Bộ Công an: Ô tô 4 chỗ không cần trang bị bình chữa cháy
Bộ Công an ban hành thông tư mới, bãi bỏ quy định ô tô từ 4 chỗ đến 9 chỗ ngồi phải trang bị bình chữa cháy.
Bộ Công an vừa ban hành thông tư 148/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 57/2015 hướng dẫn về trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20-2 tới đây.
Điểm mới đáng chú ý là Bộ Công an bãi bỏ quy định ô tô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Thay vào đó, việc trang bị bình chữa cháy sẽ chỉ bắt buộc đối với các loại phương tiện nhiều hơn 9 chỗ ngồi.
Trước đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 136/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật (PCCC và Luật sửa đổi), bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Nghị định này có nhiều điểm mới, trong đó bãi bỏ quy định xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi phải trang bị bình cứu hỏa như bấy lâu nay.
Như vậy, việc Bộ Công an ban hành thông tư 148/2020 nhằm thống nhất và phù hợp với quy định mới của Nghị định 136/2020.
Cách đây sáu năm, Bộ Công an ban hành thông tư 57/2015 hướng dẫn việc trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông đường bộ.
Theo đó, xe từ 4-9 chỗ ngồi phải trang bị một bình bột chữa cháy loại dưới 4 kg, hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại dưới 4 kg. Nếu không trang bị, tài xế sẽ bị phạt tiền 300.000-500.000 đồng.
Video đang HOT
Ngay thời điểm ban hành, thông tư 57/2015 đã gây nhiều tranh cãi về tính khả thi cũng như hiệu quả trong việc PCCC khi bắt buộc xe dưới 9 chỗ ngồi cũng phải lắp bình cứu hỏa.
Đến tháng 4-2020, Bộ Công an lấy ý kiến để xây dựng dự thảo thông tư thay thế Thông tư 57/2015. Bộ Công an đề xuất bãi bỏ quy định xe từ 4 đến 9 chỗ ngồi phải trang bị bình chữa cháy.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Trong đó, Nghị định quy định rõ về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với: cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới.
Theo quy định, đối với khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau:
1- Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
2- Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
3- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4- Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Điều kiện an toàn đối với phương tiện giao thông
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 9 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
2- Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
3- Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
4- Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau:
1- Các điều kiện theo quy định ở trên;
2- Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
3- Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
4- Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
5- Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
6- Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
7- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
8- Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ "B", ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Hà Tĩnh có gần 300 ôtô kinh doanh vận tải đã mang biển vàng Sau hơn nửa tháng triển khai Thông tư 58 của Bộ Công an về quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh đã đổi thành công gần 300 biển số xe hoạt động kinh doanh vận tải. Người dân chỉ cần thông báo đến cơ quan...