Bọ cạp làm thuốc
Bọ cạp, còn gọi là toàn yết, toàn trùng, tên khoa học là Buthus martensi Karsch, vị cay, tính bình, có độc, có công dụng tức phong trấn kinh, công độc tán kết, thông lạc chỉ thống, thường dùng để chữa các chứng trẻ em co giật, nhọt độc, vết thương lâu liền, lao hạch, trúng phong, bán thân bất toại, miệng mắt méo lệch, đau nửa đầu, phong thấp, động kinh…
- Ghẻ lở phù nề: bọ cạp sấy khô tán bột, uống mỗi lần 1g, mỗi ngày 2 lần với nước lọc.
- Nhãn khẩu oa tà (liệt dây thần kinh VII ngoại vi): bọ cạp, cương tàm và bạch phụ tử liều lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2g.
- Lao hạch: bọ cạp, ngô công (con rết) mỗi thứ 1 con, sấy khô tán bột, trộn đều với 1 quả trứng gà rồi tráng ăn, dùng đều đặn mỗi sáng 1 lần, 30 lần là 1 liệu trình.
Bọ cạp.
- Kinh phong, co giật: bọ cạp và ngô công lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1,5g.
Video đang HOT
- Đau nửa đầu: bọ cạp 1 con, ngô công 1 con, cam thảo 3g, xuyên khung 15g, cương tàm 30g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, 7 thang là 1 liệu trình, có thể dùng liên tục 3 liệu trình.
- Viêm khớp: bọ cạp sấy khô tán bột, uống mỗi sáng 0,6g kết hợp với thuốc sắc gồm: hoàng kỳ 60g, ô tiêu xà 10g, tàm sa 30g, mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống: bọ cạp (bỏ chân và đầu) 4g, địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, cam thảo 2g, tất cả sấy khô tán bột, chia uống 5 – 6 lần trong ngày.
- Trúng phong, miệng mắt méo xếch: bọ cạp tán bột uống 4g.
- Trẻ em phong giản miệng cứng không bú được: bọ cạp 5 con, xác ve sầu 5 cái, sấy khô tán bột, khinh phấn 2 phân, hòa với sữa, uống mỗi lần 4g.
- Trẻ em lên cơn co giật, nghiến răng, trợn mắt: bọ cạp (bỏ đầu, rút ruột, tẩm rượu, sao giòn) 12g, răng lợn đốt cháy 12g, kinh giới 40g, câu đằng 12g, thuyền thoái 8g, phèn phi 8g. Tất cả phơi khô, sấy giòn, tán bột, luyện với hồ thành viên bằng hạt đỗ xanh. Trẻ em 5 – 6 tháng tuổi mỗi lần uống 2 viên, 1 năm tuổi mỗi lần 3 viên, 2 năm tuổi mỗi lần 5 viên. Nghiền thuốc với trúc lịch (măng tre non giã nát vắt lấy nước), mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Cương tàm phối hợp với bọ cạp chữa đau nửa đầu
Hoặc: bọ cạp 12g, đẳng sâm 16g, thạch xương bồ 8g, thiên ma 12g, đởm nam tinh 12g, cương tàm 12g, phục linh 12g, phục thần 12g, bán hạ chế 12g, viễn chí 12g, mạch môn 12g, bối mẫu 6g, chu sa 6g, hổ phách 6g, trần bì 6g. Tất cả sấy khô tán bột, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo nấu thành cao rồi trộn với bột trên, làm thành viên. Mỗi ngày uống 40 viên chia 2 lần trước khi lên cơn.
Hoặc: bọ cạp 1 con, tằm vôi 8g, giun đất 6g, tất cả thái vụn sắc với 200ml nước lấy 50ml uống trong ngày.
- Trúng phong: bọ cạp 1 con, ngô công 1 con, thấu cốt thảo 15g, tất cả sao vàng tán bột, uống mỗi 6 giờ 7,5g. Hoặc bọ cạp 10g, giun đất 15g, xích thược 20g, ngưu tất 20g, hồng hoa 15g, sắc uống.
- Viêm loét miệng: bọ cạp sao tồn tính 3,5g, cương tàm 5g, hoàng liên 2,5g, xuyên ô 3,5g, ngô công 2 con, cam thảo 1g. Tất cả tán bột, uống mỗi ngày 1g với nước sắc lá bạc hà trong 7 ngày.
- Quai bị: bọ cạp rán với dầu vừng, ăn mỗi ngày 2 con chia 2 lần.
Theo Sức khỏe đời sống
Bệnh phong thấp, chữa thế nào?
Tôi năm nay 54 tuổi. Mấy năm nay cứ thời tiết thay đổi tôi hay bị nhức xương và cả ra mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Đi khám Đông y bác sĩ nói bị phong thấp. Xin hỏi, bệnh của tôi chữa bằng thuốc Đông y hay Tây y?
Phong thấp hay tê thấp là một từ dân gian thường dùng để chỉ các chứng đau nhức hoặc nhức mỏi có liên quan đến bộ máy vận động của cơ thể, bao gồm gân, xương, khớp, bắp thịt.
Theo Tây y, những bệnh có liên quan đến từ "phong thấp" đều có bệnh danh rõ ràng như thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp, loãng xương, viêm khớp, lao khớp, thoái hoá khớp, tùy bệnh mà dùng thuốc.
Theo Đông y, các bệnh phong thấp ở hệ vận động được gọi chung là chứng tý khi vệ khí của cơ thể suy yếu, các yếu tố phong, hàn, thấp là nguyên nhân gây bệnh chính cùng phối hợp tác động vào cơ thể qua da, lông rồi theo đường kinh lạc đi khắp cơ thể gây ra các rối loạn hoạt động của khí huyết, làm tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, sinh ra ứ trệ gây nên những triệu chứng như sưng, đau, mỏi, nặng nề.
Nguyên tắc điều trị là khu phong tán hàn, trừ thấp trục ứ bằng các bài thuốc sắc hoặc xoa bóp bấm huyệt hay chườm, xông, đắp tại chỗ đau. Trường hợp của bác đau mình nhức xương khi thời tiết thay đổi mà không có sưng nóng khớp thì dùng thuốc Đông y hoặc xoa bóp cũng sẽ có tác dụng giảm đau.
Theo Sức khỏe đời sống
Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp Một sai lầm phổ biến hiện nay là nhiều người bị hội chứng ống cổ tay với cảm giác tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng, đến mức làm rơi đũa ăn, nhưng cứ nghĩ mình bị tê thấp, phong thấp... Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chậm chữa...