Bộ Công an đề xuất ô tô không được dừng quá 5 phút
Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất cấm dừng ô tô quá 5 phút của Bộ Công an nhưng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Dự thảo mới nhất của Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an hoàn tất. Theo đó, dự luật này quy định về việc dừng, đỗ xe không có nhiều điểm khác biệt so với Luật Giao thông đường bộ 2008. Tuy nhiên, đáng chú ý, bộ này đề xuất quy định ô tô không được dừng quá 5 phút.
Quy định về dừng, đỗ xe
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 18 của dự thảo quy định về dừng xe: Dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông trong thời gian không quá 5 phút và người lái xe không rời vị trí điều khiển, trừ trường hợp xuống để mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe.
Khoản 2 điều này cũng quy định đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện mà không phải dừng xe.
Dự thảo cũng quy định khi dừng, đỗ xe trên đường, người lái phải có tín hiệu báo cho người lái xe khác biết khi vào vị trí dừng, đỗ xe và chỉ được rời khỏi xe khi đã kéo thắng tay hoặc thực hiện các biện pháp an toàn.
Trường hợp xe gặp sự cố kỹ thuật hoặc buộc phải đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ, phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm phía sau xe và có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh và đánh lái về phía lề đường.
Ngoài ra, tại khoản 4 điều này cũng quy định người điều khiển xe không được dừng xe, đỗ xe bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi có tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng…
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Như vậy, với quy định hiện hành, không giới hạn thời gian cụ thể.
Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ của Bộ Công an quy định ô tô không dừng quá 5 phút. Ảnh: HOÀNG GIANG
Nên quy định cụ thể vào hành vi
Video đang HOT
ThS Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, cho rằng đây cũng là một đề xuất phù hợp. Đối với xe buýt, thời gian dừng tối đa chỉ 1-1,5 phút, thậm chí có trạm chỉ 30 giây, đủ cho hành khách lên xuống xe. Mục đích quy định về thời gian như vậy là để tránh các hiện tượng kẹt xe trong TP.
Theo ông Tính, sau khi luật có hiệu lực, cơ quan chức năng nên có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định của từng loại xe. Ví dụ, xe du lịch trên 50 chỗ dừng đón khách thì 5 phút không đủ, xe dưới 30 chỗ thì 5 phút lại dư thừa.
“Bước đầu dự luật quy định vậy là phù hợp, sau đó khi đưa vào thực tế áp dụng, nếu thấy thời gian không phù hợp thì các doanh nghiệp vận tải có thể đặt vấn đề” – ông Tính nói.
Chuyên gia ô tô, xe máy Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng quy định này là phù hợp, nhiều nước đã áp dụng như vậy. Điển hình, ở Đức quy định dừng trên 5 phút và xuống đi ra khỏi xe có nghĩa là đỗ xe; dừng để khách lên xuống thì không cần thời gian 5 phút, còn dừng xe để chờ người khác là không được phép. Tại một số khu vực dành cho người đi bộ, ô tô chỉ được dừng trước 6 giờ sáng.
Ông Đồng cũng cho rằng có những trường hợp xếp hàng, dọn nhà, hay đơn giản như dừng ăn phở thì đã mất đến nửa tiếng nhưng đó là nhu cầu của người dân. Vì vậy, quy định muốn xử lý tình huống nào thì nhà làm luật nên quy định thẳng về hành vi hoặc loại xe đó, không nên quy định chung chung làm khó cho người dân.
“Chẳng hạn, xe kinh doanh không được vào sân bay Tân Sơn Nhất quá 5 phút thì không ai dám làm trái cả” – ông Đồng lấy ví dụ.
Minh bạch là quan trọng chứ không phải ai đứng ra cấp GPLX
Năm 1995, việc đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) từ ngành công an được chuyển về Bộ GTVT. Nhiều khả năng, việc này lại được chuyển lại cho ngành công an.
Trước năm 1995, Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX). Từ 1995, công tác này được chuyển sang ngành giao thông vận tải quản lý.
Trong bối cảnh phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, bùng nổ nhu cầu đi lại, việc đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 1995 cả nước chỉ hơn 3,9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, đến năm 2019 con số này là hơn 66 triệu xe.
Phương tiện tăng nhanh theo tỷ lệ tăng dân dân số, nhưng tai nạn giao thông liên tiếp giảm cả 3 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương) nhờ công tác sát hạch đào tạo lái xe không ngừng được nâng cao, hoàn thiện.
Đánh giá của Tổng cục Đường bộ VN cho thấy, số người chết do tai nạn giao thông theo tỷ lệ trên 100.000 GPLX giảm 44,06 lần. Cụ thể, năm 1995 là 661 người thì đến năm 2019 còn dưới 15 người.
Số người chết trên 10.000 phương tiện đường bộ cũng giảm 12,27 lần. Cụ thể, năm 1995 là 13,9 người, năm 2020 là 1,29 người.
Trải qua 25 năm công tác đào tạo cấp GPLX qua các giai đoạn, không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Từ 127 cơ sở đào tạo lái xe năm 1995 đến nay đã có 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, 339 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa, hệ thống cơ sở đào tạo lái xe.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN nhìn nhận, công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã có bước tiến rõ rệt khi chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.
Siết đào tạo lái xe, giám sát cả thời gian tập lái trên đường
Hệ thống giáo trình, nội dung chương trình đào tạo đang dần được quy chuẩn hoá đổi mới theo hướng hiện đại hoá GPLX theo thông lệ quốc tế để tăng cường hội nhập. Hiện nay GPLX của Việt Nam đã được công nhận sử dụng trên 85 nước.
Tuy nhiên, quá trình đào tạo sát hạch lái xe cũng có những hạn chế nhất định. Nội dung chương trình đào tạo có một số cơ sở quản lý chưa chặt. Không ít lần Thủ tướng Chính phủ phải yêu cầu rà soát lại việc cấp GPLX, cũng như việc đào tạo sau những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Đảm bảo giám sát công khai, minh bạch
Ông Quyền đánh giá thêm, hiện nay toàn bộ công tác sát hạch, đào tạo lái xe trên toàn quốc đã được kết nối về các Sở GTVT và Tổng Cục đường bộ.
Các cơ quan quản lý trên toàn quốc có thể giám sát qua hệ thống kết nối. Người dân cũng có thể giám sát qua màn hình cơ quan sát hạch.
Việc giám sát trong quản lý xử phạt vi phạm giữa lực lượng công an và Tổng cục Đường bộ cũng đã hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch.
Tổng cục Đường bộ đã phối hợp với Cục CSGT trong việc tra cứu, quản lý vi phạm của người lái xe, nên đã hạn chế các trường hợp GPLX bị tước quyền sử dụng, bị tạm giữ nhưng người lái xe lại giả khai báo mất để xin cấp lại.
Theo cơ chế phối hợp hiện nay, trên hệ thống dữ liệu GPLX, Tổng cục Đường bộ cung cấp địa chỉ truy cập, tổng đài nhắn tin để lực lượng CSGT truy cập, tra cứu họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, hạng GPLX, ngày cấp, nơi cấp, ngày hết hạn, số phôi, ảnh người lái xe... Như vậy ngành công an có thể kiểm soát việc cấp GPLX cho các trường hợp bị thu giữ.
Ngược lại Cục CSGT phải cung cấp các dữ liệu về vi phạm của người lái xe như GPLX bị tước quyền sử dụng, GPLX bị tạm giữ để ngành GTVT tra cứu khi cấp lại GPLX cho người báo mất.
Nếu dữ liệu về GPLX (Tổng cục Đường bộ quản lý) và dữ liệu về vi phạm (CSGT quản lý) đầy đủ, được kết nối đầy đủ sẽ kiểm soát chặt chẽ GPLX và các vi phạm của người lái xe.
Phân định rõ nhiệm vụ trách nhiệm bộ ngành
Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) Diệp Năng Bình cho rằng, quan trọng nhất trong việc đào tạo sát hạch lái xe là nâng cao chất lượng bằng việc công khai, minh bạch, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật.
Hiện nay, ngành giao thông vận tải quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch và cấp bằng lái; Bộ Y tế ban hành quy định về quản lý sức khỏe tài xế; Bộ Công an kiểm tra, xử phạt vi phạm trên đường. Như vậy, ba bộ đã được phân định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm.
Cách phân chia này sẽ không có sự chồng chéo. Mọi khâu đã được minh bạch hơn. Vì vậy, cũng không nhất thiết phải chuyển hoạt động sát hạch, cấp GPLX cho ngành công an vì có thể tạo ra nhiều xáo trộn.
Hơn nữa, sẽ thiếu khách quan nếu một đơn vị vừa cấp bằng lái, vừa quản lý, giám sát lại thêm xử phạt.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, sau 25 năm đào tạo sát hạch lái xe đã được cải tiến rất nhiều.
Bộ GTVT cũng đưa rất nhiều điều kiện, tiêu chuẩn để các Trung tâm đào tạo nâng cao chất lượng cho người học tốt nhất.
Tuy nhiên, cái kém nhất của chúng ta hiện nay là ý thực của người học còn kém và mang tính đối phó.
Khi được hỏi về quan điểm chuyển việc đào tạo sát hạch cấp bằng lái xe sang Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông để Bộ Công an quản lý thay vì Bộ GTVT như hiện nay. Ông Thanh cho biết: Quyền tối cao là của Chính phủ, của Quốc hội. Nhưng kinh nghiệm thực tiễn cho thấy nên để cho bộ ngành dân sự quản lý đào tạo sát hạch cấp bằng lái xe thay vì lực lượng vũ trang.
Liên quan đến đề quy định GPLX được cấp 12 điểm mỗi năm, Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, hiện nay nếu mắc lỗi nặng có thể bị tước bằng lái vài tháng, điều này sẽ gây khó khăn cho những người kiếm sống bằng nghề lái xe. Do vậy việc trừ điểm vừa mang tính răn đe lại vừa nhân văn hơn khi lái xe còn cơ hội để sửa sai.
Việc "cấp vốn" cho mỗi người 12 điểm trên GPLX mang tính răn đe cao, từ đó tài xế sẽ phải chú ý hơn khi ra đường để không bị trừ điểm. Ai cũng sợ bị tước bằng lái nên sẽ phải rất cẩn thận khi tham gia giao thông. Bởi chỉ cần 2 - 3 lần vi phạm là GPLX coi như hết tác dụng.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân phát sinh các tiêu cực. Bởi nếu gần hết điểm thì người tài xế lại lót tay, sẽ dẫn đến làm hư "cán bộ".
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, đường mòn, lối mở Ngày 24-7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có công văn số 3952/CV-BCĐ gửi Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân tỉnh các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát nhập cảnh và quản lý người nước ngoài nhập cảnh. (Ảnh minh họa) Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát....