Bộ Công an tính giải pháp đưa thông tin sinh trắc học vào cơ sở dữ liệu Căn cước
Chiều 6/2, Bộ Công an tổ chức Hội thảo về đánh giá các giải pháp khoa học, công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt phục vụ triển khai Luật Căn cước mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, có các quy định mới liên quan tới bổ sung thông tin sinh trắc học ADN, mống mắt, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, việc triển khai thực hiện các tiện ích công nghệ cho người dân đã được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt với các ứng dụng, xác thực về sinh trắc, các tiện ích về chip trên thẻ căn cước, về định danh điện tử. Điều này đã thành công trong việc giảm và rút gọn các thủ tục hành chính và thân thiện với người dân.
Lãnh đạo Bộ Công an dẫn chứng thêm, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân. Ở Việt Nam, đã từng bước tiếp cận, tuy nhiên còn nhiều khó khăn về tính pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, khi đưa ra những quy định áp dụng sinh trắc học, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Luật Căn cước đã được thông qua và hiện nay cần bàn để thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình xây dựng các quy định, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội được giao thực hiện và sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe các ý kiến góp ý.
Các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã đóng góp tham luận trong Hội thảo
Lựa chọn phương án tối ưu
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung: Đối tượng ưu tiên triển khai (Luật Căn cước khẳng định người dân được tự nguyện); Nhóm phòng chống tội phạm có phải bắt buộc áp dụng sinh trắc học hay không?; Ứng dụng sẽ cung cấp là gì ; Giải pháp công nghệ triển khai như thế nào ; Phương án lấy mẫu ra sao (lấy mẫu máu, nước bọt…)…
Tại Hội thảo, GS. Hồ Tú Bảo- Viện Nghiên cứu cấp cao về toán cho biết, sinh trắc học là một phần số của con người, là lĩnh vực nghiên cứu khoa học và khai thác dữ liệu để khẳng định được các danh tính.
Video đang HOT
GS. Hồ Tú Bảo – Viện Nghiên cứu cấp cao về toán đóng góp tham luận
Trong quá trình triển khai, GS. Hồ Tú Bảo lưu ý, cần phải đo đạc được mẫu từng cá thể và nhận dạng ra sao. Theo ông, ADN có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, không giả mạo được, nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao. Trong khi đó, sinh trắc học qua giọng nói thì chi phí thấp, dễ dàng sử dụng và thiết bị áp dụng đơn giản hơn, nhưng lại có nhược điểm có thể bị giả mạo và môi trường ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng. Cùng với đó, sinh trắc qua mống mắt thì chi phí trung bình nhưng yêu cầu các thiết bị phức tạp và chi phí cao hơn.
Ông Nông Văn Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho rằng, việc lựa chọn giải pháp sinh trắc học như thế nào cũng cần lựa chọn để phù hợp với chi phí, tính thuận lợi và tính bảo mật. Theo ông Hải, từ nay tới trước khi Luật Căn cước có hiệu lực thì cần có đề án để phân công rõ ràng về nguồn lực, hội đồng liên quan tới vấn đề đạo đức khi lấy mẫu.
Trong khi đó, về nguồn lực đầu tư thực hiện các giải pháp, ông Hải đề xuất có thể lấy từ ngân sách nhà nước, từ nguồn lực xã hội hóa và nguồn ủng hộ của quốc tế (nếu có).
Ông Nông Văn Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam
“Đây là công việc lâu dài, ảnh hưởng tới toàn xã hội, liên quan tới vị thế khoa học công nghệ quốc gia của Việt Nam. Tôi nghĩ cần tham khảo thêm các nước trên thế giới xem họ làm như thế nào”, ông Nông Văn Hải Hải trình bày.
Tiếp tục đưa ra các quan điểm, giải pháp để áp dụng sinh trắc học vào cơ sở dữ liệu căn cước, ông Nguyễn Đức Công- Bệnh viện Thống nhất TP.HCM cho rằng, việc áp dụng ADN vào căn cước là một giải pháp, chứ không phải là tất cả. Dữ liệu ADN theo cách hiểu của ông Công là chủ yếu trong phòng chống tội phạm. Do đó, quá trình thực hiện cần thu thập gen như thế nào đối với những người có từng cơ địa khác nhau, bởi mỗi người có cơ địa khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, có thể sinh ra bệnh này, bệnh kia.
Ông Công ủng hộ việc thu thập gen qua hình thức lấy mẫu máu. Quá trình chia sẻ ý kiến, ông Công băn khoăn rằng, đây là giải pháp tốn tiền, nên cần nghiên cứu thêm.
Đại tá Vũ Văn Tấn- Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, từ ngày 1/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, về lý thuyết thì nếu người dân có yêu cầu, sẽ được tích hợp ADN trong căn cước mới. Theo Đại tá Vũ Văn Tấn, các nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Trung Quốc, đều áp dụng ADN trong căn cước, dữ liệu về ADN.
Cũng theo ông Tấn, trên thế giới, cũng cho phép chia sẻ dữ liệu về sinh trắc (Hiệp ước châu Âu) trên tinh thần tự nguyện và phục vụ cho công tác tìm kiếm, tội phạm. Tại Mỹ, Đạo luật Định danh cũng khẳng định nội dung trên. Tại Việt Nam, Luật Căn cước vừa qua đưa ADN vào trong luật.
Người dân đã có căn cước công dân không bắt buộc phải thu thập mống mắt
Với người dân đã có thẻ căn cước công dân có giá trị, hiệu lực thì không phải cấp đổi thẻ, không phải tích hợp thông tin về mống mắt.
Sáng 29/11, tại họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, báo chí đã đặt nhiều câu hỏi về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (đang được thảo luận) và Luật Căn cước (đã được thông qua).
Với Luật Căn cước bổ sung quy định thu thập mống mắt vào dữ liệu căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân. Vấn đề được người dân quan tâm khi đã có căn cước công dân có phải bắt buộc thu thập thêm mống mắt không và việc thu thập sẽ được thực hiện như thế nào.
Thay mặt cơ quan thẩm tra trả lời tại họp báo, Trung tướng Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết việc thu thập mống mắt thuộc nhóm sinh trắc học và là điểm mới quy định trong Luật Căn cước.
Ông thông tin, việc thu thập phải có thiết bị chuyên dụng của cơ quan quản lý, cấp căn cước. Khi người dân đến làm mới, cấp đổi lại thì cơ quan quản lý căn cước sẽ thu thập các thông tin làm giàu dữ liệu cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu về dân cư.
Trung tướng Nguyễn Minh Đức trả lời tại họp báo.
Với người dân đã có thẻ căn cước công dân, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho hay, tại luật mới có quy định điều khoản chuyển tiếp. Trong đó, công dân đang có căn cước công dân có giá trị, hiệu lực còn dài thì không phải cấp đổi thẻ và sử dụng, giá trị như căn cước được cấp theo luật mới.
Vì vậy, người dân không phải đến cơ quan quản lý căn cước để tích hợp thông tin, khai báo thông tin sau khi luật mới có hiệu lực. Trừ trường hợp công dân có yêu cầu bổ sung, thay đổi thông tin liên quan cá nhân mình hay đổi thẻ.
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn: Cần đánh giá thấu đáo, rõ ràng
Tại dự án Luật Trật tự An toàn giao thông đường bộ quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình (camera hành trình), thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe, dữ liệu hình ảnh bảo đảm hành trình theo quy định. Dự thảo định nghĩa xe cơ giới gồm các loại xe ô tô, xe máy. Các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn và đề nghị xem xét lại quy định này.
Trả lời vấn đề trên, Trung tướng Nguyễn Minh Đức chia sẻ quy định này đang có nhiều quan điểm, tranh luận. Ông nói đây là quan điểm của cơ quan soạn thảo (Bộ Công an) khi trình nội dung này ra trước Quốc hội và Ủy ban Quốc phòng và An ninh là cơ quan thẩm tra nên tôn trọng các nội dung trong tờ trình của Chính phủ.
Trách nhiệm của cơ quan thẩm tra phải phối hợp với cơ quan soạn thảo để đánh giá đầy đủ, thực tế những tác động phải phù hợp với điều kiện của người dân. Ông nhấn mạnh quan điểm phải làm thế nào để các quy định trong luật vừa đảm bảo quản lý xã hội và hoạt động của người dân.
Trung tướng Đức khẳng định đây mới chỉ là dự thảo nên đang xin ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận, cần có đánh giá tác động đầy đủ.
"Chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc khảo sát, tọa đàm, đánh giá một cách nhiều chiều. Trên cơ sở đó, mới đi đến chân lý cuối cùng", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết.
Đối với quy định cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, Trung tướng Nguyễn Minh Đức dẫn lại Luật Phòng, chống tác hại rượu bia đã có quy định về những hành vi cấm. Trong đó, có quy định cấm tuyệt đối việc sử dụng rượu, bia trước và trong khi lái xe.
Về nguyên tắc của pháp luật Việt Nam là phải thống nhất với nhau, luật ra sau phải lấy nguồn từ các luật trước. Trên cơ sở nguồn của Luật Phòng, chống tác hại rượu bia, các cơ quan, ban soạn thảo, thẩm tra đã đề xuất nội dung này.
Tuy nhiên ông Đức cũng cho biết đây là ý kiến ban đầu và đang xin ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận, nên cần có sự đánh giá thấu đáo, rõ ràng. Quan điểm của cơ quan thẩm tra hoàn toàn đồng ý với cơ quan soạn thảo phải tuân thủ các quy định của hệ thống pháp luật.
Hàng năm Ủy ban Quốc phòng và An ninh có đánh giá về bảo đảm an toàn giao thông nhận thấy tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ thì khoảng 43% các vụ nghiêm trọng có nguyên nhân từ rượu bia.
Ông Đức nhấn mạnh cần tuyên truyền để người dân thấy được và ông tin rằng cơ bản người dân đều ủng hộ quy định này.
Thứ trưởng Bộ Công an: Hậu thanh tra, kiểm tra để kiềm chế một số đối tượng 'không biết sợ' Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc thừa nhận cơ cấu tội phạm hậu COVID-19 đang rất phức tạp ở một số nhóm tội danh như mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến giết người thân, tội phạm tâm thần, "ngáo đá", lừa đảo. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Ảnh: PHẠM THẮNG Chiều 9-9, phát biểu tại phiên họp toàn thể...