Bộ Công an ra thông báo về 2 tổ chức khủng bố
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an vừa ra thông báo về 2 tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố.
Thứ nhất là tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng”, có tên tiếng Anh là “Montagnard Support Group, Inc.”, viết tắt MSGI.
Nhóm này do Y Mut Mlô và Y Duen Bdăp (nguyên là thành viên tổ chức “ Quỹ người Thượng – MFI” ở Mỹ) tuyên bố thành lập năm 2011, nhằm móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số dùng bạo lực, tiến hành khủng bố, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang đòi ly khai, tự trị, thành lập nhà nước riêng ở Tây Nguyên.
Trụ sở của tổ chức khủng bố này đặt tại Mỹ. Đối tượng cầm đầu, chỉ huy được xác định là Y Mut Mlô (SN 1960, tại Đắk Lắk (Chủ tịch); Y Duen Bdăp (Phó Chủ tịch); Y Bion Mlô (phụ trách đối ngoại); Y Lhưl Byă (phụ trách truyền thông).
Hình ảnh hiện trường vụ khủng bố xảy ra ngày 11/6/2023 tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk do các đối tượng trong tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng”, “Người Thượng vì công lý” chỉ đạo, tiến hành.
Ngoài ra còn có các thành viên cốt cán khác gồm: Y Čhik Niê (SN 1968 tại Đắk Lắk); Y Chanh Byă (SN 1984, tại Đắk Nông); Y Bé Êban (SN 1982 tại Đắk Nông); Y Niên Êya (SN 1977, tại Đắk Nông) và Y Sôl Niê (SN 1979, tại Đắk Lắk)…
Bộ Công an cho biết, MSGI hoạt động theo phương thức bạo động; chủ trương lôi kéo, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên.
Video đang HOT
Tổ chức khủng bố thứ hai được nhắc đến là “Người Thượng vì công lý”, có tên tiếng Anh là “Montagnard Stand for Justice – MSFJ”, do các đối tượng Y Quynh Bdap, Y Phik Hdok, Y Pher Hdrue, Y Aron Êban, H’ Sarina Krong, H’ Tlun Bdap, Y Ruing Knul, H Mla Hdruẽ thành lập vào tháng 7/2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ từ tháng 4/2023.
Tổ chức này có trụ sở tại Thái Lan. Đối tượng cầm đầu, chỉ huy được xác định là Y Quynh Bdap (SN 1992, tại xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, quốc tịch Việt Nam); Y Phik Hdok (SN 1993, tại buôn M’Duk, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); Y Pher Hdrue (SN 1979, tại buôn Êa Khít, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk); H’ Biăp Krông (SN 1987, tại buôn Kwăng, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk); Y Aron Êban (SN 1985 tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk)…
Thông báo của Bộ Công an, MSFJ hoạt động theo phương thức tuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, phân công nhiệm vụ, huấn luyện phương thức hoạt động; tài trợ tiền, chỉ đạo mua sắm vũ khí, phương tiện, tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm thành lập “Nhà nước riêng” ở Tây Nguyên.
Bộ Công an cho biết: “Nhóm Hỗ trợ người Thượng – MSGI” và “Người Thượng vì công lý – MSFJ” là tổ chức khủng bố. Do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của 2 tổ chức khủng bố trên; Tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do 2 nhóm khủng bố trên tổ chức; Hoạt động theo chỉ đạo của “Nhóm Hỗ trợ người Thượng – MSGI” và “Người Thượng vì công lý – MSFJ”… là phạm tội “Khủng bố”, “Tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Không để tái diễn âm mưu thành lập 'Nhà nước riêng' ở Điện Biên
Kết hợp giữa tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, đến nay Công an tỉnh Điện Biên đã làm tan rã 3 tổ chức phản động tuyên truyền thành lập 'Nhà nước riêng' của người Mông.
Nằm ở vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng phía Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Điện Biên có hơn 30% dân số là người dân tộc Mông. Năm 2011, tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé đã xảy ra sự kiện tụ tập hơn 7.000 người đòi thành lập "Nhà nước riêng" của người Mông. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và Công an tỉnh Điện Biên, đến nay phần lớn người dân đã hiểu được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, không còn tin theo những luận điệu xuyên tạc, dối trá. Tuy nhiên ở một số bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp liên quan đến các hoạt động tuyên truyền ly khai tự trị.
Theo Công an tỉnh Điện Biên, những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, tổ chức người Mông lưu vong đã kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Thủ đoạn của các đối tượng này rất đa dạng nhưng chủ yếu dựa vào tuyên truyền dối trá, những lời hứa hão huyền về "Vua Mông".
Trung tá Hoàng Hà, đội trưởng An ninh dân tộc, phòng An ninh nội địa PA02, Công an tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Trọng Phú)
Trao đổi với VOV.VN, Trung tá Hoàng Hà, Đội trưởng An ninh dân tộc, Phòng An ninh nội địa PA02, Công an tỉnh Điện Biên cho biết: "Về phương thức thủ đoạn, các đối tượng triệt để lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, lôi kéo người dân trên địa bàn. Thứ hai là lợi dụng tâm lý về dân tộc, sự thiếu hiểu biết của người dân để lôi kéo. Đặc biệt, các đối tượng còn lợi dụng các yếu tố về thần quyền giáo lý, niềm tin tôn giáo để tuyên truyền gian dối, tập hợp lực lượng. Cụ thể như: Tới đây Chúa tái lâm về để cứu vớt người Mông. Điển hình là vụ tập trung đông người ở bản Huổi Khon, tụ tập hơn 7.000 người để "đón Vua" xảy ra vào năm 2011".
Cũng theo Trung tá Hoàng Hà, các đối tượng dàn dựng kịch bản "đón Vua" một cách rất huyễn hoặc. Chúng tuyên truyền người Mông cứ đến quả núi ở bản Huổi Khon, nếu thấy đám mây từ trên trời sà vào ai thì người đó được chọn làm "Vua". Người Mông đi theo "Vua" thì không cần làm mà vẫn có rượu thịt ăn. Chỉ với viễn cảnh ngây thơ, vô căn cứ như vậy nhưng năm 2011 đã có hơn 7.000 người, chủ yếu là người Mông tại Điện Biên và từ các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Gia Lai, Đắk Lắk... tụ tập tại Huổi Khon. "Vua" thì chẳng thấy đâu nhưng chỉ thấy đói rét, thiếu thốn bủa vây đoàn người này. Sau đó là hàng loạt đối tượng đã bị lực lượng chức năng xử lý.
Kết hợp giữa tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu, các cấp chính quyền và Công an tỉnh Điện Biên đến nay đã cơ bản củng cố, chuyển hóa địa bàn bị ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền thành lập "Nhà nước riêng". Một số địa bàn còn tiềm ẩn phức tạp liên quan đến hoạt động này nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
Bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Qua quá trình đấu tranh, lực lượng chức năng đã làm tan rã 3 tổ chức phản động, bắt và xử lý 107 đối tượng cầm đầu, cốt cán; kiểm điểm, răn đe giáo dục 158 đối tượng; tuyên truyền vận động, cảm hóa 683 đối tượng. Ngoài ra còn 15 đối tượng đang bị truy nã trên địa bàn. Hiện Công an tỉnh Điện Biên về cơ bản đã kiềm chế hoạt động tuyên truyền, tác động lôi kéo từ ngoài vào, quản lý chặt chẽ để ngăn các đối tượng tái hoạt động trở lại.
Bên cạnh việc xử lý nhóm đối tượng cầm đầu, các cấp chính quyền và lực lượng chức năng cũng có những biện pháp hỗ trợ người dân, đặc biệt là người dân tộc để họ ổn định cuộc sống, tập trung làm ăn phát triển kinh tế và không nghe theo những lời xúi giục huyễn hoặc từ các đối tượng phản động.
Trung tá Giàng A Minh, Phó trưởng phòng An ninh nội địa PA02 - Công an tỉnh Điện Biên cho biết: "Lực lượng chức năng tham mưu với các cấp chính quyền, tăng cường triển khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế. Hỗ trợ cây giống, con giống, hỗ trợ làm nhà cho các trường hợp bị lầm lỡ trở về địa phương để trở thành công dân tốt. Đặc biệt là hỗ trợ hơn 1.000 ngôi nhà cho người dân nghèo của Bộ Công an. Đến nay các ngôi nhà đã triển khai xong và người dân vào ở được một thời gian".
Trung tá Giàng A Minh, Phó trưởng phòng An ninh nội địa PA02 - Công an tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Trọng Phú)
Chương trình hơn 1.000 ngôi nhà mơ ước cho người dân nghèo của Bộ Công an triển khai tại Điện Biên có sự tham gia của các đơn vị Công an tỉnh, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc (Bộ Công an), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các nhà tài trợ đã triển khai và hoàn thiện nhà ở cho 380 hộ. Ngoài ra hỗ trợ 650 hộ tự thi công, mang lại mái ấm cho hàng nghìn người dân ở vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ yên tâm ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Công nhân vay nợ đưa cả số chủ tịch công đoàn cho tín dụng đen 'khủng bố' Chủ tịch công đoàn công ty bị lộ số điện thoại, nhóm cho vay tín dụng đen phát hiện ra, hằng ngày gọi điện "khủng bố", phải gửi đơn tới cơ quan công an. Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú kể chuyện bị "khủng bố" vì tín dụng đen - Ảnh: HÀ QUÂN Trong...