Bộ CHQS tỉnh Nghệ An bàn giao nhà tình nghĩa, nhà đồng đội cho các quân nhân khó khăn
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020) và 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2020), Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ bàn giao nhà tình nghĩa, nhà đồng đội tại các huyện Anh Sơn, Yên Thành.
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020) và 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2020), Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ bàn giao nhà tình nghĩa, nhà đồng đội tại các huyện Anh Sơn, Yên Thành.
Tại tổ dân phố 3, thị trấn Anh Sơn, đoàn công tác Bộ CHQS tỉnh do Đại tá Nguyễn Kỳ Hồng – Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành bàn giao nhà đồng đội cho gia đình đồng chí quân nhân chuyên nghiệp – Đại úy QNCN Phan Viết Tú, là nhân viên kỹ thuật, Ban CHQS huyện Anh Sơn.
Ngôi nhà có diện tích 120m 2 , trị giá gần 500 triệu đồng, trong đó, Bộ CHQS tỉnh hỗ trợ 80 triệu đồng được trích từ Quỹ “Vì người nghèo”, Công đoàn huyện Anh Sơn hỗ trợ 40 triệu đồng. Công trình cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân lối xóm.
Đại diện Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện, Tổ dân phố 3 đã trao tặng những món quà ý nghĩa và chúc mừng gia đình Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Phan Viết Tú. Ảnh: Thái Hiền
Cũng trong sáng nay, đoàn công tác số 2 do Thượng tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Phan Văn Điền, cư trú tại xóm 1, xã Đại Thành, huyện Yên Thành. Ông Phan Văn Điền năm nay đã 61 tuổi, là thương binh , từng tham gia chiến đấu tại tỉnh Savannakhet, nước bạn Lào.
Video đang HOT
Sau gần 3 tháng thực hiện, với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, bà con lối xóm và gia đình, ngôi nhà tình nghĩa của gia đình ông Phan Văn Điền trị giá 300 triệu đồng đã hoàn thành đúng thời gian quy định, trong đó 80 triệu đồng được trích từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của Bộ Tư lệnh QK4 và sự giúp đỡ về ngày công của các đoàn thể, anh em họ tộc, bà con lối xóm cùng sự cố gắng, nỗ lực của gia đình.
Đồng thời đoàn đã đến thăm, trao quà, động viên gia đình đồng chí Thiếu tá QNCN Nguyễn Mạnh Tường, là nhân viên Ban Tham mưu, Ban CHQS huyện Yên Thành. Gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn mẹ già bị liệt nửa người và 2 con bị bệnh hiểm nghèo.
Thượng tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Phan Văn Điền, cư trú tại xóm 1, xã Đại Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Hoàng Anh
Sau lễ bàn giao, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục kêu gọi cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS các huyện Yên Thành, Anh Sơn cùng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương tiếp tục ủng hộ vật chất sinh hoạt giúp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống hơn trong thời gian tới.
Nghệ An: Người trồng cam xót xa nhặt hàng chục tấn quả rụng đổ đi
Sau những đợt mưa liên tiếp và đặc biệt là sau đợt mưa lũ vừa qua, tại vùng cam Bãi Phủ, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) xảy ra hiện tượng cam rụng hàng loạt, nhiều hộ dân phải thuê nhân lực nhặt cả mấy chục tấn cam rụng đổ đi. Nhiều hộ trồng cam đang đứng trước nguy cơ "trắng tay".
Đi dọc theo các vườn cam Bãi Phủ đang trong thời kỳ thu hoạch ở các thôn Đỉnh Hợp, Bãi Phủ, Hà Nam, xã Đỉnh Sơn, (Anh Sơn) chúng tôi không khỏi xót xa khi nhìn thấy những vườn cam quả nằm ngổn ngang, rụng hàng loạt dưới gốc. Trên các trục đường, cam rụng được người dân nhặt mang ra đổ chất thành đống.
Gia đình chị Hồ Thị Hương ở thôn Đỉnh Hợp, xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn) đang tập trung nhặt cam rụng đi đổ. Ảnh Thái Hiền
Ngồi ngẩn ngơ trước những đống cam vàng rụng bị vứt bỏ, chị Hồ Thị Hương ở thôn Đỉnh Hợp, xã Đỉnh Sơn buồn bã nói: Gia đình trồng hơn 500 gốc cam, chủ yếu giống Xã Đoài lòng vàng trên diện tích 1,2 ha. Những năm gần đây cả gia đình đã lao động cật lực, sống nhờ vào quả cam thì năm nay có nguy cơ mất trắng khi vườn cam đang thi nhau rụng hàng loạt.
Theo chị Hương, cây cam trồng khoảng 4 năm mới cho quả, ngoài chi phí ban đầu như làm đất, giống cây thì mỗi năm gia đình chị phải đầu tư khoảng gần 100 triệu đồng để chăm sóc. Sau những đợt mưa liên tiếp, đặc biệt là đợt mưa lũ vừa qua đã làm toàn bộ diện tích cam của gia đình chị ngập chìm trong nước. Sau 3 ngày vườn cam ngập nước, khi nước đã rút, chị vào thăm vườn thì không khỏi xót xa. Cam rụng nằm la liệt khắp nơi dưới đất, xót lắm nhưng không biết làm sao, đành thuê người nhặt đem đi đổ.
Các vườn cam rụng hàng loạt phải mang đi đổ. Ảnh Thái Hiền
Tính đến thời điểm này gia đình chị đã phải thuê người nhắt đổ 40 tấn cam quả. Chị Hương xót xa nói: Bao nhiêu công sức chăm bón, làm cỏ, bắt sâu, tưới nước, tiền điện để chong đèn dụ sâu bướm vào ban đêm nữa, giờ nhìn cam rụng mà đau thắt ruột.
Gần đó, vườn cam Xã Đoài lòng vàng có diện tích 1,3 ha với 550 gốc của vợ chồng anh Lã Hữu Hải ở thôn Đỉnh Hợp cũng rụng la liệt.
Anh Hải chia sẻ: Mặc dù gia đình đầu tư chăm sóc đảm bảo, cây cam phát triển tốt, nhưng sau đợt mưa, lũ vừa qua, vườn cam bỗng dưng có hiện tượng quả cam đang đẹp thì teo lại chuyển màu vàng và rụng, hàng ngày ra vườn cam nhìn thấy cam rụng mà tiếc đứt ruột. Hiện nay ước tính cả vườn cam đã rụng mất khoảng 30 tấn quả. Mặc dù ngày nào gia đình cũng nhặt hàng tấn quả đi đổ nhưng không xuể, chỉ sau 1 đêm, quả đã rụng đầy gốc. Năm trước với diện tích cam này gia đình anh thu về 400-500 triệu đồng, thì năm nay thất thu, mất trắng tay.
Cam rụng chất thành đống. Ảnh Thái Hiền
Theo anh Hải, cam có lượng axit cao nên nếu chôn xuống đất không cẩn thận sẽ làm hỏng đất và tạo điều kiện cho các loại nấm và ruồi vàng phát triển, vì thế phải cực kỳ cẩn thận, mỗi ngày gia đình anh phải thuê từ 9- 10 người nhặt cam rụng đổ xuống các hố, rãnh cách xa khu vực trồng cam.
Hiện nay toàn xã có 105 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam. Ở vùng cam Bãi Phủ được trồng chủ yếu là các loại giống Vân Du, Xã Đoài lòng vàng và V2. Đây là những loại giống cam phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở vùng đất này. Trong đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn xã có 45 ha cam bị ngập nước, nhiều vườn cam cao thì nước dâng 50cm, vườn thấp hơn thì ngập từ 1-1,2m. Sau khi nước rút có hiện tượng cam rụng quả hàng loạt, những loại cây này đã đến thời kỳ thu hoạch nên thiệt hại rất nặng nề.
Ông Phan Văn Hợi - Chủ tịch UBND xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn)
Bà con nông dân xót xa nghìn hàng tấn cam rụng đổ đi, thiệt hại nặng nề. Ảnh Thái Hiền
Theo thống kê ban đầu, hiện toàn xã Đỉnh Sơn có 128 hộ có cam bị rụng hàng loạt, với diện tích 75,3 ha, ước tính hàng trăm tấn cam đã phải vứt bỏ, chôn lấp, có nhà rụng đến 80- 90%, chỉ còn vài quả trên cây. Trước tình hình đó, xã Đỉnh Sơn đã phân công cán bộ đến từng hộ dân để kiểm tra, thống kê thiệt hại, đồng thời tổng hợp báo cáo lên cấp trên để có phương án khắc phục.
Hiện tại, các hộ dân trồng cam ở xã Đỉnh Sơn chưa tìm ra cách khắc phục hiện tượng cam rụng quả hàng loạt, mong muốn của họ là được các ngành chuyên môn tìm ra nguyên nhân và có chính sách hỗ trợ phần nào cho bà con nông dân bị thiệt hại.
Bố và con gái nhặt được ví tiền tìm người trả lại Nhặt được ví tiền bên trong có 9,6 triệu đồng và 1 số giấy tờ đều mang tên Trần Minh Sáng. Ông Việt và cô con gái liền điện ngay cho anh Sáng đến xã Tào Sơn để xác minh tài sản bị đánh rơi để nhận lại. Ngày 6/11, ông Lê Xuân Hoan, Chủ tịch UBND xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn...