Bố chồng hay bình phẩm con tôi
Chồng tôi là người tốt, tốt nhất trong tất cả đàn ông tôi từng biết. Gia đình chồng hơi khó do có lề lối riêng.
Họ nói tôi tự kỷ vì ít nói, nói nhỏ. Ngoài ra họ còn nghiêm khắc yêu cầu tôi thay đổi. Lúc đầu tôi chán chường và đối đầu nhưng dần cũng thay đổi. Tôi không thích nhà chồng nhưng rất biết ơn và khâm phục vì bố mẹ chồng đã nuôi dạy chồng tôi tốt như vậy.
Khi tôi mang thai, nhà chồng rất quan tâm, có hơi gây áp lực vì hay hỏi cân nặng bé, luôn kiểu chê thai nhi nhỏ (dù so với bình thường thì bé to rồi). Tôi nghĩ do bố mẹ vui tính và quan tâm mình thôi, kiểu giục tôi ăn nhiều lên, vì thế tôi cũng cố gắng và cảm thấy mình thật có phước.
Sinh xong, mọi thứ thay đổi hoàn toàn, tôi gặp tai nạn, phải điều trị, uống thuốc hơn tháng. Những ngày đầu sau sinh đáng lẽ tôi nên nghỉ ngơi và bồi bổ nhưng đã phải quỳ để ăn trong đau đớn. Tôi khóc nhiều vì sốc, một phần vì hoóc môn thay đổi, một phần vì cả người đau đớn, phần nữa là lo cho chồng con. Chồng vẫn quan tâm, yêu thương tôi hết mực, nhưng cuộc gọi đầu tiên với nhà chồng đã làm tôi đau đớn hơn cả, bố chồng trách tôi ít sữa làm bé thiệt thòi. Tôi đau bệnh nên cũng chỉ nghe.
Vài lần sau ông vẫn nói thế, tôi bảo: “Thế chẳng lẽ con bệnh lại không uống thuốc”. Ông lại trách tôi để bị thương nên mới phải uống thuốc. Tôi chán không muốn nói nhưng vẫn kiểu đùa đùa đáp lại vì không muốn mất lòng bố chồng. Rồi ông còn chê tóc bé có vẻ ít, da có vẻ đen.
Video đang HOT
Con tôi sinh ra nặng 3,7 kg, tháng đầu cô chồng cân được 5,9 kg, báo về bố mẹ chồng. Bố chồng tiếp tục nói cháu thiệt thòi vì mẹ ít sữa, nếu có sữa mẹ còn tăng cân nữa. Sau đó mẹ chồng vào thăm, bà rất hiền, còn bố chồng ngày nào cũng gọi, mẹ chồng bảo cháu hơi bé so với hình ảnh đã gửi. Thế là ngày nào ông cũng bắt tôi cân lại và bảo tôi nói dối, trong khi người cân là cô chồng. Đến hôm nay tôi sốc đến tụt huyết áp, lạnh người, nằm trong nhà.
Tôi chẳng còn quan tâm bố chồng muốn tiêu chuẩn thế nào nữa. Tôi nói thẳng với chồng rằng anh nên góp ý với bố, đứa trẻ có gầy yếu khỏe mạnh thế nào cũng là con tôi, bố không nên so sánh như bài kiểm tra như thế, trẻ con khỏe mạnh là vui lắm rồi. Thực tâm tôi không hiểu sao người lớn lại có thể hỏi mấy câu như thế, giống như tôi được thuê mướn để tạo nên đứa trẻ vậy, trong khi tôi là người mẹ và đứa bé là một con người tự do.
Tôi biết chồng sẽ không nói mấy câu ấy, tôi rất sợ một ngày bố chồng lại nói chuyện này, tôi sẽ không nhịn nổi và phun ra mấy câu kiểu: “Bố không có quyền bình phẩm về thằng bé” thì tan nát. Hôm nay, khi nghe bố hỏi đi hỏi lại về thằng bé gầy to ra sao và đòi cân lại thì tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn chồng cho xong.
Những vấn đề tâm lý dễ mắc phải khi làm việc tại gia mà dân công sở
Ở nhà nhiều dễ sinh cảm giác chán chường, mệt mỏi lắm! Ngoài cơ thể, hãy để ý và quan tâm đến cả sức khỏe tâm lý nữa chị em nhé.
Làm việc ở nhà đối với nhiều chị em như là một giấc mơ thì giờ đây cũng đã trở thành sự thật.
Bạn không cần phải đi lại, tự do thoải mái làm việc trong bộ đồ ngủ và chẳng có đồng nghiệp hay vị sếp khó chịu nào xung quanh. Nhưng theo một số nghiên cứu, làm việc tại nhà có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần, tâm lý của nhân viên do thiếu thốn sự tương tác với xã hội.
Cảm giác bị cô lập
Ryan Hooper, một nhà tâm lý học lâm sàng ở Chicago, cho rằng làm việc tại nhà thường có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, mất kết nối với cộng đồng. Những ngày đầu không cần đến văn phòng có thể khiến chị em cảm thấy sung sướng, nhưng sau đó ta sẽ phát hiện mình thực sự nhớ mọi người ở văn phòng và thèm được trò chuyện với đồng nghiệp, thèm nghe những âm thanh từng làm mình thấy phiền nhiễu...
Để tránh rơi vào tình trạng này, chị em hãy chủ động bắt chuyện với đồng nghiệp, bạn bè và cùng họ tán gẫu qua mạng xã hội những lúc rảnh trong ngày.
Tâm trạng lo lắng, mặc cảm
Do làm việc ở nhà không có ai giám sát nên nhiều "thanh niên nghiêm túc" bị ám ảnh với việc phải trông thật bận rộn, năng suất. Khi nhận phải quá nhiều deadline trong ngày hay khối lượng công việc cả tuần quá lớn, có lẽ chị em sẽ có cảm giác như người không biết bơi đang giãy giụa một mình trong bể nước lớn vậy.
Tốt nhất bạn nên dành chút thời gian cuối ngày cho việc tập thể dục hoặc thiền để tâm trí được thư giãn, tinh thần sảng khoái, vui vẻ nhé.
Áp lực cân bằng giữa công việc và gia đình
Ngay cả khi làm việc tại nhà, bạn cũng có thể gặp khó khăn khi thời gian cho công việc và việc nhà bị đan xen lẫn lộn. Nhiều chị em bị "bánh cuốn" liên tục vào những việc lặt vặt như giặt đồ, dọn nhà, nấu cơm đến mức không thể hoàn thành công việc được giao trong ngày, trong khi số khác lại gặp khó khăn khi muốn kết thúc thời gian làm việc một cách dứt khoát để chăm lo cho gia đình.
Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy cố gắng tạo không gian làm việc tách biệt riêng trong nhà và xây dựng lịch trình làm việc, sinh hoạt sao cho khoa học và cụ thể nhất!
(Tổng hợp)
Bi Yu
Tháng nào cũng có 5 triệu gửi đều vào tài khoản, tôi cứ nghĩ chồng cũ còn chút lương tri không ngờ người làm việc này lại là kẻ tôi căm hận nhất đời Cô ta nói đó là tiền tổn thất tinh thần của tôi và con. Nghe thật chua chát. Hiện tại tôi đang là một bà mẹ đơn thân. Thật ra con tôi có bố, chúng tôi cũng từng sống trong một gia đình hạnh phúc. Nhưng kể từ khi có chút tiền, chồng cũ của tôi bắt đầu thay đổi. Vài năm trước,...