Bộ bảo giảm giá sữa, đại lý cứ tăng
Bộ Tài chính cho biết, từ 20/4, nhiều dòng sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 2 tuổi chính thức giảm giá. Tuy nhiên, trên thị trường giá sữa tăng với đủ chiêu lách luật.
Bộ Tài chính thông báo, nhiều loại sữa bột cho trẻ dưới 2 tuổi giảm giá từ hôm nay.
Thay đổi độ tuổi sữa để tăng giá
Chị Lê Nhung (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nửa năm nay vẫn mua sữa Enfa Grow số 3, dành cho trẻ 1-3 tuổi tại đại lý ở Mỹ Đình (Từ Liêm) với giá 450.000 đồng/hộp 900gr. Đầu tuần trước, khi chị mua sữa, nhân viên cửa hàng cho biết, loại sữa chị thường mua có cách tính độ tuổi mới: Sữa số 1 dành cho trẻ 0-6 tháng, số 2 dành cho trẻ 1-12 tháng, sữa số 3 dành cho trẻ 1-2 tuổi, sữa số 4 trẻ 2-3 tuổi, sữa số 5 dành cho trẻ 3-4 tuổi.
“Trước giờ vẫn cho con dùng sữa lứa tuổi 1-3 tuổi. Giờ họ tách độ tuổi như vậy không biết dinh dưỡng thay đổi có phù hợp với cháu bé hay không. Trong khi, tôi phải trả thêm 50.000 đồng cho hộp sữa mới”, chị Nhung băn khoăn. Đem thắc mắc hỏi đại lý sữa, chị Nhung được nhân viên tư vấn cho biết, sữa tách rõ độ tuổi nhưng dinh dưỡng không thay đổi nhiều.
“Việc cấm quảng cáo đồng nghĩa với giảm giá thành, nên về nguyên tắc giá sữa phải giảm tương ứng. Việc sửa bao bì, ghi lại độ tuổi để lách luật là cách làm ăn không sòng phẳng với người tiêu dùng, không lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Để xử lý vấn đề này, rất cần cơ quan quản lý Nhà nước điều tra, công bố, công khai sản phẩm nào lách luật”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng
Khảo sát của PV Tiền Phong ngày 19/4 tại nhiều đại lý sữa trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), sữa công thức các loại dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi, từ 6 – 12 tháng, từ 1-3 tuổi, từ 3 tuổi trở lên… nay bị bất ngờ thay đổi theo chuẩn mới.
Theo đó, tách sữa dành cho trẻ từ 1-3 tuổi thành 2 loại: 1-2 tuổi và từ 2-4 tuổi và giá tăng từ 10-20% tùy vào từng sản phẩm. Đơn cử, sản phẩm Enfamil A 360 loại Brain Plus thay đổi về độ tuổi dành cho trẻ và giá bán được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể, hộp sữa Enfamil A 3 Brain Plus dành cho trẻ từ 1-2 tuổi có giá bán hiện tại là 424.000 – 429.000 đồng/hộp 900 gr (giá của loại sữa trước đây dành cho trẻ từ 1-3 tuổi chỉ là 370.000 – 380.000 đồng/hộp 900 gr tùy đại lý).
Sản phẩm Enfagrow A 4 Brain Plus mới dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên giá bán 403.000 đồng/hộp 900 gr (giá loại cũ dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, chỉ 371.000 đồng/hộp); còn loại 400 gr giá bán tương ứng là 183.000 đồng/hộp và 197.000 đồng/hộp. Sữa Dutch Lady trước đây loại dành cho trẻ từ 1-3 tuổi có giá 172.000 đồng/hộp, nay đổi mẫu mã, độ tuổi của trẻ khiến giá sữa tăng lên khoảng 20%.
Video đang HOT
Nhiều người tiêu dùng mất tiền oan khi giá sữa tăng bất chấp quy định của Bộ Tài chính.
Hôm nay, giá sữa bắt đầu giảm?
Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện có 177 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi nằm trong đối tượng “bị cấm quảng cáo”. Với 5 doanh nghiệp lớn (Cty TNHH MeadJohnson Nutrition Việt Nam, Cty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Cty TNHH Nestle Việt Nam, Cty TNHH Dinh Dưỡng 3A và Cty TNHH Tiên Tiến-nhà phân phối của Cty TNHH MeadJohnson Nutrition Việt Nam) đăng ký kê khai, Bộ Tài chính đã nhận được đăng ký giảm giá của 50 dòng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường từ 2014. Còn 127 dòng sản phẩm khác kê khai giá tại các sở tài chính địa phương.
Cục trưởng Quản lý Giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết: “5 doanh nghiệp đã kê khai lại và tiết giảm với các dòng sản phẩm dưới 24 tháng tuổi như yêu cầu. Đây là đợt giảm giá thứ hai và mức giảm từ 0,4-4% là tương đối phù hợp”.
Gần đây, có thông tin một số doanh nghiệp đối phó với yêu cầu “cấm quảng cáo” của Chính phủ đối với sữa dành cho trẻ em 24 tháng tuổi bằng cách phân loại lại, thậm chí còn tăng giá thông qua thay đổi công thức.
Ông Tuấn cho biết: Cơ quan quản lý giá thực hiện phân loại các sản phẩm sữa theo Thông tư 30 (2010) của Bộ Y tế. Bất cứ dòng sản phẩm mới nào trên thị trường thuộc đối tượng quản lý đều phải xác định giá tối đa và được công khai. “Chúng tôi thường xuyên rà soát, nếu có sản phẩm mới sẽ rà soát chặt chẽ”, ông Tuấn nói.
Theo Tiền Phong
Giá sữa tăng loạn: Hết thanh tra lại ra văn bản
Bộ Tài chính yêu cầu giá sữa cần giảm giá tương ứng với khi loại chi phí quảng cáo trong cơ cấu giá thành. Nhưng DN sữa vốn giỏi lách luật, dù nguyên liệu giảm, dù "bị" cấm quảng cáo thì giá vẫn không lùi bước, thậm chí còn tăng mạnh.
Sữa mới đắt hơn 37-39%
Bộ Tài chính vừa công bố giá trần 9 mặt hàng sữa của hãng Friesland Campina áp dụng từ 1/4 và giá trần 1 mặt hàng sữa của Nestle áp dụng từ 20/3. Tuy nhiên, "soi" kỹ 10 sản phẩm này thì thấy, giá đã tăng khá lớn so với các dòng sữa hiện nay.
Chẳng hạn, với hãng Friesland Campina, tên của 9 sản phẩm sữa chỉ có thêm đuôi "Gold" nhưng giá đã tăng vọt tới 38-39%.
Vị dụ, hộp Dutch Baby Mau lớn Gold 400g từ 0-6 tháng tuổi có mức giá mới là 152.625 đồng, tăng thêm 42.025 đồng/hộp, tăng 37% so với dòng không "Gold" trước đây. Loại sữa này hộp 900g có giá trần bán buôn mới là 305.417 đồng, cũng đắt thêm 84.117 đồng, tỷ lệ tăng tới 38% so với dòng sữa cũ.
Mỗi lần thay tên, đổi nhãn sữa lại tăng giá.
Tương tư, nhãn hiệu Dutch Lady Tập đi 900g cho trẻ từ 6-12 tháng trước đây chỉ có giá 216.000 đồng thì giờ, thêm chữ "Gold", áp giá buôn mới là 298.083 đồng/hộp, cao hơn 82.083 đồng/hộp, tăng 38%.
Ở độ tuổi tiếp theo từ 1-2 tuổi, sữa Dutch Lady Tò mò 900g vốn có giá bán buôn chưa đến ngưỡng 200.000 đồng thì nay, với dòng mới "Gold", giá là 262.083 đồng/hộp, cao hơn hẳn 73.183 đồng/hộp, đắt thêm 38% so với dòng cũ.
Tăng cao nhất là sản phẩm Dutch Lady Khám phá Gold dành cho trẻ từ 2-4 tuổi 1.500g có giá 399.500 đồng/hộp, cao hơn 112.900 đồng/hộp, tăng 39% so với dòng cũ. Dutch Lady Sáng tạo Gold hộp 900g có giá 250.000 đồng/hộp, trong khi giá cho dòng cũ không Gold chỉ có 181.200 đồng/hộp, chênh lệch thêm tới 68,800 đồng/hộp, tăng 37%.
Với công ty Nestle, sữa S-26 Gold hộp 400g có giá bán buôn mới là 208.725 đồng/hộp, trong khi, trong 18 sản phẩm sữa trước đây khi đăng ký, tất cả các sản phẩm hộp 400g với các nhãn hiệu NAN, Lactogen đều có giá bán buôn dưới 200.000 đồng. Trong đó, thấp nhất là Lactoghen 1 Complete Tin VN chỉ có 85.688 đồng/hộp và cao nhất là Pre Nan B NW026-1 S VN có giá 199.884 đồng/hộp.
Một số nguồn tin từ cửa hàng bán lẻ sữa tại Hà Nội còn tiết lộ, sữa Abbott cũng rục rịch tăng tới 8% giá. Các mặt hàng như Similac đang bán ra ở nhiều cửa hàng lẻ chỉ là hàng tồn cũ.
Trong khi đó, nhãn sữa Enfa Grow của Mead Johnson sau khi "tách" tuổi hộp sữa 1-3 tuổi thành 2 loại, sữa trên 2 tuổi và dưới 2 tuổi thì hộp cho trẻ từ 1-2 tuổi, giá vẫn không thay đổi. Loại sữa này có tên mới là Enfa New 3 với giá vẫn khoảng gần 430.000 đồng.
Liệu có giảm giá từ 15/4?
Cuối tuần trước, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã ra văn bản nhắc nhở, đôn thúc các đơn vị sở Tài chính địa phương phải tăng cường kiểm tra giá sữa.
Đặc biệt, đối với mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 2 tuổi, các Sở Tài chính phải yêu cầu các doanh nghiệp loại chi phí quảng cáo trong cơ cấu giá và giảm giá tương ứng với mức chi phí quảng cáo đã loại trừ, đồng thời kê khai giá lại trước ngày 15/4 tới.
Yêu cầu này được đưa ra bởi kể từ 1/3, Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 6/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo có hiệu lực đã có hiệu lực, với điều khoản "Nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, thức ăn bổ sung cho trẻ em dưới 06 tuổi..."
Mọi biện pháp gần như bất lực với giá sữa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải rà soát, tiết giảm các khoản chi phí nói chung để kịp thời giảm giá bán sữa.
Đây không phải là lần đầu tiên, Bộ Tài chính có những văn bản nhắc nhở, đôn thúc, với mục đích yêu cầu doanh nghiệp giảm giá sữa như vậy. Tuy nhiên, hiệu năng quản lý Nhà nước ở các chỉ đạo này rất thấp.
Thậm chí, cuối tháng 11/2014, cùng với việc kiểm soát giá cước vận tải, Bộ Tài chính cũng đã công bố lập đoàn kiểm tra để đi kiểm tra giá sữa tại các doanh nghiệp trước thông tin giá nguyên liệu giảm.
Cũng tại thời điểm này, Bộ Công Thương cho biết, giá sữa trong nước đứng cao trong khi trên thị trường thế giới, giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh. Tháng 10/2014, giá sữa bột gầy tại thị trường Châu Âu giảm 3,3% so với tháng trước đó. Nếu so với cùng kỳ 2013, giá sữa bột gầy châu Úc giảm khoảng 550-1.075 USD/tấn, ở Tây Âu khoảng 725-1.025 USD/tấn. Giá sữa bột nguyên kem ở châu Úc giảm khoảng 150-925 USD/tấn và ở Tây Âu giảm khoảng 550-900 USD/tấn.
Thế nhưng đến nay, đã qua quý I của năm 2015, trong khi Bộ Tài chính đã nhiều lần công bố thành tích của chiến dịch kiểm tra giá cước vận tải thì kết quả của cuộc kiểm tra giá sữa vẫn không được đả động tới.
Chia sẻ với VietnamNet, lãnh đạo Bộ Tài chính xác nhận, sau khi đăng ký giá trần, với hơn 500 mặt hàng sữa đã áp giá trần, đến nay không có doanh nghiệp sữa nào giảm giá. Các hãng ra sản phẩm mới có giá đều đắt hơn nhiều với lý do công thức mới, bổ sung vi chất mới.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng chia sẻ, qua báo cáo của các doanh nghiệp sữa, giá sữa nguyên liệu lại đang có xu hướng tăng lên từ tháng 2. Chưa kể, giá nguyên liệu sữa chỉ chiếm 1/3 trong cơ cấu chí phí sản xuất sữa, nên không quyết định toàn bộ giá thành sữa.
Liên quan đến chi phí quảng cáo trong giá thành, vị này cho biết, có doanh nghiệp có sản phẩm phân bổ chi phí này vào giá, có sản phẩm lại khônng phân bổ. Do đó, Bộ cũng đang yêu cầu doanh nghiệp báo cáo chi tiết rà soát chi phí hiện nay trong sản phẩm sữa.
Thông tin mới nhất là có 5 doanh nghiệp sữa ở Hà Nội báo cáo là họ không tính chi phí quảng cáo vào giá thành sữa. Điều này cũng kéo theo, doanh nghiệp này sẽ không phải giảm giá.
Theo Vietnamnet
Sữa trơ lỳ không giảm giá Người tiêu dùng buộc phải lên tiếng khi doanh nghiệp sữa phớt lờ các yêu cầu hạ giá. Giá các loại sữa trên thị trường không hề giảm. Ảnh: Đức Thanh. Sữa bất chấp yêu cầu giảm giá Diễn biến mới nhất trên thị trường sữa tại Hà Nội cho thấy, chưa có hãng sữa nào công bố giảm giá, bất chấp một...