Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin các chuyến bay ‘giải cứu’
Liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cung cấp danh sách chi tiết chuyến bay giải cứu công dân về nước để phục vụ điều tra, mở rộng vụ án.
Trước đó, ngày 17/2, Cơ quan ANĐT Bộ Công an có công văn gửi đến Bộ trưởng Bộ GTVT về việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra vụ án. Trong văn bản gửi đến Bộ GTVT, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm một số nội dung như: Làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay “giải cứu” (không trả phí) và chuyến bay “combo” (có trả phí) đưa công dân Việt Nam về nước bắt đầu từ thời điểm nào?. Căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay và các quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay combo, giải cứu như thế nào?…
Bị can Nguyễn Thị Hương Lan.
Quy trình, thủ tục tiếp nhận đề xuất, xử lý việc xét duyệt cho các hãng hàng không/công ty/ doanh nghiệp thực hiện chuyến bay “Giải cứu”, “Combo” tại Bộ GTVT; căn cứ, tiêu chí, cơ sở để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay; điều kiện, tiêu chuẩn công ty/ doanh nghiệp được tham gia chuyến bay “Giải cứu”, “Combo”; điều kiện, tiêu chuẩn của công dân được về nước theo các chuyến bay “Giải cứu”, “Combo”, được quy định tại văn bản nào…
Cơ quan ANĐT cũng đề nghị cung cấp danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay (thời gian, số hiệu máy bay, sân bay cất, hạ cánh) và các doanh nghiệp đã được Bộ GTVT cấp phép triển khai các chuyến bay giải cứu, combo. Danh sách công dân từ nước ngoài về trên các chuyến bay giải cứu và hợp đồng, chi phí thanh toán của từng chuyến bay, điều kiện để công dân về nước trên các chuyến bay này dựa vào quy định nào cũng được yêu cầu làm rõ.
Video đang HOT
Bộ Công an còn đề nghị cung cấp danh sách cá nhân tại Bộ GTVT làm nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay combo, giải cứu.
Liên quan đến vụ án trên, trước đó, ngày 28/1, Cơ quan ANĐT đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Hương Lan (48 tuổi, Cục trưởng Lãnh sự Bộ Ngoại giao), cùng ba người tại Bộ này là Đỗ Hoàng Tùng (42 tuổi, Phó Cục Lãnh sự); Lê Tuấn Anh (40 tuổi, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự); Lưu Tuấn Dũng (35 tuổi, Phó phòng Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao). Cả bốn người đều bị điều tra tội “Nhận hối lộ”.
Các bị can này bị cáo buộc có hành vi “trục lợi cá nhân” khi xét duyệt cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.
Cục trưởng và phó cục trưởng Bộ Ngoại giao bị bắt về tội nhận hối lộ
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can cục trưởng, cục phó của Bộ Ngoại giao cùng hai người khác là cán bộ của bộ này để điều tra về tội nhận hối lộ.
Từ trái sang phải: Bà Nguyễn Thị Hương Lan - cục trưởng Cục Lãnh sự, ông Đỗ Hoàng Tùng - phó cục trưởng Cục Lãnh sự và các bị can Lê Tuấn Anh, Lưu Tuấn Dũng - Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 28-1, trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Hành vi sai phạm của các bị can xảy ra trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân.
Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người gồm Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng, phó phòng bảo hộ công dân của cục này.
Các bị can bị điều tra về tội nhận hối lộ.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan an ninh điều tra đã tống đạt các quyết định và lệnh nêu trên, đồng thời thực hiện khám xét nơi làm việc của các bị can.
Trung tướng Xô cho biết cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của các bị can.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Tuy nhiên thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1, báo chí cũng đặt câu hỏi việc công dân về nước theo các chuyến bay giải cứu phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn và nghi vấn có trục lợi từ các chuyến bay giải cứu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: Chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Điều này cần đặt trong bối cảnh trong nước có những thời điểm hết sức khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo công dân không liên hệ với những cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống, không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới trung gian nào.
"Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Bộ Công an sẽ điều tra triệt để, xử lý nghiêm sai phạm tại Công ty Việt Á Đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an khẳng định sẽ điều tra triệt để, xử lý nghiêm những sai phạm liên quan đến Công ty Việt Á. Thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố liên quan đến bộ kit xét nghiệm Covid-19 (còn gọi là kit...