Bộ Công an ra quân dẹp xe quá tải
Trong 5 ngày đầu thực hiện kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý “ xe quá khổ, quá tải”, lực lượng Cảnh sát giáo thông (CSGT) đã xử lý hàng loạt xe vi phạm.
Lực lượng CSGT Quảng Trị xử lý lái xe vi phạm lỗi chở hàng quá tải.
“Dập hung thần” xa lộ
Chiều 5/4 lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, chỉ trong 3 ngày đầu ra quân lực lượng CSGT đã xử lý 14 trường hợp xe ô tô vi phạm về tải trọng. Qua đó phạt thành tiền 195 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 7 trường hợp, tước phù hiệu 5 trường hợp. Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, có trường hợp lái xe quá tải trọng đến 130,7%.
“Xe ô tô mang biển kiểm sát 75C- 041.40 có dấu hiệu quá tải trọng di chuyển theo hướng QL1 về Huế khi qua địa phận thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Sau khi kiểm tra giấy tờ xe, Tổ công tác tiến hành kiểm tra tải trọng do nghi xe tải chở hàng vượt quá tải trọng cho phép là vượt quá 130,7%. Tổ công tác đã tiến hành áp tải xe về trụ sở phòng để xử lý theo quy định…”, Trung tá Hương thông tin.
Lãnh đạo Phòng CSGT Quảng Trị cho biết, đã tập trung xử lý vi phạm trên quốc lộ trọng điểm, tỉnh lộ, các tuyến đường thường xuyên có phương tiện chở hàng quá tải. Bên cạnh đó, tập trung xử lý tại địa bàn khu vực khai thác khoáng sản, mỏ đá, mỏ cát, các trạm trộn bê tông, nhà máy sản xuất gạch, xi măng…
“Tập trung xử lý vi phạm quá tải trọng của xe, quá giới hạn của cầu đường… Lái xe cho vượt quá chiều cao xếp hàng, cho hàng lớn hơn thùng xe. Đặc biệt là lái xe tự ý cải tạo, thay đổi kích thước thành, thùng xe… Xử lý cả chủ xe giao, hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm…”, Trung tá Hương nhấn mạnh.
CSGT Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, từ 1 – 5/4 đã xử lý 84 trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải, vượt quá kích thước thành thùng xe…
Thuốc “đặc trị” những chiêu trò đối phó
Video đang HOT
Từ thực tế kiểm tra xử lý xe tải quá tải, Thiếu tá Đào Việt Long – Phó phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết, hàng ngày CSGT và các lực lượng phối hợp luôn phải đối diện với đủ chiêu trò của các tài xế. Từ việc cố thủ ở cabin, giấu giấy tờ, đi lòng vòng đến cả việc livestream vu khống lực lượng chức năng trên mạng xã hội… khi bị kiểm tra.
Ngày 3/4 (ngày thứ 3 ra quân) Đại úy Trần Quang Chinh, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết, phải mất nhiều giờ đồng hồ từ thuyết phục, đến sử dụng biện pháp mạnh mới xử lý xong 1 trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải.
“Cụ thể tại ngã tư Big C – Đại lộ Thăng Long khi CSGT dừng xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 29C-708x của đơn vị vận tải Trang Khởi Linh, lái xe đã không chịu xuất trình giấy tờ. Lái xe khẳng định: “Phải có ý kiến chủ doanh nghiệp mới xuất trình”. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ lực lượng đã lập biên bản lái xe vi phạm…”, Đại úy Chinh nói.
Tối 1/4, tại đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) khi tổ công tác dừng xe tải biển kiểm soát 29H-233x do tài xế Vũ Đức T. (SN: 1981, ở Lâm Đồng) điều khiển. Khi được thông báo kiểm tra tải trọng và yêu cầu tài xế đưa xe tải vào trạm cân, tài xế T. chốt cửa xe bỏ đi gọi điện thoại cho chủ xe để tìm “cứu trợ”. Sau hơn 1 tiếng tìm mọi cách “cứu trợ” bất thành, tài xế này mới chịu phối hợp đưa xe vào cân kiểm tra tải trọng. Kết quả, xe tải 29H-233x điều khiển vi phạm chở quá tải.
Thiếu tá Đào Việt Long cũng cho biết, việc xử lý vi phạm quá tải được CSGT Hà Nội tập trung làm quyết liệt từ trước đến nay. Tuy nhiên, thực hiện kế hoạch của Cục CSGT việc xử lý quyết liệt sẽ càng mạnh mẽ khi có sự vào cuộc của nhiều lực lượng chức năng khác.
Cũng với lực lượng CSGT, ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, thanh tra sở ngăn chặn xe quá tải trọng ngay từ đầu mối bốc, xếp hàng hóa, kho, bãi chứa.
“Thanh tra sở tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện, kích thước thành thùng xe, vệ sinh môi trường giao thông theo thẩm quyền. Đặc biệt, là các vi phạm trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, bùn, đất, phế thải xây dựng, kinh doanh, khai thác bến bãi, mỏ vật liệu…”, ông Quang nói.
Theo Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội), từ đầu năm 2021 đến nay lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính 2.003 trường hợp, phạt tiền hơn 7 tỷ đồng, tạm giữ 24 phương tiện.
Qua đó, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 175 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 14 xe ô tô tải. Trong đó, có 262 trường hợp vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải và 14 trường hợp vi phạm kích thước thành thùng…
Từ nay đến cuối năm 2021, Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư lắp đặt hệ thống cân tự động kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường, khu vực trọng điểm của Thủ đô. Với nhiều cách làm đồng bộ, quyết liệt góp phần sẽ chặn đứng sự lộng hành của các “hung thần” xe tải.
Trước đó (21/3), Cục CSGT ( Bộ Công an) cho biết, từ 1/4 sẽ thực hiện chuyên đề tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện. Cụ thể, từ ngày 1/4 đến 31/12/2021 sẽ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện.
Theo Cục CSGT, chuyên đề nhằm chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm người điều khiển, chủ phương tiện có hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện, thay đổi kích thước thành thùng xe trên đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Qua đó, đánh giá đúng thực trạng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần kiềm chế, giảm tai nạn giao thông. Đặc biệt, là các vụ tai nạn có nguyên nhân trực tiếp từ việc chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn. Bộ Công an huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện hiệu quả các nội dung, yêu cầu đề ra.
Nâng cao kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người; xâm hại trẻ em; bạo hành gia đình... mặc dù đã được kiềm chế song luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng và có diễn biến phức tạp, để lại những hậu quả lâu dài, rất khó khắc phục cho phụ nữ, trẻ em...
Công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Hình sự với các cấp Hội phụ nữ được chú trọng
Thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an về tăng cường các giải pháp trong phòng ngừa, đấu tranh nhằm bảo vệ an toàn cho phụ nữ và trẻ em, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự với các cấp Hội phụ nữ trong công tác phát hiện, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và bảo vệ các quyền, lợi ích cho phụ nữ, trẻ em trong quá trình tham gia giải quyết vụ án, vụ việc.
Cục Cảnh sát Hình sự đã tham mưu lãnh đạo Bộ Công an, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2546/QĐ- TTg phê duyệt "Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016- 2020"; hiện tiếp tục đề xuất xây dựng và triển khai Chương trình 2021- 2025; trong đó Hội LHPN Việt Nam chủ trì Tiểu đề án 2 của chương trình về "Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng".
Để thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người và Luật phòng, chống mua bán người năm 2012, lực lượng Cảnh sát hình sự luôn phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội phụ nữ trong các nội dung cơ bản như: xác minh, tiếp nhận và giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về.
Từ năm 2016 đến nay, hằng năm vào ngày "Toàn dân phòng, chống mua bán người" (30-7), lực lượng Cảnh sát hình sự đều phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN Việt Nam và Hội Phụ nữ các địa phương tổ chức các hoạt động mít tinh, truyền thông và phát động các hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng các phong trào toàn dân phòng, chống mua bán người.
Hoạt động truyền thông, diễu hành ngày "Toàn dân phòng, chống mua bán người" (30-7) được tổ chức từ năm 2016
Cục Cảnh sát Hình sự đã tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an ký và triển khai thực hiện Quyết định số 2468/QĐ-BCA-C41 về thực hiện Dự án 4 "Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người giai đoạn 2018- 2020". Thực hiện Dự án 4, Cục Cảnh sát Hình sự đã chỉ đạo, phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự- CA các địa phương triển khai Mô hình "Phòng điều tra thân thiện" tại 18 địa phương nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng, trong đó có các cấp hội phụ nữ với Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp điều tra thân thiện với các nạn nhân là phụ nữ bị mua bán và người dưới 18 tuổi là nạn nhân, nhân chứng, người vi phạm pháp luật trong các vụ án, vụ việc.
Phối hợp với ngành GD&ĐT và các cấp Hội phụ nữ tổ chức hơn 30 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực, bạo hành với phụ nữ, trẻ em và mua bán người tại cộng đồng cho gần 30.000 lượt thầy cô giáo, các em học sinh nhà trường tại các địa phương.
Tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an tham gia ký kết "Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019- 2022"; đồng thời xây dựng kế hoạch đôn đốc, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Hình sự- CA các địa phương phối hợp với các cấp hội phụ nữ thực hiện Chương trình.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2018 quy định về việc phối hợp thực hiện thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, lực lượng Cảnh sát Hình sự các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội phụ nữ trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ án có người dưới 18 tuổi, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của họ, đồng thời hỗ trợ các hoạt động điều tra được nhanh chóng, đúng pháp luật.
Ngoài ra, Cục Cảnh sát Hình sự đã cử 02 cán bộ tham gia Tổ tư vấn cho Hội LHPN Việt Nam để tư vấn việc chấp hành pháp luật và bảo vệ các quyền của phụ nữ, trẻ em là nạn nhân trong các vụ án phức tạp, nghiêm trọng hoặc có khó khăn trong quá trình xử lý.
Kịp thời phát hiện các quy định của pháp luật còn bất cập
Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em còn có diễn biến phức tạp; vì vậy cần sự sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ với lực lượng Cảnh sát hình sự.
Để công tác này đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới, quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Hình sự với các cấp Hội phụ nữ cần được duy trì thường xuyên, liên tục với những hình thức, nội dung phong phú nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, tập trung vào việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho người dân, tập trung vào các nhà trường, nhóm phụ nữ và trẻ em, địa bàn có nguy cơ cao; luôn đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền giúp người dân, đặc biệt là phụ nữ và các em có kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình và có ý thức, trách nhiệm tố giác tội phạm, cộng tác với cơ quan chức năng.
Các cấp Hội phụ nữ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát hình sự thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người và Kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, sau khi được phê duyệt.
Phối hợp nâng cao kỹ năng nhận diện tội phạm, kỹ năng tự bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em; hỗ trợ cơ quan điều tra trong xác minh, giải quyết tin báo, tố giác và điều tra các vụ án có nạn nhân là phụ nữ và trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trong quá trình tham gia tố tụng. Quá trình phối hợp cần kịp thời phát hiện, đề xuất bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp trong phòng, chống tội phạm xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Xe bọc thép cùng 6.000 người xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng Sáng 10/1, hơn 6.000 người cùng xe bọc thép, xe chuyên dụng đã tham gia lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 tại khu vực Mỹ Đình. Sau nhiều ngày tập luyện, diễn tập, sáng 10/1, Bộ Công an phối hợp với Bộ Quốc phòng làm lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần...