Bỏ biên chế suốt đời mà gặp phải lãnh đạo không tốt, không tử tế thì…
Chọn được người lãnh đạo tốt, có năng lực họ sẽ biết trọng dụng người tài làm việc và chắc chắn lúc ấy những kẻ cơ hội, yếu kém sẽ không bao giờ được chào đón
Ngày 25/11/2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Có nên bỏ chế độ “biên chế trọn đời” theo kiểu đại trà? (Ảnh minh họa: vtv.vn).
Theo đó, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn với khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định này sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chế độ biên chế suốt đời đối với viên chức để tránh tình trạng chây ỳ, lười đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Việc đổi mới này cũng xóa bỏ được tư tưởng vào biên chế được là “chắc chân”, là không lo sợ phải thất nghiệp, là an tâm để an hưởng tuổi già khi có sổ nhận lương hưu.
Nhiều thầy cô giáo đồng thuận
Những giáo viên thật sự có năng lực cũng rất vui mừng vì việc bỏ viên chức suốt đời sẽ tạo điều kiện cho họ thật sự phát huy khả năng, công sức để được ghi nhận xứng đáng.
Bên cạnh đó, cũng là cơ hội để đưa những kẻ yếu kém, chây lười ra khỏi môi trường giáo dục.
Việc tồn tại viên chức suốt đời sẽ làm viên chức trì trệ, không chịu rèn luyện phấn đấu, trau dồi năng lực…mà chỉ luôn dùng thủ đoạn để tiến thân.
Nay không còn, buộc người thầy phải nỗ lực vận động, phải cố gắng thể hiện đúng vai trò của mình.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì vẫn có không ít những băn khoăn, trăn trở.
Có người cho biết, việc làm này nói chung là tốt, nhưng khi đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề, lãnh đạo thì có người tốt, người không.
Video đang HOT
Có người hay đố kỵ, nhỡ làm tốt mà không được lòng xếp thì toi. Rồi lễ, Tết lại phải biếu xén, lại phải đi cửa sau để lấy lòng.
Người lại sợ quyền sinh, quyền sát cục bộ của người ký hợp đồng lao động sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực đằng sau.
Đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục, việc đánh giá giáo viên hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt hay chưa hoàn thành nhiệm vụ cũng chỉ mang tính tương đối vì các quy định đánh giá còn chồng chéo, chưa rõ ràng, cụ thể.
Hơn nữa sản phẩm của giáo dục là con người, hiệu quả giáo dục là cả một quá trình không thể đo, hay đong đếm như cân đường hộp sữa ngay được.
Phụ thuộc nhiều vào sự công tâm của người lãnh đạo
Hiện nay, trong ngành giáo dục ở nhiều địa phương, hiệu trưởng phần lớn là được bổ nhiệm.
Việc bổ nhiệm cũng có nhiều điều đáng nói, chưa hẳn là giáo viên dạy giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, năng nổ trong mọi mặt đều được cơ cấu vào nguồn, và đều được bổ nhiệm.
Thế nên, chưa hẳn năng lực chuyên môn, trình độ quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lại hơn nhiều giáo viên.
Điều này, còn căn cứ vào tài ngoại giao của mỗi người hay sự quen biết, đỡ đầu của một ai đó.
Những lãnh đạo không lên bằng thực lực mà có sự nâng đỡ, sự “biết điều”…thì đương nhiên cũng chẳng biết sử dụng người tài. Những lãnh đạo này, phần lớn cũng chỉ bao che cho ê kíp của mình và thẳng tay loại những người không ưa.
Trong xếp loại thì độc đoán, chuyên quyền, được lòng thì xếp tốt, không ưa thì tìm đủ mọi cách để hạ bệ.
Nếu chẳng may gặp những hiệu trưởng thế này thì nguy cơ không được ký lại hợp đồng của những giáo viên ấy cũng sẽ rất cao.
Cần tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý giáo dục
Để công bằng cũng cần có quy định bỏ chế độ viên chức suốt đời đối với cả công chức. Cần xóa bỏ tư tưởng “lên rồi là không xuống” để chế tài cách làm việc không hiệu quả của một số hiệu trưởng.
Cần tổ chức thi tuyển công khai để những người có tài thực sự làm quản lý chứ không việc bổ nhiệm như hiện nay.
Khi chọn được người lãnh đạo tốt, có năng lực đương nhiên họ sẽ biết trọng dụng người tài để làm việc và chắc chắn lúc ấy những kẻ cơ hội, yếu kém sẽ không bao giờ được chào đón.
Thuận Phương
Theo giaoduc.net
Trường tôi muốn ký biên chế suốt đời với nhiều giáo viên nhưng họ không muốn
Có những giáo viên đang trong thời gian thử việc thì rất nỗ lực cố gắng nhưng khi đã trở thành biên chế thì cảm thấy yên chi, không chịu tự đào tạo mình.
Hiện Điều 25 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang được đưa ra lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV thu hút sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Đặc biệt là cộng đồng giáo viên, một trong những đối tượng có số lượng bị ảnh hưởng rất lớn từ chính sách này.
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn.
Chỉ có viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được chuyển sang hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Nguyễn Thị Ngân Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Hà Nội) cho rằng:
Mặc dù lâu nay chế độ biên chế trọn đời của ngành giáo dục tạo cho giáo viên cơ hội cảm thấy an toàn về mặt tâm lý để làm việc và đối với những người có mong muốn, có lý tưởng nghề nghiệp thì họ rất yên tâm để cống hiến, đóng góp cho ngôi trường mà họ gắn bó.
Đó là những giá trị tinh thần đã khiến cho trường học và người thầy trở thành những biểu tượng thiêng liêng trong tâm trí bao thế hệ.
Thậm chí có giáo viên cống hiến từ ra tốt nghiệp đại học đến khi về hưu trọn 30 năm chỉ ở một ngôi trường.
Cô Nguyễn Thị Ngân Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Hà Nội) đang hướng dẫn học sinh (Ảnh nhà trường cung cấp)
Nhìn nhận từ thực tế, cô Ngân Hoa chia sẻ: "Theo tôi, đến thời điểm hiện nay điều quan trọng đối với giáo viên không phải là vấn đề biên chế suốt đời hay hợp đồng có thời hạn mà là cơ hội công việc có đảm bảo mức lương đủ chi phí nuôi bản thân, chăm sóc gia đình và nâng cấp chuyên môn hay không.
Hơn nữa, dù biên chế hay ký hợp đồng thì giáo viên vẫn được đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước do đó giáo viên không nên lo lắng về vấn đề này".
Đưa ra quan điểm này vì cô Ngân Hoa nhận thấy khi giáo viên được thừa nhận ở một vị trí suốt đời thì có thể sẽ xảy ra tình trạng cảm thấy không muốn thay đổi, không cố gắng.
Điều này cũng do một nguyên nhân khách quan: khi không có động lực gì bắt buộc phải nỗ lực thay đổi thì cũng không có nhiều động lực để cố gắng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi giáo viên áp lực công việc nhiều, số lượng học sinh trong lớp đông nên nhiều người chọn cách đi theo lối mòn, không chịu nỗ lực. Và chính điều đó sẽ kéo lùi sự tiến bộ của giáo dục.
Có một thực tế mà cô Ngân Hoa thấy đó là có những giáo viên đang trong thời gian thử việc thì rất nỗ lực cố gắng nhưng khi đã trở thành biên chế của nhà trường thì cảm thấy yên chi, ngại nâng cấp nghề nghiệp, không muốn đi tập huấn và không chịu tự đào tạo mình. Không phải tất cả nhưng cũng không hiếm những trường hợp như vậy.
"Sức ì đó đã khiến khả năng nâng cấp nghề nghiệp bị hạn chế, do đó mức thu nhập cũng sẽ không có nhiều cơ hội thay đổi theo hướng tốt lên", cô Hoa nói.
Dưới góc độ của một nhà quản lý trường tư thục, cô Ngân Hoa cho rằng, hiện các giáo viên nhà trường ký hợp đồng 36 tháng. Sau khi hết thời hạn nếu giáo viên đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và bản thân họ có mong muốn ở lại trường thì hai bên sẽ ký tiếp hợp đồng.
Cả nhà trường và thầy cô đều phải cố gắng không ngừng nếu muốn tồn tại và phát triển". Cô Hoa nhấn mạnh: "Cứ sau 3 năm thì nhà trường phải nâng cấp về lương cho giáo viên, do đó chính hợp đồng này giúp cả giáo viên và nhà trường đều phải nỗ lực bởi lẽ nhà trường muốn giữ được giáo viên thực sự có năng lực, không bị chảy máu chất xám thì buộc phải phấn đấu để chất lượng dạy học tốt hơn, phụ huynh có tin tưởng trao gửi cho trường cơ hội giáo dục con em họ thì nhà trường mới có thể nâng được lương cho giáo viên.
Cô cũng thẳng thắn chia sẻ: "Với những giáo viên đã thực sự được khẳng định năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, nhà trường của chúng tôi muốn ký hợp đồng dài hạn để giáo viên gắn bó với trường như là biên chế trọn đời nhưng thầy cô cũng không muốn như vậy.
Đơn giản là vì sau thời gian làm việc theo hợp đồng và tích lũy kinh nghiệm có kinh nghiệm, nhiều thầy cô lại muốn tìm môi trường khác để thử sức, đổi mới mình và cũng nâng cao được thu nhập chính đáng.
Tuy nhiên, khi đưa ra một chính sách cho cả nước và toàn ngành thì Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu kỹ những điều kiện khách quan đảm bảo thực hiện hiệu quả và không ảnh hưởng xấu tới chất lượng giáo dục, tạo động lực cho giáo dục phát triển và tăng cơ hội học tập cho học sinh, cơ hội làm việc cho giáo viên.
Phải tính đến học sinh nghèo, gia đình thu nhập thấp, giáo viên vùng sâu vùng xa vì điều kiện, hoàn cảnh của đất nước ta còn quá nhiều khó khăn và cơ hội học tập của trẻ em các vùng miền quá chênh lệch nhau.
Nhìn toàn cảnh một nền giáo dục, dù thế nào cũng không thể để trẻ em mất cơ hội đến trường vì bố mẹ không trả được học phí. Nếu điều đó xảy ra thì chúng ta đã có tội lớn và kéo lùi lịch sử"
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Bỏ hay không bỏ biên chế chưa hẳn đã là vấn đề lớn nhất Bỏ biên chế hay không bỏ biên chế không phải là vấn đề lớn nhất mà quan trọng, chế độ chính sách cho giáo viên có thay đổi gì khi chính sách mới có hiệu lực. Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, theo dự thảo, Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô công chưc...