Bộ Công an tính phạt đái bậy, ai người khổ nhất?
Tiểu tiện không đúng nơi quy định vốn là vấn đề nhức nhối bấy lâu.
(Ảnh minh họa)
Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đang được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến.
Trong dự thảo, có một đề xuất đang gây xôn xao cộng đồng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Ngoài ra, theo dự thảo, các đối tượng còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, như buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,…
Dự thảo này đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Việc đái bậy tuy nhỏ nhưng không nhỏ. Nó làm mất mỹ quan thành phố, mất uy tín với khách nước ngoài. Thậm chí, không ít vụ án mạng xảy ra từ viêc đái bây vào nhà người dân.
Đặc biệt, một số tuyến đường của thành phố tình trạng đái bậy diễn ra hết sức công khai. Mà người thành phố vẫn gọi vui là những “con đường đau khổ”, vốn nằm gần các quán nhậu, bến xe hay khu công nghiệp. Điển hình có thể kể đến như đường: Nguyễn Siêu, Phạm Ngũ Lão,…
Video đang HOT
Nếu đi vào áp dụng hẳn cánh tài xế sẽ bị phạt không ít (Ảnh minh họa)
Con đường dập dìu người qua lại như khu phố Tây đường Phạm Ngũ Lão nằm kề bên công viên 23 tháng 9. Không khó để thấy cảnh cánh tài xế taxi, xe ôm đứng đái bậy tại các gốc cây, bờ tường hay thậm chí là dùng cánh cửa xe taxi che chắn hết sức “hồn nhiên”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với dự thảo.
Khi được hỏi về dự thảo nghị định mới một tài xế tên Phương cho biết: “Tiểu tiện thì một ngày đi biết bao nhiêu lần, mà anh em phải túc trực ở đây đón khách vì miếng cơm manh áo. Nói thiệt, cánh tài xế của em nhà là xe nên chỉ có cách giải quyết “nỗi buồn” như vầy thôi.
Còn nếu bị bắt thì coi như xui, chứ không biết làm sao được. Nhà vệ sinh công cộng thì ít, mà không lẽ mỗi lần đi vệ sinh lại phải gửi xe, nếu vậy hôm đó chỉ có nước húp cháo vì không có thời gian đón khách”.
Theo Mốt & Cuộc Sống
Chồng không chăm sóc vợ có thai: Phạt 2 triệu đồng
Việc người chồng bỏ mặc không chăm sóc khi vợ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ có thể bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng...
Đây là một trong những nội dung trong Dự thảo Nghị định "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" đang được Bộ Công an lấy ý kiến rộng rãi.
Ảnh minh hoạ
Theo đó, Dự thảo Nghị định quy định, phạt tiền từ 1.500.000 triệu đồng đến 2.000.000 triệu đồng nếu người chồng bỏ mặc, không chăm sóc vợ đang có thai hoặc đang nuôi con nhỏ. Nếu con cái bất hiếu, bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già yếu, hoặc thành viên gia đình là người tàn tật cũng bị áp dụng mức phạt như trên.
Bố mẹ ép buộc con cái, thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống; hành vi đối xử tồi tệ với vợ/chồng, con cái, thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; cha/mẹ cưỡng ép con lột bỏ quần áo trước mặt người khác hoặc nơi công cộng... cũng bị phạt đến 2 triệu đồng.
Trường hợp con đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi cha mẹ, thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình (hoặc ngược lại), sẽ bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng.
Dự thảo Nghị định cũng quy định sẽ phạt đến 1 triệu đồng nếu vợ có hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của chồng (hoặc ngược lại) hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho người đó cũng như thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính.
Nếu chồng hoặc vợ có hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết lẫn nhau hoặc lăng mạ, chửi bới, chì chiết con cái và thành viên gia đình sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định phạt 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi: không cho cha mẹ, con cái, vợ/chồng đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày; chồng/cha không cho vợ/con tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. Cha mẹ cưỡng ép hay cản trở con cái kết hôn, ly hôn bằng cách uy hiếp tinh thần. Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Mức phạt 500.000 đến một triệu đồng cũng áp dụng với người thường xuyên đe dọa đuổi thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
Hành vi ép buộc vợ, con, thành viên gia đình (hoặc ngược lại) ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét. Ép buộc vợ/chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp vợ/chồng buộc thành viên trong gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, ép uống thuốc kích dục, cưỡng ép thực hiện các hành động khiêu dâm, có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà vợ hoặc chồng không muốn...cũng bị xử lý cùng mức như trên.
Người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, cũng có thể bị phạt 300.000 đồng.
Theo tìm hiểu của VnMedia, quy định xử phạt và mức phạt đối với các hành vi nói trên đã có từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên thực tế trước đến nay, hầu hết các hành vi này vẫn chưa bị cơ quan có thẩm quyền xử lý bao giờ.
Theo VTC
Mua dâm có thể bị phạt gấp 10 lần bán dâm Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy... mới nhất vừa đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Bộ Công an đã loại bỏ nhiều quy định không khả thi, khó đi vào cuộc sống. Trước đó, nhiều quy định...