Bỏ bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 89/2021 đã bỏ nội dung bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ đối với các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức.
Ảnh minh họa
Nghị định 89/2021 sửa đổi Nghị định 101/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ ngày 10-12-2021 đã có những thay đổi quan trọng liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng đối với dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể tại Điều 16, Nghị định 101/2017 quy định cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải bồi dưỡng những nội dung về:
Video đang HOT
- Lý luận chính trị.
- Kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
- Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.
- Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Tuy nhiên, tại Nghị định 89/2021 đã bỏ nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, kể từ ngày 10-12 tới đây, các chương trình bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ không còn nội dung về tin học, ngoại ngữ.
Ngoài ra, trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã có các chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 17 Nghị định 101/2017 (các chứng chỉ bồi dưỡng từ 1 đến 8 tuần đối với từng cấp bậc, chức vụ…) hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30-6-2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định 89/2021.
Sẽ không yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho viên chức, công chức
Theo Bộ Nội vụ, không chỉ có viên chức, mà các công chức cũng sắp được 'gỡ' khỏi các yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.
QHC
Chiều 1.3, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết hiện nay Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, với "tư tưởng" là bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Như vậy, không chỉ có viên chức, mà các công chức cũng sắp "thoát" khỏi các yêu cầu chứng chỉ này.
Căn cứ để Bộ Nội vụ dự thảo thông tư trên là Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn quy định: "Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức". Thêm vào đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định mới hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, trong đó đã có quy định đơn giản hóa thủ tục về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
Theo nghị định này, trường hợp có bằng tốt nghiệp chuyên môn tại các cơ sở đào tạo đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GD-ĐT (ví dụ tốt nghiệp đại học phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3) mà tương ứng với yêu cầu tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; các trường hợp đã được miễn thi ngoại ngữ, tin học trong kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tại dự thảo thông tư mới, Bộ Nội vụ "không quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng" mà chỉ quy định về "năng lực sử dụng được ngoại ngữ, tin học". Tuy nhiên, thông tư này chỉ áp dụng với công chức - đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ. Đối với viên chức, vẫn phải đợi các bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi thông tư của họ, như Bộ GD-ĐT vừa mới sửa đổi tại thông tư có hiệu lực từ 1.3 này.
Tuần tới, Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ có cuộc họp để bàn về nội dung trên. Trong lúc đó, cán bộ, công chức, viên chức vẫn phải đợi quyết định từ các bộ.
Viên chức ngành nào chẳng chia hạng, sao mỗi giáo viên "kêu" Nhiều giáo viên cho rằng, thật vô lý khi cùng làm một công việc như nhau, hiệu quả như nhau lại có người xếp hạng 1, có người xếp hạng 2, 3, 4. Trong thời gian gần đây, câu chuyện về xếp hạng giáo viên nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Đặc biệt, có một số ý kiến cho...