Bỏ chạy khi thấy bạn rơi xuống cầu, chết đuối
Một nhóm 5 người bạn đi chơi. Khi về, 2 người rơi xuống sông, thay vì hô lên cứu bạn thì 3 người còn lại đã bỏ chạy vì sợ liên lụy.
Chiều 10/12, Cơ quan chức năng xã An Thạch, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) cho biết: Sau gần 6 tiếng đồng hồ tìm kiếm trong mưa to, gió lớn, đến 22h15 tối 9/12, lực lượng cứu nạn mới tìm thấy thi thể của anh Võ Kim Thành (SN 1995, ở thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An).
Cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được tung tích của 3 nam thanh niên khác đi cùng 2 nạn nhân xấu số này.
Theo người dân địa phương, vào chiều 9/12, anh Võ Kim Thành và 4 người bạn, cùng ở xã An Thạch đi trên 2 chiếc xe máy ra thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) chơi.
Đến chập tối cùng ngày, Thành và các bạn đèo nhau đi về. Khi đến đoạn qua cầu Lò Gốm cũ, xe mô tô 78T1-4388 do Thành và một người bạn khác đi cùng (chưa rõ ai là người điều khiển) bị lạc tay lái nên ngã xuống đường, hất văng Thành và người bạn xuống sông Cái.
Thay vì nhảy xuống nước cứu bạn hay hô hào lên cho mọi người cùng biết, 3 người bạn đi trên chiếc xe máy còn lại đã lặng lẽ rồ ga chạy mất vì sợ bị liên lụy.
Cầu Lò Gốm cũ – nơi xảy ra vụ chết đuối của anh Thành
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, người dân gần đó kịp thời cứu được người bạn đi cùng, riêng Thành bị nước nhấn chìm.
Nhận được tin báo, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tuy An cùng chính quyền địa phương đã huy động lực lượng thanh niên xung kích và phương tiện cứu hộ tổ chức tìm kiếm thi thể của Võ Kim Thành.
Được biết, cầu Lò Gốm mới (cách cầu cũ khoảng 100m) được khởi công từ năm 2010 nhằm xóa bỏ sự chia cắt, cô lập giữa các vùng miền của huyện Tuy An. Tuy nhiên đến nay, công trình trên vẫn đang thi công ì ạch, người dân không còn cách nào khác là phải đi cầu cũ vốn đã xuống cấp trầm trọng nên gặp rất nhiều nguy hiểm.
Theo VTC
Chợ nổi giữa lòng Sài Gòn
Ít ai biết rằng Sai Gon vân con môt khu chơ nôi, lưu giư canh săc cua môt thanh phô sông nươc trên bên dươi thuyên năm xưa...
Đo la chợ nổi Trần Văn Kiểu nằm trên dong kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (quận 6).
Video đang HOT
Trước khi đại lộ Đông Tây hoàn thành, chợ nổi nằm ở ngã 3 dưới chân cầu Lò Gốm, trên dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Thế nhưng, từ khi đại lộ đẹp nhất TPHCM này ra đời, con chợ nổi bị đẩy sát vào bên trong, nằm sâu trong kênh Lò Gốm. Bến thuyền doc đường Lò Gốm nhỏ bé. Hoạt động mua bán cũng vì thế mà bớt tấp nập hẳn đi.
Măt hang buôn ban ơ chơ chu yêu la cac loại trái cây như dưa hấu, bí đỏ, bưởi... đươc đưa tư cac vươn cây trai miên tây theo dong sông Vam Co đê đên Sai Gon.
Khach mua ơ chơ chu yêu la cac tiêu thương va ngươi ban dao. Khi ghe vưa cập bến, nhưng khach môi se tâp đên nhân hang đưa vê cac chơ ban le, cac sap trai cây va toa đên khăp hang cung ngo hem cua thanh phô Sai Gon băng nhưng chiêc xe đây ban dao.
Chợ chỉ họp vào buổi sáng sớm từ khoảng 4 - 5 giờ đến 7,8 giờ sáng. Vào những buổi chiều, khi con nước lên, các ghe xuồng cũng tụ tập lại khu vực này để bán lẻ nhưng với số lượng ít và trái cây sẽ không tươi ngon bằng buổi sáng.
Thông thường, vào những ngày cận rằm, hay mồng một số lượng ghe thuyền đổ về bến sẽ đông hơn, co thơi điêm chơ tâp trung đên 50 - 60 chiêc ghe bâu.
Thê nhưng, khu chơ nôi nay đang ngay môt thu hep dân. Nhiêu chu ghe đanh xe le ra tam đâu trên cac con rach xa va nho ơ cac quân huyên như quân 2, 12, huyên Cu Chi đê ban hang vi khu chơ nay không cho tâp trung đông. Nhiêu khach thương hô lo ngai đên môt luc nao đo sông nươc Sai Gon chăng con chô cho nhưng chiêc ghe bâu như thê nay hop chơ nưa...
Mơi ban đoc tham quan chơ nôi Trân Văn Kiêu ma phong viên vưa ghi nhân đươc. Biêt đâu, đây se la môt trong nhưng chum anh cuôi cung vê khu chơ nôi cuôi cung nay cua đât Sai Gon.
5 giờ sáng, chợ bắt đầu nhóm họp với những chị tiểu thương đi lấy chuối về bán trên những chiếc xe đẩy.
Ở bên kia đường là người bán hủ tiếu dậy sớm quạt lửa nấu nước lèo cho khach chơ.
Những bao trái cây được chất đầy đổ đống trên những ghe thuyền từ miền Tây mang lên.
Mang chuối lên bờ bán buôn nào.
Neo thuyền vào bờ.
Tấp nập ghe thuyền khi trời hừng sáng.
Cân kí bỏ sỉ cho các chị tiểu thương người miền Trung.
Hai tay hai buồng chuối thật nặng mang từ ghe thuyền xuống bờ.
Những chuyến xe đầy ắp chuối sẽ rong ruổi khắp các khu chợ của TPHCM.
Chợ nổi vẫn mang những nét thôn quê dân dã.
Ly cà phê buổi sáng uống vội để lên thuyền chuyển chuối.
Còn trẻ còn sức khỏe là còn xuôi ngược trên sông nước.
Nhưng vẫn nhớ về đất liền với những phong tục không thể thiếu và những chậu cây kiểng.
Phiên chợ quê diễn ra ngay ở bến sông Trần Văn Kiểu.
Ngã 3 chợ nổi dưới chân cầu Lò Gốm.
Theo Dân Trí