Bộ chỉ số PVN-Index: Tin cậy, chuẩn mực quốc tế
Bộ chỉ số PVN-Index ra đời với mục đích quan trọng nhất là trở thành kênh huy động vốn riêng và hiệu quả cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các doanh nghiệp thành viên, khi PVN đang đẩy mạnh hoạt động ở thị trường trong nước và quốc tế, nhu cầu huy động vốn lớn.
Bộ chỉ số PVN-Index
Bộ chỉ số PVN-Index còn giúp nhà đầu tư có thêm một chỉ số để đo lường hoạt động của ngành Dầu khí; nâng cao tính minh bạch – một yếu tố rất quan trọng khi PVN muốn hướng ra thị trường quốc tế.
PVN-Index gồm rất nhiều chỉ số: PVN All-Share, PVN All-Share Continuous, PVN All-Share HSX, PVN All-Share HNX, PVN Vật liệu cơ bản, PVN Dịch vụ tiêu dùng, PVN Tài chính, PVN Công nghiệp, PVN Dầu khí, PVN Dịch vụ tiện ích, PVN 10.
PVN-Index được xem là cầu nối của doanh nghiệp ngành Dầu khí với nhà đầu tư
Các chỉ số PVN-Index được tính theo hai phương pháp: Chỉ số giá và chỉ số lợi nhuận. Mỗi chỉ số đều được quy đổi ra bốn loại tiền tệ: EUR, JPY, USD và VND.
Chỉ số PVN được chia làm 2 nhóm: Chỉ số đại diện (những chỉ số theo sát cả thị trường hoặc sự biến động của một ngành nhất định) và chỉ số đầu tư (được thiết kế để làm cơ sở cho phát triển các sản phẩm phái sinh).
Chỉ số đầu tư là chỉ số PVN 10, bao gồm 10 mã cổ phiếu (của các doanh nghiệp thuộc PVN) có giá trị vốn hóa phần cổ phiếu tự do giao dịch và giá trị giao dịch lớn nhất. PVN 10 phản ánh hoạt động của các mã tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK).
PVN-Index đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế
Tháng 8-2017 đánh dấu một bước phát triển mới trên TTCK Việt Nam khi chứng kiến sự ra đời của sản phẩm phái sinh đầu tiên, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (VN30F), được nhà đầu tư đón nhận tích cực.
Video đang HOT
PVN-Index đo lường hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dầu khí
Theo dự kiến, năm 2018, TTCK sẽ đón nhận thêm các sản phẩm mới, đầu tiên là chứng quyền có bảo đảm (covered warrant) và sau đó là hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
Để thị trường tài chính trong nước vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thì việc xây dựng TTCK phái sinh là cần thiết, đa dạng hóa kênh đầu tư, từ đó làm tăng tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính lớn hàng đầu thế giới cũng đã được thiết lập và duy trì tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định thương mại tự do đã tạo uy tín cho Việt Nam, nhờ đó, TTCK phái sinh sẽ có cơ hội phát triển, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư ngoại.
Về lâu dài, Quyết định số 366/2014/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam” đặt ra mục tiêu sau năm 2020 là “tiến tới xây dựng một TTCK phái sinh thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế” và “về dài hạn, các công cụ tài chính phái sinh là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa sẽ được tập trung giao dịch thống nhất trên sở giao dịch chứng khoán”.
Trên cơ sở đó, TTCK phái sinh trong tương lai được quản lý tập trung, phát triển đa dạng các sản phẩm giao dịch bao gồm các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn đối với cả chứng khoán (trong đó có chỉ số ngành), tiền tệ và hàng hóa.
PVN-Index là bộ chỉ số ngành Dầu khí đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, có mặt từ tháng 8-2012 và đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đủ để đánh giá và phân tích đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Đây có thể là chỉ số nền để phát triển các sản phẩm mới trên TTCK phái sinh hay phát triển các quỹ ETFs.
Hiện nay, TTCK phái sinh Việt Nam mới hình thành, việc phát triển các sản phẩm phái sinh, trong đó có sản phẩm phái sinh dựa trên bộ chỉ số, là xu hướng tất yếu, giúp các nhà đầu tư có thêm lựa chọn đầu tư, hạn chế rủi ro.
Cùng với những công cụ đầu tư truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, sự có mặt của các sản phẩm chứng khoán phái sinh (trong đó có sản phẩm phái sinh dựa trên bộ chỉ số) không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm cho nhà đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển của TTCK lên một tầm cao hơn.
Tầm quan trọng của chỉ số chứng khoán ngành
Nhận thức được tầm trọng của việc đưa vào triển khai một bộ chỉ số trung bình ngành Dầu khí, từ năm 2010, PVN đã chỉ đạo Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nghiên cứu và vận hành bộ chỉ số chứng khoán ngành Dầu khí làm nền tảng phát triển các sản phẩm phái sinh, hợp đồng quyền chọn… trên TTCK Việt Nam với mục đích đa dạng hóa các kênh đầu tư cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Các chỉ số chứng khoán ngành cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn lịch sử về kết quả hoạt động chung của các ngành trên TTCK, giúp nhà đầu tư hiểu sâu sắc hơn về thị trường, có quyết định đầu tư hợp lý, hạn chế rủi ro, đa dạng hóa danh mục so với việc lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ.
Đó cũng là thước đo để nhà đầu tư có thể sử dụng để so sánh và phân tích hiệu suất đầu tư danh mục của mình so với thị trường. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể sử dụng chỉ số chứng khoán ngành để biết được nhà quản lý sử dụng tiền của mình đầu tư hiệu quả như thế nào.
Chỉ số chứng khoán ngành còn là một công cụ để nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng thị trường, có thể đem đến cái nhìn rõ ràng hơn về từng ngành (cổ phiếu hiện đang đắt hay rẻ, đang hấp dẫn hay rủi ro…).
Chỉ số chứng khoán ngành rất phổ biến trên thế giới. Các quốc gia trên thế giới đều đã phát triển hàng trăm bộ chỉ số khác nhau. Chẳng hạn, ở Mỹ có DJTA (Dow Jones Transportation Average) – chỉ số của ngành giao thông vận tải và DJUA (Dow Jones Utility Average) – chỉ số của ngành dịch vụ công ở thị trường Mỹ… Nhật có Topix 17 sector indexes với tất cả các ngành: xây dựng, vật liệu cơ bản, dịch vụ, tài chính… Ở Hàn Quốc là KRX Banks (ngành ngân hàng), KRX Transportation (ngành vận tải), KRX Energy & Chemical (ngành năng lượng và hóa chất)….
Trên TTCK Việt Nam ngoài 2 chỉ số chính thức là VN-Index và HNX-Index, một số chỉ số chứng khoán khác đã được các tổ chức tài chính trong và ngoài nước tính toán và công bố như: FTSE Vietnam All-share, FTSE 10, SSI 30, DCVN 30, VIR50…
Ngày 25/1/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM chính thức phân ngành các công ty niêm yết theo chuẩn GICS và triển khai 10 chỉ số ngành về các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp, dịch vụ tiện ích, năng lượng…
PVN-Index là bộ chỉ số ngành Dầu khí đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, đã có mặt từ tháng 8/2012 và đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đủ để đánh giá và phân tích đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Đây có thể là chỉ số nền để phát triển các sản phẩm mới trên TTCK phái sinh hay phát triển các quỹ ETFs.
Minh Châu
Theo petrovietnam.petrotimes.vn
Chứng khoán sáng 2/11: Chốt lời không mạnh
Phiên hôm nay là ngày khối lượng cổ phiếu giá thấp về tài khoản, nhưng áp lực bán trong buổi sáng chưa lớn. Thanh khoản chỉ được duy trì nhờ giao dịch tại các cổ phiếu nhỏ.
VN-Index chốt phiên sáng tăng 0,91% và chỉ suy yếu nhẹ so với đỉnh (tăng 1,17%). Độ rộng tích cực với 153 mã tăng/112 mã giảm. Tuy vậy sàn này cũng mới cho hơn 90 mã tăng quá 1%. Vn30-Index đang tăng 0,76%, suy yếu so với mức đỉnh tăng 1,14%. Rổ này cũng có 22 mã tăng/7 mã giảm.
Đà tăng quay lại sáng nay nhằm đúng vào ngày hàng bắt đáy về tài khoản. Đêm qua thị trường quốc tế khá mạnh. Áp lực chốt lời ngắn hạn vẫn chưa xuất hiện sớm mà chỉ đến cuối phiên mới mạnh dần lên. Các cổ phiếu đang có lợi nhuận rất lớn vẫn duy trì mức tăng, chỉ mới bị chững đà lại.
VHM đến hôm nay lợi nhuận khoảng 22% nếu tính giá tốt nhất. Cổ phiếu này vẫn đang tăng 6,09% so với tham chiếu bất chấp nguy cơ bị bán. Thanh khoản của VHM cũng không lớn và giá từ đỉnh cao 73.800 đồng cũng mới tụt xuống 73.200 đồng thời điểm cuối phiên sáng.
BID cũng đang tăng 2,14% và giao dịch giằng co không tăng thêm được. Thanh khoản của BID khá lớn với 1,25 triệu cổ phiếu.
Nhìn chung với độ rộng mạnh mẽ, tức là cổ phiếu vẫn đang tăng giá áp đảo. Nhà đầu tư ngắn hạn muốn chốt lời vẫn có nhiều cơ hội bán giá tốt và chưa bị thúc ép.
Nhóm blue-chips vẫn đang giữ nhịp tăng rất tốt khi số giảm ảnh hưởng không đáng kể. GAS đang rơi 0,69%, SAB giảm 1,04%, ROS giảm 2,37%, HSG giảm 5,7% là những mã duy nhất đáng kể.
Trong khi đó chỉ riêng nhóm ngân hàng cũng đã rất mạnh: BID tăng 2,14%, TCB tăng 1,53%, CTG tăng 0,66%, VCB tăng 0,55%, MBB tăng 0,47%, VPB tăng 1,46%, STB tăng 1,23%, HDB tăng 0,46%...
Nhóm Vingroup ngoài VHM tăng 6,09% còn có VIC tăng 0,31%, VRE tăng 0,85%. Ngoài ra VNM tăng 1,31%, VJC tăng 0,75%, PLX tăng 1,38%.
Điểm bất ngờ là thanh khoản thị trường sáng nay được duy trì bằng những cổ phiếu không thuộc nhóm blue-chips. Dẫn đầu thị trường đang là 3 cổ phiếu duy nhất khớp trên 100 tỷ đồng: SVI, HNG và OGC. Chỉ 3 mã này đã chiếm 24,4% giá trị khớp toàn thị trường, chiếm 27,2% sàn HSX, thậm chí bằng 74% tổng giá trị rổ VN30. Đây là diễn biến rất hiếm thấy.
Trong khi đó blue-chips giao dịch mạnh nhất là VNM cũng chỉ hơn 65 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng, HPG hay VIC đều thanh khoản rất đuối.
Sàn Hà Nội không có nhiều trụ mạnh nên mức tăng ở chỉ số chỉ đạt trung bình. HNX-Index đang trên tham chiếu 0,56% với 73 mã tăng/53 mã giảm. HNX30 tăng 0,46% với 17 mã tăng/6 mã giảm. ACB tăng 1,02%, PVS tăng 0,55%, VCG tăng 0,54%, VGC tăng 1,32%, VCS tăng 0,83%.
Nhà đầu tư nước ngoài đang giao dịch khá cân bằng. Ở HSX khối này bán 484,6 tỷ đồng, mua vào 413,7 tỷ đồng. Tuy vậy rổ VN30 bị bán mạnh 179,4 tỷ đồng và chỉ mua 72,9 tỷ đồng. HNX giao dịch không đáng kể.
Blue-chips bị xả lớn nhất là HSG, VIC, SSI, VNM, NVL, HDB, VRE, cùng với PVD, NKG, AAA, VFG. Phía mua ròng chỉ có BID là đáng kể, cùng với SVI.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán sáng 2/11: Hồi phục trong nghi ngờ, đột biến giao dịch của SVI, TCB Cổ phiếu VHM đang là nhân tố chính phát động đợt hồi phục sáng nay của thị trường. Mức độ lan tỏa dù vậy chưa cao nên mới chỉ có BID, MSN, VNM tăng cùng. Ngoài ra, các giao dịch đột biến đã xuất hiện tại các mã SVI, TCB. VN-Index sáng 2/11. (Bloomberg) Riêng VHM ( 6,09%) đã tăng mạnh tới hơn...