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 175 bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.
Nếu cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ để chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa đến mức xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 144/2021.
Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất nếu là người nước ngoài. Riêng với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích số tiền ủng hộ đã tiếp nhận theo cam kết ban đầu, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định 130/2021…
Những trường hợp nào mới chấp hành 1/3 mức án cũng sẽ được đặc xá?
Những phạm nhân chấp hành ít nhất là 1/3 thời gian, nếu lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù; người có công với cách mạng; người được tặng thưởng một số danh hiệu; người trên 70 tuổi sẽ được đề nghị đặc xá.
Thực hiện Quyết định số 758 về đặc xá năm 2024 và Hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn đặc xá, Bộ Công an - đơn vị thường trực đã và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các bước trong quy trình để trình Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho những người đủ điều kiện.
Theo Quyết định đặc xá năm 2024, các phạm nhân có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 1/2 thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn sẽ được đề nghị đặc xá.
Cán bộ Công an hướng dẫn phạm nhân tìm hiểu Quyết định Đặc xá của Chủ tịch nước và Hướng dẫn của Hội đồng Tư vấn Đặc xá.
Người được đề nghị đặc xá phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí; thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng; thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù về tội phạm không phải là tội phạm tham nhũng. Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này.
Người được đề nghị đặc xá phải thoả mãn điều kiện khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự.
Đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cũng được đề nghị đặc xá nếu: có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù...
Phạm nhân được bỏ phiếu bình bầu những người được đặc xá.
Bên cạnh đó, những phạm nhân chấp hành ít nhất là 1/3 thời gian; người bị kết án phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất là 13 năm hoặc trường hợp bị kết án về một trong các tội: phá hoại đoàn kết dân tộc; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân đã chấp hành ít nhất 2/5 thời gian đối với án phạt tù có thời hạn, 16 năm đối với án phạt tù chung thân được đề nghị đặc xá chấp hành tốt quy định, chấp hành xong hình phạt bổ sung sẽ được đặc xá nếu:
Lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù; người có công với cách mạng; người được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người được tặng thưởng một trong các danh hiệu: Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ nhân nhân dân; người được tặng thưởng một trong các loại Huân chương, Huy chương kháng chiến; cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân; khi phạm tội là người dưới 18 tuổi; người từ đủ 70 tuổi trở lên; người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình; phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật về dân sự; người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định hoặc người dưới 18 tuổi đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định...
Theo quy định, muốn được đặc xá, những đối tượng trên phải thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác, do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại là trường hợp người đó và gia đình không còn tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án và không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
Hướng dẫn số 88/HD-HĐTVĐX của Hội đồng Tư vấn đặc xá cũng hướng dẫn cụ thể thêm, căn cứ quy định tại khoản 4, 5,6,7 Điều 4 Nghị định số 52, người bị kết án phạt tù đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù là người đã có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; cứu được tính mạng người khác hoặc tài sản lớn (có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận. Người đã có quyết định thi hành án phạt tù lập công lớn trong thời gian chờ đưa đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để chấp hành án phạt tù cũng được coi là lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù.
Cán bộ hướng dẫn phạm nhân viết đơn Đề nghị đặc xá.
Người bị kết án phạt tù đang mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh: Ung thư giai đoạn cuối; liệt; lao nặng kháng thuốc; xơ gan cổ trướng; suy tim độ III trở lên; suy thận độ IV trở lên; bệnh HIV giai đoạn lâm sàng IV đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc bệnh khác mà được Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là không tự phục vụ bản thân, nguy cơ tử vong cao.
Người bị kết án phạt tù đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân là người đang phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện liên tục từ 3 tháng trở lên hoặc không liên tục nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện từ ba lần trở lên, mỗi lần từ 1 tháng trở lên, không tự phục vụ bản thân, có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên.
Người bị kết án phạt tù có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình là trường hợp gia đình của người bị kết án phạt tù đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác dẫn đến không còn tài sản gì đáng kể, không có thu nhập hoặc thu nhập dưới mức chuẩn hộ nghèo hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người đó là lao động duy nhất trong gia đình, được UBND cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng.
Thủ tướng không cầm được nước mắt khi nhắc đến thôn Làng Nủ Thủ tướng Phạm Minh Chính không cầm được nước mắt khi nhắc đến những mất mát đau xót tại thôn Làng Nủ (Lào Cai). XEM VIDEO: Nguồn VTV Sáng 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng...