Bộ Công an đề xuất 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo
Bộ Công an đề xuất quy định về 6 trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng mà không cần cảnh báo.
Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo là về quản lý, sử dụng vũ khí. Các quy định được Bộ Công an đưa ra cơ bản kế thừa từ luật hiện hành.
Bộ Công an đề xuất quy định chi tiết các trường hợp được nổ súng quân dụng (ảnh minh họa). Ảnh CHINHPHU.VN
Miễn trách nhiệm khi sử dụng đúng quy định
Dự thảo quy định 4 nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT), an toàn xã hội.
Thứ nhất, phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng.
Bộ Công an đề xuất 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo
Thứ hai, chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay.
Thứ ba, không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Thứ tư, trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
Vẫn theo dự thảo, người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ quy định.
Trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng… thì bị xử lý theo quy định.
Lực lượng công an thu hồi các loại vũ khí do người dân giao nộp. Ảnh T.N
Khi nào được nổ súng?
Dự thảo của Bộ Công an cũng quy định rõ các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT.
Trong đó, người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau:
Thứ nhất, đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Thứ hai, đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Thứ ba, người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm.
Thứ tư, khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ năm, được nổ súng vào phương tiện giao thông (trừ phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài, tổ chức quốc tế) để dừng phương tiện nếu đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép…
6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo
Đáng chú ý, dự thảo luật quy định 6 trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo.
Thứ nhất, đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó.
Thứ hai, đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ.
Thứ ba, đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Thứ năm, đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ.
Thứ sáu, được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Xem nhanh 12h ngày 6.12: Thời sự toàn cảnh
Đắk Lắk thu giữ thêm gần 1.400 khẩu súng các loại
Sau hơn 2 tháng tiếp tục mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, lực lượng Công an toàn tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi 1.399 khẩu súng các loại.
Thượng tá Nguyễn Huy Thành, Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong đợt phát động này, lực lượng Công an trên toàn tỉnh đã có nhiều cách làm hay trong việc vận động người dân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ các loại. Công an nhiều xã, phường, thị trấn đã tích cực đến từng hộ dân để tuyên truyền về tác hại, những hệ lụy xấu của việc mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại súng tự chế, công cụ hỗ trợ trái phép và vận động nhân dân giao nộp. Rất nhiều người dân đã nhận thức được nên tự giác giao nộp vũ khí.
Hàng nghìn khẩu súng tự chế được thu giữ.
Sau hơn 2 tháng (từ tháng giữa tháng 8 đến tháng 11/2023), Công an toàn tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi được hơn 4.000 vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ các loại. Trong đó, có 1.399 khẩu súng gồm 21 khẩu súng quân dụng và 1.378 súng tự chế; 2.118 viên đạn, 237 vũ khí thô sơ và 234 công cụ hỗ trợ trái phép.
Lãnh đạo Cục Cảnh sát QLHC về TTXH Bộ Công an kiểm tra số vũ khí thu giữ.
Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (từ ngày 12/6 đến ngày 20/7/2023). Trong đợt này, Công an tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi được 4.576 vũ khí, vật liệu nổ các loại. Trong đó, thu được 1.278 khẩu súng các loại, 2.666 viên đạn... vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, 5,2 kg đạn chì, 1,7kg thuốc nổ
Vụ 2 trụ sở xã ở Đắk Lắk bị tấn công: Đã bóc gỡ đối tượng cầm đầu Ngày 16.6, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức Hội nghị báo cáo viên T.Ư tháng 6. Tại hội nghị, thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh văn phòng Bộ Công an, đã thông tin về vụ việc xảy ra tại H.Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) ngày 11.6 vừa qua. Theo thiếu tướng Đặng Hồng Đức, khoảng 0 giờ 35 ngày 11.6, hai nhóm đối...