Bố chồng bảo: “Cháu tao mang họ nhà tao, mày chỉ đẻ thôi chứ làm gì to tát!”
“Em không biết cuộc hôn nhân của mình liệu có trụ được lâu không? Lúc chưa sinh được con cũng áp lực, mà sinh con rồi, bố mẹ chồng quý cháu nội quá, nhưng lại coi con dâu như người ở trong nhà”- Huỳnh Kiều Anh, ở Hà Tĩnh, ấm ức chia sẻ.
Ngồi tạm ở sạp hàng ăn góc chợ gần nhà để nghỉ chân, gương mặt bà mẹ trẻ Kiều Anh 26 tuổi buồn bã, cô luôn thở dài ngao ngán: “Bố chồng em cực kỳ gia trưởng. Vợ chồng em ở chung với bố mẹ chồng, nên nếu muốn về nhà ngoại ăn giỗ lễ gì, em cũng phải bảo bố mẹ mình gọi điện cho nhà thông gia xin phép cho vợ chồng em được về ngoại từ mấy giờ đến mấy giờ, ngày nào đi?… Nếu cả nhà ngoại có ăn uống kê ca vui vẻ lâu chút, cho con chơi với nhà ngoại lâu chút cũng phải vội vã về. Vì ông bà ngoại “ngại” để con gái sai phạm giờ giấc với nhà thông gia”.
Ở nhà, ông bà chỉ đợi con dâu cho con bú và ăn sữa xong là tranh nhau bế mỗi người một đứa. (Ảnh minh hoạ)
Hồi đầu, Kiều Anh lấy chồng gần 2 năm vẫn chưa có con, vợ chồng cô cũng đi khám nhiều nơi nhưng không có kết quả rõ ràng. Trước mặt bao người đến chơi ngày Tết, ngày giỗ, bố chồng bảo: “Cho nó nốt năm nay thôi, sang năm mà không đẻ được thì tao kiếm “con mái” khác cho thằng M., nhà tao không có tiền cho đi chữa đẻ như nhà khác đâu”.
“Chồng em nghe thấy lại bảo em: “ông đùa thôi, em đừng để ý”. Nhưng câu nói của bố chồng trước mặt họ hàng, làng xóm khiến em bị tổn thương vô cùng. Em đã nghĩ, nếu bác sỹ kết luận nguyên nhân không đẻ được là do em thì em sẽ ly hôn, để giải thoát cho cả 2 vợ chồng. Thế nhưng, đi khám mãi bác sỹ mới phát hiện ra do chồng em bị yếu tinh trùng, em hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường. Tới lúc biết kết quả do con trai mình, chẳng bao giờ em thấy ông đả động đến chuyện con cái hay nhiếc móc gì “con mái” nữa” – Kiều Anh khẽ buột cười nhớ lại.
Thật may mắn 2 năm sau vợ chồng cô thuốc thang vào cũng sinh đôi được 1 trai, 1 gái. Rất khó khăn để vợ chồng cô có con, cả nhà đều mừng vui khôn xiết. Thế nhưng, có con rồi, sự ức chế với bố mẹ chồng nhân lên gấp bội. Cô kể: “Em biết là ông bà nội cũng vô cùng thương quý cháu nội. Nhưng quý quá lại không đúng cách, khiến em rất khó chịu. 2 cháu mới sinh mà ông bà suốt ngày bế rồi hôn chùn chụt vào mặt, vào môi các cháu. Mùi thuốc lào của ông vừa hút ám vào mồm miệng con em. Em góp ý thì ông bảo con dâu hỗn láo, muốn chia tách ông cháu nhà ông”.
Ở nhà ông bà chỉ đợi con dâu cho con bú và ăn sữa xong là tranh nhau bế mỗi người một đứa. “Em có nhắc lúc các cháu ngủ thì ông bà đặt cháu xuống giường cho cháu ngoan hơn, nằm sẽ dễ chịu và ngủ ngon hơn. Vậy mà bà nói ầm ĩ: “Tao bế cho nó ngủ ngon, nó có khóc lóc gì đâu mà mẹ nó khó chịu? Chắc gì mày bế mà nó ngủ được mấy tiếng như tao, hay lại làm nó khóc nấc lên”. Còn ông cũng ghé qua con dâu bảo: “Mày làm gì biết bế con, nuôi con. Cháu tao mang họ nhà tao, mày chỉ đẻ ra chứ làm được gì?”.
Video đang HOT
Kiều Anh bức xúc: Ông nói một vài lần không sao, nhưng cứ người này đến nhà cũng nghe ông bà “mách tội con dâu”, người kia đến cũng nghe, chồng cô về cũng nghe ông bà chê bai con dâu. “Con em đẻ ra, nhưng cho ăn ông bà cũng giành lấy bình sữa, ngủ cũng chia nhau mỗi người một đứa. Vừa mới sinh con xong, lẽ ra công ty cho em nghỉ sinh để ở nhà chăm con, thì em bị bố mẹ chồng sai ra vườn làm cỏ, đi chợ, bếp núc và làm việc nhà. Em thấy mình như người thừa ở nhà chồng, hễ ai đến nhà, ông bà lại kể: “Cháu toàn tay chúng tôi chăm hết, con mẹ nó đẻ ra có biết chăm con đâu, vụng thối vụng nát”. Em vừa mới sinh xong, nhiều lúc muốn bế con, chơi đùa với con, nhưng ông bà không trả con cho, rồi thi thoảng lại dạy cháu: “2 cháu nội ngoan, cần con mẹ mày làm gì, sau này lớn ngủ với ông bà nội”.
Em có nói với chồng muốn ở riêng, vì chắc chắn việc dạy bảo, uốn nắn các con sau này sẽ vô cùng khó khăn, nhưng chồng em không đồng ý. (Ảnh minh hoạ)
“Em suy nghĩ mà buồn phát khóc, em tâm sự với chồng, anh bảo, ông bà quý cháu thì cứ để ông bà thoả mãn, vợ ở nhà càng nhàn chứ sao? Tới lúc đi làm cũng phải nhờ ông bà, nên em khỏi nghĩ làm gì mấy chuyện vặt” – Kiều Anh than thở.
“Lúc ăn cơm, ông bà lấy đũa, thìa mình đang ăn cho cháu mút hoặc uống nước canh. Em nhắc ông bà vì các cháu còn nhỏ, không ăn chung đồ với người lớn. Chưa kể ông bà còn bị nhiều loại bệnh không chữa được, nhưng chẳng lúc nào có ý giữ cho các cháu nhỏ. Ông giãy nảy cầm đũa chỉ vào mặt em quát ầm lên: “Làm sao?! Thế ngày xưa ông bà mớm cơm cho con cháu thì chết hết à?! Chúng tao có đầu độc con mày đâu? Bây giờ chúng tao ngần này tuổi lại phải nghe lời dạy bảo của mày à?”. Ông còn nói thêm: “Ngày xưa chúng tao không phải là người, thì là lợn chắc?”.
“Hồi đầu, có chuyện gì to nhỏ em cũng nhẫn nhịn, không bao giờ cãi bố mẹ chồng một câu, nhưng đến giờ, vì an toàn và sức khoẻ của các con thì em không thể nhịn được. Mỗi lúc chồng em nghe bố mẹ chửi vợ cũng đều lặng yên hoặc nhắc vợ thôi đi, đừng nói nữa” – Kiều Anh nghẹn ngào nỗi tủi riêng mình.
“Em có nói với chồng muốn ở riêng, vì chắc chắn việc dạy bảo, uốn nắn các con sau này sẽ vô cùng khó khăn, nhưng chồng em không đồng ý. Anh bảo, nếu có tiền xây nhà ở riêng thì cũng phải xây nhà ở bên cạnh ông bà, chung nhau cái sân luôn. Ông bà quý cháu thế là tốt lắm rồi, mang con đi đâu ở, để 2 ông bà chết héo chết mòn ở đây thì anh không bao giờ chấp nhận” – cô thở dài ngao ngán.
“Em thực sự nản quá, ước gì mình đừng nghĩ nhiều, cứ mặc kệ các con cho ông bà chăm nuôi theo ý họ, để không xảy ra xích mích gì. Rất may là chỉ hơn chục ngày nữa em đi làm lại, hy vọng thời gian đi làm sẽ khiến em bớt buồn bực hơn. Sau này các con em lớn hơn, sẽ giúp mối quan hệ giữa con dâu và bố mẹ chồng dần thay đổi.
Tôi không ngờ vì chăm nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp vợ mà giờ chính tôi lại là ngọn nguồn của những bất công mà cô ấy đang phải gánh chịu
1 tuần tôi đi công tác, mẹ không cần phải trưng ra vẻ mặt yêu quý con dâu nữa nên bà bắt đầu thể hiện "quyền hành".
Trước khi làm đám cưới, tôi thấy rất băn khoăn vì vợ tôi không phải là người giỏi nữ công gia chánh trong khi mẹ tôi thì khó tính. Nhưng vì yêu nên tôi tự nhủ thôi cứ cưới đã, về có gì tôi sẽ đỡ đần cho vợ. Đến giờ, gia đình tôi cũng đầm ấm yên ổn sống được 4 tháng bên nhau. Bố mẹ và vợ coi như thuận hòa, bởi chiều nào tôi cũng về phụ vợ cơm nước. Hôm nào không về kịp thì tôi gọi điện trước dặn vợ mua sẵn ít đồ ăn chế biến rồi, về chỉ cần nấu bát canh nóng là xong.
Vợ tôi không hề biết quét nhà. Bảo cô ấy quét hoặc lau nhà thì cô ấy chỉ quét đúng giữa gian nhà, còn các gậm giường gậm ghế, góc tường thì chừa lại, vì vợ bảo "vướng, không quét được". Còn quần áo thì cứ vơ hết tất cả cho vào máy mà không phân loại đồ lót, đồ phai màu... khiến nhiều khi tôi cuống cuồng giặt lại.
Tất cả cũng vì nhà vợ giàu, từ bé đã có 2 người giúp việc, lớn lên thì ngoài học hành và tập tành kinh doanh ra, vợ chẳng phải làm gì. Lấy tôi coi như là một sự thiệt thòi cho vợ. Còn mẹ tôi thì là người truyền thống, dù con dâu có gia thế khủng, bà cũng yêu cầu phải theo gia quy.
Vì yêu nên tôi tự nhủ thôi cứ cưới đã, về có gì tôi sẽ đỡ đần cho vợ. (Ảnh minh họa)
1 tuần trước tôi phải đi công tác, tôi cũng không lo lắng lắm vì dù sao 4 tháng qua, việc nội trợ vợ đã làm quen dần rồi. Đợt này vợ rảnh nhiều nên dồn hết tâm trí vào học nấu ăn và làm việc nhà nên cũng đỡ. Hai hôm trước mẹ tôi bị ốm, nghe vợ kể qua điện thoại mà tôi lo sốt vó. Tôi dặn vợ nếu không biết nấu cháo thì cứ ra nhà hàng mua sẵn về cho mẹ ăn.
Chiều nay, vừa xong việc là tôi về nhà ngay lập tức. Bước vào nhà, tôi không ngờ lại chứng kiến cảnh vợ đang mang cháo vào cho mẹ, vừa đi vợ vừa thổi cho nguội. Tôi ngạc nhiên lắm vì không ngờ vợ lại tinh tế như thế. Vậy mà vợ vừa vào cửa phòng, mẹ tôi đã lớn tiếng: "Thôi thôi, cô để đấy cho tôi nhờ, ai dám để tiểu thư cành vàng lá ngọc như cô đụng vào mấy việc này. Tôi sợ không có phước để hưởng".
Vợ im lặng không nói gì, chỉ đặt bát cháo lên bàn rồi bảo: "Mẹ ăn cho nóng, con ra ngoài trước". Thế mà mẹ tôi còn nói với theo: "Cô làm tôi tổn thọ quá, cô cao quý lắm, bước vào nhà tôi làm cô khổ quá nhỉ".
Tôi nào biết mình lại chính là nguyên nhân khiến mẹ đối xử bất công, nhiếc móc vợ như thế. (Ảnh minh họa)
Tôi sững sờ không tin nổi vào tai mình, tôi chưa từng thấy mẹ tôi chỉ trích vợ bao giờ, vậy mà không ngờ sau lưng tôi, bà đối xử với vợ như thế. Vợ bước ra khỏi phòng thì nhìn thấy tôi, cô ấy cũng bất ngờ vội vàng quay mặt đi lau 2 giọt nước mắt và hỏi: "Sao anh về bất ngờ thế, dọa em giật mình".
Tôi vào chào hỏi mẹ rồi quay về phòng và hỏi chuyện đã xảy ra. Thật không ngờ mọi chuyện lại bắt nguồn từ tôi. 1 tuần tôi đi công tác, mẹ không cần phải trưng ra vẻ mặt yêu quý con dâu nữa. Bà chỉ trích vợ làm khổ tôi, vì cô ấy mà suốt ngày tôi sấp ngửa hết việc cơ quan tới nấu cơm dọn dẹp. Từ ngày lấy vợ, tôi trở thành ô sin, hèn kém, không còn phong độ lịch sự và luôn thong dong như ngày trước được bà cưng chiều nữa. Bà bảo nhà không cung phụng được cô ấy.
Tôi nào biết mình lại chính là nguyên nhân khiến mẹ đối xử bất công, nhiếc móc vợ như thế. Cứ tưởng giúp đỡ vợ là tốt, ai ngờ... Giờ tôi phải làm gì để mẹ tôi hiểu mà thông cảm cho vợ đây? Cô ấy đã thiệt thòi nhiều, đã cố gắng vì tôi nhiều rồi, vậy mà mẹ không nhìn thấy sao?
Phuong Nam
Theo Báo Tổ quốc
Đến tuổi 30, hãy cho mình bạn tri kỷ, tuyệt đối không nên "chơi" với 5 loại người này Khi bạn còn trẻ bạn gặp ai cũng có thể nghĩ rằng đó là bạn tốt của mình. Nhưng khi đạt đến tuổi 30 hãy nhớ rằng đừng chọn bạn để chơi một cách qua loa. Bởi nếu không sẽ rước họa vào thân, tuyệt đối nên tránh xa 5 loại người này. 1. Loại người không hiếu thuận với cha mẹ Là...