Bọ cánh cứng “tấn công” hàng loạt vườn cà phê ở Đắk Hà
Từ tháng 4.2017 đến nay, trên diện tích cà phê trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản ở huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) xuất hiện bọ cánh cứng gây hại. Hiện các doanh nghiệp cà phê và người dân đang tích cực triển khai việc phun thuốc diệt trừ.
Theo số liệu thống kê từ UBND huyện Đăk Hà, tính đến ngày 17.8, đã có 23ha cà phê bị bọ cánh cứng gây hại, với tỷ lệ trên 50%, mật độ khoảng 10 con/gốc, trong đó nhiều nhất là Công ty TNHH MTV Cà phê 704 với 18ha; thị trấn Đăk Hà có 3ha, xã Đăk Mar 1ha và xã Hà Mòn 1ha.
Công nhân Công ty TNHH MTV Cà phê 704 phun thuốc diệt bọ cánh cứng. Ảnh: T.H
Trước đó, vào tháng 4/2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phát hiện bọ cánh cứng phát sinh rải rác trên diện tích cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 704. Đến đầu tháng 7, bọ cánh cứng có xu hướng tăng mật độ, khoảng 20 con/m2và tỷ lệ gây hại trên 50%.
Video đang HOT
Để ngăn chặn bọ cánh cứng lây lan ra diện rộng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã phối hợp với doanh nghiệp và chính quyền địa phương kiểm tra thực tế; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Cà phê 704 đã tổ chức phun và rải thuốc bảo vệ thực vật nhiều lần, hiệu quả phòng trừ đạt trên 90-95%.
Liên quan đến công tác trừ bọ cánh cứng cho cây cà phê ở huyện Đăk Hà, tránh lây lan sang các vùng khác, ngày 17/8, UBND tỉnh đã có Công văn số 2232/UBND-NNTN yêu cầu Công ty TNHH MTV Cà phê 704 chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo Thành Hưng (Báo Kon Tum)
Vụ chết hơn 70 tấn cá: Đề nghị thủy điện hỗ trợ 2,4 tỷ đồng
Ngày 4/8, ông Phạm Văn Lập - Chánh văn phòng UBND huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) - cho biết, UBND huyện Đắk Hà đã trích 283 triệu đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho các hộ dân bị cá chết. Đồng thời, UBND tỉnh Kon Tum cũng đề nghị Công ty Thủy điện IaLy hỗ trợ thiệt hại 2,4 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Văn Lập cho biết, huyện vừa thông qua tờ trình của Phòng NN&PTNT huyện đề xuất hỗ trợ gần 283 triệu đồng (trích từ ngân sách địa phương) cho 5 hộ dân trong bị thiệt hại do cá chết tại xã Đăk Mar.
Dự kiến trong tuần này huyện sẽ tiến hành hỗ trợ toàn bộ số tiền.
Cũng theo thống kê của phòng Nông nghiệp, lượng cá chết (diêu hồng, cá trắm) hơn 70 tấn với tổng giá trị thiệt hại gần 2,4 tỷ đồng.
Cá đến giai đoạn thu hoạch chết trắng lồng tại lòng hồ Plei Krông
Chính vì vậy UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi Công ty Thủy điện IaLy - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị hỗ trợ 2,4 tỷ đồng cho những hộ dân nuôi cá lồng bị thiệt hại.
Về vấn đề này, ông Tạ Văn Luận - Giám đốc Công ty Thủy điện Ialy cho biết, phía công ty đã nhận được đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum về việc hỗ trợ cho người dân có cá nuôi lồng chết.
Công ty đã báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam về đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum và đến thời điểm này chưa có văn bản trả lời.
Trước đó báo Dân trí đã đưa tin trước đó, từ ngày 10 đến 13/7, cá nuôi lồng trên hồ Thủy điện Plei Krông bỗng dưng chết bất thường. Qua kiểm tra, xác định khối lượng cá chết là hơn 70 tấn, ước tính thiệt hại 2,4 tỷ đồng.
Nguyên nhân cá chết được các ngành chức năng tỉnh Kon Tum lý giải: do trời mưa, nước mưa kéo theo bùn đất xuống lòng hồ; Nhà máy thủy điện Plei Krông, Công ty Thủy điện Ialy vận hành, phát điện tạo mực nước hồ hạ thấp, diện tích mặt thoáng lòng hồ bị thu hẹp nên khả năng khuếch tán ôxy từ không khí vào nguồn nước hồ bị hạn chế; Sự tích tụ chất thải (thức ăn dư thừa, chất thải từ cá) lâu ngày từ hoạt động nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ, dẫn đến nguồn nước bị thiếu hụt ôxy nghiêm trọng, không đủ cung cấp cho nhu cầu hô hấp của cá.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
70 tấn cá chết trắng đập thuỷ điện: Không có độc tố trong nước Chiều 14/7/2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum công bố báo cáo ban đầu về vụ việc cá lồng bè chết hàng loạt trên đập thủy điện Plei Krông (huyện Đăk Hà, Kon Tum). Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum xác định, khu vực nuôi cá lồng bè tại thôn Long Loi 1,...