Bộ chính trị Trung Quốc đấu đá dữ dội ở đài truyền hình
Trong khi dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang chú ý đến chiến dịch săn hổ diệt ruổi, bài trừ tham nhũng với đỉnh điểm là công khai tội danh của cựu ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang thì có tin về một cuộc chiến quyết liệt khác giữa hai nhân vật trong Bộ chính trị Trung Quốc là Tổng bí thư Tập Cận Bình và Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn.
Ông Tập Cận Bình và ông Lưu Vân Sơn
Đài truyền hình Trung Quốc CCTV, tiền đồn của ban tuyên truyền bị đánh liên tục thời gian qua. Vụ này được khởi động cùng vụ đánh sập Chu Vĩnh Khang hơn nửa năm trước. Cụ thể, tháng 12 năm ngoái, Lý Đông Sinh, cựu phó tổng giám đốc đài truyền hình quốc gia đã bị bắt mở đầu cho chuỗi các nhân vật trong đài bị cảnh sát điều tra.
Ông Lý Đông Sinh từng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Dư luận Trung Quốc đồn là Lý Đông Sinh được coi là người thân tín với Chu Vĩnh Khang và còn mai mối cho ông Chu lấy vợ hai là bà Giả Hiểu Diệp, nguyên phát thanh viên của CCTV. Vì vậy, Lý được Chu kéo về Bộ công an Trung Quốc.
Khi Chu đổ, thì Lý đổ theo và các đàn em của Lý tại CCTV cũng bị thanh trừng. Ngày 1.6, Quách Chân Tỷ – giám đốc kênh tài chính của CCTV bị cảnh sát hỏi thăm. Năm ngày sau, Vương Thế Kiệt – người sản xuất chương trình kênh tài chính của CCTV bị điều tra.
Ngày 11.7, phát thanh viên nổi tiếng Nhuế Thành Cương cùng phó giám đốc kênh tài chính CCTV là Lý Dũng đã bị bắt với nghi ngờ dính líu tham nhũng. Mới nhất 30.7, thêm Lưu Văn giám đốc kênh CCTV9 cũng bị cảnh sát triệu tập.
Video đang HOT
Trong nửa năm qua, hơn trăm nhân viên của CCTV bị điều tra và nhiều trong số họ bị sa thải hoặc bị giam giữ. Trong số những người bị điều tra có các nhân vật cộm cán là phó giám đốc của đài như La Minh, Cao Phong, Tôn Ngọc Thắng, Vương Chính Minh…
Hoạt Pha, một nhà phân tích chính trị Trung Quốc cho biết: “CCTV là một cơ quan quyền lực tại Trung Quốc mà hiếm ai dám động vào. Việc một loạt các nhân viên của CCTV bị bắt bớ cho thấy ông Tập Cận Bình đang tấn công vào thành trì của ông Lưu Vân Sơn”.
Trong Bộ chính trị Trung Quốc, ông Tập xếp số 1 còn ông Lưu xếp số 5
Với quyền hạn của mình với cơ quan truyền thông, ông Lưu Vân Sơn đã nhiều lần tỏ thái độ bất mãn về chiến dịch đả hổ diệt ruồi của ông Tập Cận Bình. Các bản tin của CCTV cuối tháng 7 thường đưa tin mờ nhạt vụ đánh Chu Vĩnh Khang hay trang điện tử của Nhân dân nhật báo sau khi đưa bài: “Đánh hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đợt đánh tham nhũng cuối” đã bị rút xuống.
Trong Bộ chính trị 7 người của ĐCS Trung Quốc thì ông Tập Cận Bình xếp số 1 còn ông Lưu Vân Sơn xếp thứ 5. Giới quan sát cho rằng ông Lưu Vân Sơn là người thân tín của ông Giang Trạch Dân cũng giống như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai hay Tăng Khánh Hồng.
Theo Một Thế Giới
Quan Trung Quốc tự sát vì sợ lộ tham nhũng
Tỉ lệ tự sát trong tầng lớp quan chức TQ tăng cao được cho là hệ quả tất yếu của chiến dịch chống tham nhũng. Họ lo ngại hành vi tham nhũng bị phát giác nên đã chọn cách tự sát trước khi bị bắt.
Ảnh minh họa: Telegraph
Hôm 26/7, truyền thông đưa tin Wang Yunqing, một quan chức địa phương 50 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc tự vẫn. Tân hoa xã cho hay, trước khi từ giã cõi đời, vị quan chức này viết trong thư tuyệt mệnh: "Tôi rất chán nản, tuyệt vọng, tôi sẽ đi đầu tiên". Sau đó ông này gieo mình xuống đất từ một tòa nhà cao tầng. Cảnh sát nói đang điều tra vụ việc.
Làm việc trong chính quyền tỉnh suốt 30 năm qua, cho đến trước khi tự sát, Wang giữ ghế Chủ tịch Ủy ban giám sát doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban giám sát tài sản và quản lý chính quyền Hồ Bắc.
Theo truyền thông nhà nước TQ, tại tỉnh Hồ Bắc, 36 quan chức đã bị điều tra tham nhũng, hai trong số này đến từ ủy ban nơi Wang làm việc. Một số cư dân mạng cho rằng, trường hợp của Wang là do chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra khá mạnh tay.
521 quan chức bị thanh lọc
Ngay sau khi lên nắm quyền tháng 11/2012, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Tới tháng 7 qua, 521 quan chức tại 31 tỉnh đã bị thanh lọc.
Hồi đầu tháng 7, báo chí TQ đưa tin, có 4 quan chức tự vẫn trong 4 ngày liên tiếp. Đó là Qingyuan, phó giám đốc Sở Tài chính Quảng Đông treo cổ tự vẫn trong văn phòng. Li Haihua - đứng đầu Ủy thường vụ thành phố Xiaogan tỉnh Hồ Bắc nhảy lầu tự sát. Zhang Bocheng, giám đốc Sở Y tế thành phố Xinyang tỉnh Hà Nam cũng chung số phận. Zhong Junbin, một quan tòa ở huyện Heyuan tỉnh Quảng Đông tự vẫn bằng cách nằm trên đường xe lửa.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tạp chí kinh doanh Tài Tân, 48 quan chức tự sát trong năm 2013, 21 người năm 2012 và 19 người năm 2011, mức tăng dần trong các năm trở lại đây.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân tự vẫn không được công bố. Tuy nhiên, lý do trầm cảm và áp lực cao thường chiếm đa số.
Rất nhiều người dân TQ tỏ ra không tin tưởng vào những báo cáo chính thức và đặt câu hỏi về "kết luận rập khuôn" trong các trường hợp.
"Ai có thể chắc rằng ông ấy muốn nhảy lầu? Có thể bắt buộc phải nhảy? Cũng có thể là người có lương tâm nhưng không được lòng các quan tham, hoặc do họ biết quá nhiều", một công dân mạng đến từ tỉnh Hắc Long Giang bình luận.
Một người khác ở tỉnh Hà Nam nói: "Cái chết của họ có thể liên quan tới các quan chức cấp cao hơn, có thể bảo vệ được một nhóm quan chức đứng phía sau". Thậm chí có người cho rằng, quan chức hiện nay là một nghề nguy hiểm.
Theo Vietnamnet
Chu Vĩnh Khang 'vui vẻ' với trên 400 phụ nữ do thuộc cấp dâng tặng Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, đang bị điều tra tham nhũng, được cho là có đến 6 căn nhà riêng để "vui vẻ" với trên 400 phụ nữ vốn là quà tặng hối lộ của các quan chức khác. Tân Hoa xã vào cuối ngày 29.7 công bố thông tin ông Chu...