Bộ Công an quy định mức chi tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
Bộ Công an quy định mức chi cao nhất đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật và tổng đạo diễn các chương trình nghệ thuật là 200.000 đồng/buổi.
Màn biểu diễn của Đoàn nhạc Cảnh sát Việt Nam – Đoàn chủ nhà đăng cai tổ chức chương trình Nhạc hội Cảnh sát các nước ASEAN 2022. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định mức chi tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trong Công an nhân dân.
Thông tư này quy định các mức chi phục vụ cho tổ chức các hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong Công an nhân dân, gồm: Các Nhà hát trong Công an nhân dân; Đoàn Nghi lễ Công an nhân dân.
Thông tư này áp dụng đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân Công an, lao động hợp đồng, cán bộ tạm tuyển (diễn viên) hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong Công an nhân dân và các tập thể, cá nhân liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của lực lượng Công an nhân dân.
Các nội dung chi gồm: Bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn; Chi trả kinh phí nhuận bút, thù lao cho hoạt động sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác; Các khoản chi khác.
Dự thảo quy định mức chi bồi dưỡng tập luyện, biểu diễn như sau: Mức chi bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm các mức:
Video đang HOT
Mức 80.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), xiếc, rối; diễn viên hát chính (đơn ca), diễn viên múa chính (solist), nhạc công độc tấu (solist) với dàn nhạc; người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; chỉ đạo nghệ thuật và tổng đạo diễn.
Mức 60.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, rối; diễn viên hát chính thứ, diễn viên hát lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; diễn viên múa chính thứ, nhạc công chịu trách nhiệm lĩnh tấu trong dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thống, diễn viên chịu trách nhiệm lĩnh xướng trong dàn hợp xướng; kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng.
Mức 50.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch, xiếc, múa rối; diễn viên múa; hợp xướng viên; nhạc công dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng;
Mức 35.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ.
Mức chi bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm các mức sau đây:
Mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật và tổng đạo diễn các chương trình nghệ thuật.
Mức 160.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính thứ, nhạc công chính thứ, kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc.
Mức 120.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên phụ, nhạc công, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
Mức 80.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng.
Ngoài ra, các khoản chi khác bao gồm: Thuê địa điểm tập luyện, biểu diễn, khói lạnh, thuê trang phục, đạo cụ, màn hình led; ghi hình, chụp ảnh các chương trình nghệ thuật làm tư liệu, xây dựng video hình ảnh minh họa; thu thanh, mix đĩa; mua son, phấn trang điểm cho diễn viên, và các vật tư khác phục vụ tại các buổi biểu diễn được áp dụng theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, thanh toán theo thực tế chi trên cơ sở dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Ông Trịnh Văn Quyết: "Tôi đang bận"
Trước những thông tin đang được quan tâm liên quan ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, phóng viên đã liên hệ qua điện thoại với ông Quyết.
Liên quan đến thông tin báo chí đưa tin tạm hoãn xuất cảnh cũng như các thông tin khác liên quan ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC), chiều nay 28-3, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với ông Trịnh Văn Quyết để tìm hiểu thông tin.
Sau khi phóng viên giới thiệu qua điện thoại, ông Trịnh Văn Quyết chỉ nói ngắn gọn: "Tôi đang rất bận", rồi ngắt máy. Phóng viên tiếp đó đã nhắn tin và gọi điện thoại nhiều lần vào số máy của ông Trịnh Văn Quyết để tìm hiểu thêm thông tin nhưng vị Chủ tịch Tập đoàn FLC này đã không nghe máy hay phản hồi.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC - Ảnh: H.M.
Trước đó, trưa nay, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an cho biết thông tin ông Trịnh Văn Quyết, Tập đoàn FLC bị bắt giam là không chính xác. Ngoài ra, vị lãnh đạo này cho biết đã cử người xác minh, truy tìm thông tin cho rằng Cơ quan CSĐT đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết. "Tôi không phải là người ký quyết định hoãn xuất nhập cảnh đối với ông Quyết. Hiện tại tôi đang cử anh em đi kiểm tra xem tại sao lại có thông tin đó"- vị lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, thông tin.
Từ đêm 27-3, trên mạng xã hội đã xôn xao tin đồn liên quan đến Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, cho rằng ông này bị áp dụng biện pháp tố tụng để điều tra một số nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đến sáng 28-3, một số cơ quan báo chí thông tin các Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trịnh Văn Quyết trong thời gian 1 tháng, từ ngày 26-3, để làm rõ một số nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của ông Quyết.
Trước đó, vào tháng 1-2022, hành vi "bán chui" cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán.
Cụ thể, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được "đánh lên" với giá rất cao thì ngày 10-1-2022, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15-40 triệu cổ phiếu.
Ngay say đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1-2022 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn lại tiền đã mua.
Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định. Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra nói gì về thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị hoãn xuất cảnh? Một lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã trao đổi với phóng viên về thông tin lan truyền liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Trưa nay 28-3, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an cho biết thông...