Bộ Công an điều động gần 1.000 cán bộ chiến sĩ về địa phương
Từ khi sắp xếp bộ máy, có 985 cán bộ, chiến sĩ điều động từ cơ quan Bộ Công an về địa phương; trên 5.900 cán bộ được tăng cường từ tỉnh về huyện
Chiều 25/3, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Quý I/2019, tổng kết cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và kết quả triển khai, thực hiện Nghị định số 01 của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Theo kết quả Bộ Công an công bố, từ khi thực hiện Nghị định 01 của Chính phủ đến nay, đã có 985 cán bộ, chiến sĩ điều động từ cơ quan Bộ về địa phương; trên 5.900 cán bộ được tăng cường từ Công an cấp tỉnh xuống công an cấp huyện; trên 3.200 cán bộ được tăng cường từ công an cấp huyện xuống công an cấp xã.
Thông tin về công tác đấu tranh phong chống tội phạm, Bộ Công an cho biết hầu hết các chỉ tiêu đặt ra đều đạt và hoàn thành vượt mức: Phạm pháp hình sự giảm 1,83%; tỷ lệ điều tra khám phá án hình sự vượt chỉ tiêu đề ra (đạt tỷ lệ 80,23%, cao hơn 4,64% so với thời gian liền kề trước cao điểm); giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nổi lên về tội phạm, nhất là đấu tranh trấn áp mạnh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan “ tín dụng đen”, tội phạm kinh tế, tham nhũng, môi trường, đánh bạc, tổ chức đánh bạc và bắt truy nã đạt cao hơn so với cùng thời gian cao điểm năm 2018.
Trong đó, công tác tấn công trấn áp và truy bắt tội phạm ma túy đạt nhiều kết quả nổi bật. Công an đã triệt phá được nhiều đường dây, tụ điểm mua bán ma túy lớn (điển hình vụ bắt 300kg ma túy đá tại TP. Hồ Chí Minh). Công tác điều tra, xử lý tội phạm đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mỗi năm đạt từ 90% đến 94,6 %.
Theo thống kê từ ngày 16/11/2018 đến 15/2/2019, do triển khai quyết liệt các biện pháp nên tội phạm được kiềm chế; điều tra, khám phá phạm pháp hình sự đạt tỷ lệ cao (79,22%); đã điều tra, xử lý 30.196 vụ phạm tội (trong đó, tội phạm hình sự: 10.515 vụ; tội phạm kinh tế: 6.458 vụ; tội phạm tham nhũng, chức vụ: 71 vụ; tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường: 6.590 vụ, đặc biệt là tội phạm ma túy: 6.562 vụ).
Theo Danviet
Bàn tay sạch, tâm sáng đã xắp xếp lại Bộ Công an
Thiếu tướng Lê Văn Cương đánh giá cao quyết tâm chính trị của lãnh đạo Bộ Công an, đứng đầu là Bộ trưởng Tô Lâm trong việc tinh gọn bộ máy.
Năm 2018, Bộ Công an là Bộ tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 về sắp xếp tổ chức bộ máy bằng việc xóa bỏ cấp trung gian gồm 6 Tổng cục. Ngoài ra, hơn 60 đơn vị cấp cục được tinh giảm.
Video đang HOT
Đây là một trong những dấu ấn của ngành công an năm vừa qua.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an đánh giá đây là cuộc "cách mạng" có tính chất bước ngoặt về tổ chức bộ máy của ngành.
Bộ Công an đã thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: "Việc cắt giảm khâu trung gian - các Tổng cục là một cuộc cách mạng thực sự". Ảnh: Đỗ Thơm
Chủ trương này bắt nguồn từ việc bộ máy Nhà nước từ Chính phủ đến các Bộ, tỉnh thành...được nhận định là cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian. Đây là một trong những điểm nổi bật của bộ máy trước Nghị quyết Trung ương 6.
Đã nặng nề, cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian thì sẽ xa dần.
"Một bộ máy công quyền mà xa dân, không gần dân thì sẽ rất nguy hiểm. Vì sẽ không nắm bắt được những nhu cầu chính đáng của người dân", ông Cương phân tích.
Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ, để triển khai Nghị quyết Trung ương 6, lãnh đạo Bộ Công an dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cùng với các đồng chí Thứ trưởng đã làm một cuộc "cách mạng" về bộ máy.
Với tư cách là một người đã làm hơn 40 năm trong lực lượng công an, vị nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an đã chứng kiến 5 - 7 lần thay đổi bộ máy nhưng năm 2018 là thay đổi mang tính bước ngoặt.
Tính cách mạng thể hiện ở chỗ dứt khoát phải cắt bỏ trung gian", Thiếu tướng Lê Văn Cương nói."Nó thể hiện ở chỗ các đơn vị Tổng cục nay đã không còn nữa, từ 126 đơn vị Vụ, Cục bây giờ chỉ còn 60.
Ông cho rằng, có thể nói để xảy ra những vụ trọng án của Bộ Công an vừa rồi xử lý như vụ của ông Phan Văn Vĩnh, ông Nguyễn Thanh Hóa, Vũ "nhôm" có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có lý do từ bộ máy cồng kềnh, nặng nề nên không sát sao được mọi việc.
"Một trong nguyên nhân của những vụ trọng án liên quan đến cán bộ cao cấp công an giai đoạn vừa qua có nguyên nhân từ bộ máy nặng nề cồng kềnh.
Lãnh đạo không nắm được thông tin, không chỉ đạo trực tiếp được, cách bước.
Chính vì thế, việc cắt giảm khâu trung gian - các Tổng cục là một cuộc cách mạng thực sự.
Thời điểm này, trong Chính phủ, chưa Bộ nào làm được như Bộ Công an cả.
Tôi đánh giá rất cao quyết tâm chính trị của lãnh đạo Bộ Công an, đứng đầu là Bộ trưởng Tô Lâm", Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Theo ông, nếu không có quyết tâm chính trị thì không thể làm được.
Ông nhận định: "Quyết tâm chính trị là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều kiện đủ là cần người có bàn tay sạch, tâm sáng.
Bởi thu gọn bộ máy, bỏ đi các Tổng cục, thu gọn tinh giảm các Vụ, Cục là đụng chạm đến lợi ích của rất nhiều tướng lĩnh và hàng ngàn cấp tá.
Từ chỗ 4,5 phòng nhập lại làm một, chắc chắn sẽ có người xuống làm phó. Các địa phương cũng vậy.
Cho nên, cuộc cách mạng này đụng chạm đến lợi ích thiết thân của cán bộ trung cao cấp.
Vì thế, tôi đánh giá rất cao quyết tâm chính trị và tâm sáng của tập thể lãnh đạo Bộ Công an".
Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ là xung quanh việc cắt giảm đầu mối trung gian, dư luận cũng có nhiều ý kiến.
Dư luận bên ngoài ngành còn chờ, phân vân đợi xem mô hình này phát huy hiệu quả đến đâu.Trong lực lượng công an, một số cán bộ cũng chưa thật đồng tình nhưng số này không nhiều.
"Quan điểm của tôi là sau khi thực hiện mô hình này, lực lượng công an chỉ có mạnh lên.
Với mô hình này, từ năm 2019, lực lượng công an chắc chắn sẽ mạnh lên.
Bởi, từ nay, các đồng chí lãnh đạo Bộ, từ Bộ trưởng đến các Thứ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp phần việc họ được phân công, không qua khâu trung gian nào cả.
Lúc này, từ Bộ trưởng đến các Thứ trưởng, Cục trưởng phải làm việc cách khác, phải nghe trực tiếp, chỉ đạo trực tiếp, cấp dưới phải nắm bắt tình hình cụ thể, báo cáo cụ thể.
Vì thế, với mô hình mới này, lực lượng công an chỉ có mạnh lên.
Đâu đấy có những ý kiến lo lắng, nêu khó khăn nhưng theo tôi chắc chắn chắn mô hình này chỉ mang lại thuận lợi, tích cực", Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định.
Đỗ Thơm
Theo GDVN
Công an TP.HCM kiên quyết không để tội phạm lộng hành Bộ Công an đánh giá cao kết quả điều tra, kéo giảm tội phạm trong năm qua của Công an TP.HCM và đề ra các mục tiêu để phấn đấu. Chiều 11-1, Công an TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai công tác năm 2019. Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch...