Bộ Công an cảnh báo nạn buôn người diễn biến phức tạp và gia tăng
Sáng 15.10, tại TX.Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người các địa phương trọng điểm phía nam”.
Ảnh minh họa
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá của các địa phương cho thấy tình trạng mua bán người đang diễn biến phức tạp và có thể gia tăng trong thời gian tới.
Theo đó, đối tượng xâm hại chính của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi), có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo; ở vùng sâu vùng xa biên giới. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đổi đời của phụ nữ, tội phạm mua bán người lừa họ bán ra nước ngoài.
Theo báo cáo tổng quan của Tổng cục Cảnh sát tại hội thảo, 10 tỉnh trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, TP.Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang, Bình Phước.
Theo thông kê từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn các tỉnh này xảy ra 182 vụ, bắt 480 nghi can, giải cứu 725 nạn nhân. Riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tại 10 tỉnh này đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân.
Video đang HOT
Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện nhiều nhất với 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ, Hậu Giang 16 vụ…
Nhiều đường dây mua bán người sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan bị triệt phá và đưa ra xét xử.
Tại hội thảo, đã có nhiều ý kiến của đại biểu nêu ra các phương pháp tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành để nhằm giảm số vụ, nạn nhân liên quan đến việc mua bán người.
Thời gian qua, tội phạm mua bán người hoạt động tinh vi, có tổ chức chặc chẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác giải cứu và điều tra phá án.
Theo TNO
Đường dây mua bán trẻ sơ sinh sang TQ
Thời điểm bị bán sang Trung Quốc, cháu nhỏ nhất mới chỉ 10 ngày tuổi, cháu lớn nhất 7 tháng tuổi. Điều bất ngờ là có cháu bị chính cha mẹ ruột bán.
Cục CSĐT Tội phạm về Trật tự xã hội (C45, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) vừa cho biết đã nhận được đề nghị phối hợp từ cơ quan chức năng Trung Quốc trong việc điều tra, xác minh đường dây mua bán 10 trẻ sơ sinh từ Việt Nam sang nước này.
Mẹ bán cả con
Theo thượng tá Trần Đình Huấn, Phó trưởng Phòng Phòng chống tội phạm mua bán người và tội phạm liên quan tới trẻ em (Phòng 6, C45), ngày 15/7/2011, Công an tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc triệt phá chuyên án mua bán trẻ sơ sinh từ Việt Nam sang Trung Quốc, bắt 43 đối tượng, trong đó có 10 bị can là người Việt Nam.
Trong chuyên án này, Công an Trung Quốc giải cứu thành công 10 trẻ sơ sinh, tất cả đều là bé trai, cháu nhỏ nhất khoảng 10 ngày tuổi và lớn nhất 7 tháng tuổi. Sau khi tiếp nhận đề nghị phối hợp điều tra, bước đầu cơ quan chức năng Việt Nam làm rõ các đối tượng đã mua bán, vận chuyển trẻ em từ các tỉnh phía Nam ra TP Móng Cái - Quảng Ninh, sau đó vượt sông Ka Long sang Trung Quốc.
Bước đầu, các đối tượng khai trên đường di chuyển thường cho các cháu uống thuốc ngủ. Khi đến cảng Phòng Thành ở tỉnh Quảng Tây, chúng sẽ móc nối với các nhóm tội phạm người Trung Quốc để bán tiếp đi các nơi khác. Phần lớn bên mua các bé này là những người muốn có thêm con hoặc muốn dùng trẻ em làm nô lệ lao động. Trong khi đó, trong số các cháu bị bắt mang bán, có bé bị đánh cắp, có bé bị chính cha mẹ ruột của mình bán đi. Điều này khiến việc đưa các cháu trở lại gia đình rất khó khăn.
Cảnh sát TQ giải cứu trẻ sơ sinh bị bắt cóc ở nước này (Ảnh minh họa)
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định được mẹ của 2 cháu bé, còn 8 cháu chưa rõ thân nhân. Điều đáng buồn là mẹ của 2 cháu bé cũng nằm trong số 10 nghi can buôn bán trẻ em. "Chính mẹ ruột của các cháu đã mang bán con. Hai cháu bé này khi đưa về Việt Nam sẽ nuôi trong trung tâm bảo trợ xã hội vì mẹ của chúng đang bị tạm giam để điều tra" - thượng tá Huấn cho biết.
Phải xét nghiệm ADN
Theo thượng tá Huấn, sau khi được giải cứu, tất cả các cháu bé được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ Cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây. Bộ Công an Trung Quốc và cơ quan chức năng của Việt Nam đang xúc tiến các thủ tục để trao trả, tiếp nhận các cháu.
Việc xác định nguồn gốc của các cháu bé cũng rất khó khăn do còn phải xác minh lời khai các đối tượng. Trong 10 đối tượng bị bắt, đa số vẫn chưa chịu hợp tác hoàn toàn. Người thì khai đúng một phần, đối tượng khác lại khai man nên khi xác minh các địa chỉ, sự việc không có thật nên việc điều tra vẫn phải tiếp tục.
Do thời điểm bị bắt, thông tin về các cháu bé hầu như không có nên việc xác minh sẽ được tiến hành bằng cách đối chiếu kết quả xét nghiệm ADN. Hiện tại, 8 cháu bé đang được chăm sóc và chờ xét nghiệm ADN. Dự kiến tháng 12 tới, phía Trung Quốc sẽ trao trả 2 cháu bé đã rõ lai lịch, số còn lại chỉ gửi kết quả thử ADN để khi nhân thân phía Việt Nam trình báo sẽ tiến hành lấy mẫu, giám định.
"Chúng tôi đã sang trung tâm bảo trợ ở phía Trung Quốc để thăm các cháu bé. Các cháu ở chung trung tâm với nhiều đối tượng bảo trợ khác. Nhìn chung, các cháu bị đưa đi một quãng đường dài, chăm sóc không tốt nên sức khỏe cũng không được tốt. Tình trạng các cháu đã khá hơn nhiều so với lúc được phát hiện. Cũng trong thời gian qua, khá nhiều người mất con đã gọi điện để dò hỏi thông tin, có người tâm sự, hỏi cách tìm lại con đã mất tích"- thượng tá Huấn cho biết.
Ai có con bị cho, bán, mất tích trước ngày 15/7/2011 hoặc biết về các vấn đề liên quan, cần liên hệ C45 Bộ Công an (14/38 ngõ 55 đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình - TP Hà Nội; ĐT: 06944763, Fax: 0437236454).
Theo 24h
Đón con của bạn ở nhà trẻ, đem đi bán Chiều 12/10, Đại tá Lê Văn Tam, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, đã đến thăm, khen thưởng cho Công an quận Hải Châu và Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP về thành tích nhanh chóng bắt giữ đối tượng bắt cóc trẻ em. Trước đó, chị Huỳnh Thị Hiền (SN 1991,...