Bộ binh Nga tham chiến tại Palmyra: Tự mâu thuẫn
Nga vừa xác nhận bộ binh Nga không tham chiến tại Palmyra thông tin trái ngược hoàn toàn với những gì Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận trước đó.
Hôm 28/3, cơ quan báo chí Điện Kremlin xác nhận rằng lực lượng đặc nhiệm của Nga không tham chiến, đánh trận giải phóng thành phố cổ Palmyra, Syria.
Tham gia trong trận chiến giải phóng thành cổ Palmyra khỏi sự kiểm soát của lực lượng khủng bố IS chủ yếu là các lực lượng quân đội chính phủ Syria và các đồng minh, quân nhân Nga không can dự vào tình hình ngoại trừ việc hỗ trợ chiến đấu từ trên không.
Vì vậy, vai trò của Nga đối với chiến thắng quan trọng này là vô cùng lớn, đặc biệt là khi Nga cung cấp hỗ trợ đường không và tình báo cho các lực lượng của Syria.
Binh sĩ Syria sau khi giải phóng thành cổ Palmyra
Thông tin không có bộ binh Nga tham chiến tại Palmyra cũng đã được nguồn tin từ quân đội chính phủ Syria cho biết. Sẽ không có gì đáng nói về thông tin này nếu trước đó Moscow không xác nhận về cái chết của một sĩ quan cao cấp thuộc lực lượng đặc biệt nước này trong chiến dịch giải phóng thành cổ Palmyra.
Hãng tin RIA Novosti của Nga ngày 25/3 dẫn nguồn tin quân sự nước này tại Syria cho biết một sĩ quan lực lượng đặc biệt Nga đã thiệt mạng trong một chiến dịch giải phóng Palmyra, Syria.
“Sĩ quan Nga đã thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ định hướng các mục tiêu không kích tại Palmyra, thuộc tỉnh Homs, trong đó bao gồm việc đưa ra các tọa độ chính xác giúp các máy bay Nga thực hiện các cuộc không kích”, đại diện Nga thông báo.
Ngoài ra, nguồn tin cho hay, sĩ quan chống trả quyết liệt và đã hy sinh anh dũng. Khi phát hiện, quanh thi thể người sĩ quan thuộc lực lượng đặc biệt Nga là xác của nhiều tay súng IS.
“Sĩ quan Nga đã ra đi như một người anh hùng. Anh ấy đã tự bắn mình sau khi bị những tên khủng bố phát hiện và bao vây”, đại diện của Nga cho biết thêm.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 24/3, Hãng Interfax cũng đưa ra thông báo khẳng định về cái chết của sĩ quan Nga. “Khi đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt – chỉ dẫn các cuộc không kích của Nga nhắm vào các mục tiêu khủng bố, một sĩ quan đặc nhiệm Nga đã thiệt mạng”, nguồn tin này cho hay.
Trong một diễn biến có liên quan, trên website của Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/3 cho hay, từ ngày 20 đến 23/3, không quân Nga thực hiện 41 chuyến bay đến khu vực Palmyra, tiêu diệt hơn 320 tay súng IS, phá hủy sáu cứ điểm do khủng bố IS kiểm soát, năm xe tăng, sáu súng phòng không, hai kho đạn và 15 xe ô tô.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Soi dàn vũ khí Syria tham gia giải phóng Palmyra
Quân đội Syria và các lực lượng liên quân chủ yếu sử dụng pháo, súng cối pháo kích đánh bật phiến quân IS, giải phóng Palmyra.
Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, ngày hôm qua (27/3), Quân đội Syria cùng lực lượng liên quân gồm lực lượng phòng vệ quốc gia NDF, chiến binh Hezbollah và máy bay Không quân Nga góp sức đã đánh bật phiến quân IS khỏi thành cổ Palmyra, tỉnh Homs.
Chiến dịch giải phóng Palmyra là một chiến tích "hiển hách" nhất của Quân đội Syria đã gặp thất bại liên tục suốt nhiều năm qua. Dù rằng, chiến dịch này đã không thể thành công nếu thiếu vắng các lực lượng tình nguyện và đặc biệt là sự yểm trợ tuyệt vời của Không quân Nga.
Một trong những loại vũ khí hạng nặng phổ biến được quân đội Syria sử dụng để giải phóng Palmyra là lựu pháo D30 122mm.
Trong nhiều chiến dịch khác, Quân đội Syria cũng sử dụng loại lựu pháo này. Được biết, pháo có tốc độ bắn nhanh, khung ba càng pháo cho phép pháo thay đổi góc hướng trong phạm vi 360 độ mà không cần di chuyển càng pháo.
Pháo có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 người, tốc độ bắn cao nhất đạt 10-12 phát/phút, duy trì nhịp bắn liên tục khoảng 5-6 phát/phút.
Pháo có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15,4km hoặc 21,9km với đạn tăng tầm.
Quân đội Syria cũng sử dụng một số xe tăng T-72 và các loại súng cối cỡ nòng 82-120mm cho các cuộc pháo kích vào phiến quân IS ở thành cổ Palmyra.
Các binh sĩ Syria cười tươi vận chuyển những quả đạn cối cỡ lớn xuống mặt đất.
Nạp đạn.
Súng cối cực kỳ hữu hiệu trong đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.
Ngoài ra, Quân đội Syria còn có một số phương tiện cơ giới chiến đấu tự chế. Ví dụ như bệ pháo 23mm 2 nòng lắp lên xe bán tải.
Pháo ZU-23-2 tuy có vai trò chính là chống máy bay, tuy nhiên ở chiến trường Syria nó được ứng dụng để hạ mục tiêu mặt đất như bộ binh địch, tấn công các công trình nhà cửa - nơi IS ẩn núp.
Xe bọc thép tự chế tham gia chiến dịch giải phóng Palmyra.
Bệ phóng rocket tự chế cỡ nòng lớn, tuy bắn kém chính xác nhưng sức tàn phá thì vô cùng khủng khiếp.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Syria đã giải phóng thành cổ Palmyra như thế nào? Sau khi quân đội Syria và đồng minh giải phóng hoàn toàn thành phố Palmyra, một chỉ huy của quân đội Syria đã chia sẻ chi tiết về quá trình chuẩn bị và tái chiếm thành phố. "Việc chuẩn bị cho việc giải phóng Palmyra kéo dài khoảng một tháng. Quân đội Syria đã phục hồi và tổ chức lại binh sĩ. Chúng...