Bộ ba cổ phiếu họ Vin tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán giảm nhẹ trở lại sau 6 phiên hồi phục liên tiếp với thanh khoản tiếp tục gia tăng.
VN-Index dự báo sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 820-826 điểm trong phiên kế tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,11 điểm (0,13%) xuống 834,21 điểm trong khi HNX-Index tăng 0,08% lên 111,86 điểm và UPCom-Index tăng 0,18% lên 53,73 điểm.
Thanh khoản thị trường khá cao với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt gần 7.700 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 465,7 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng 49,5 tỷ đồng tại HoSE, bán ròng 17,4 tỷ đồng tại HNX và 19 tỷ đồng tại UPCoM. Cổ phiếu được mua ròng gồm VPB, VNM, VCB, HPG…
Dù giảm về điểm số nhưng toàn thị trường có tới 340 mã tăng giá cùng 67 mã tăng trần. Trong khi đó ở chiều ngược lại có 252 mã giảm giá cùng 31 mã giảm sàn.
Video đang HOT
Nhiều cổ phiếu lớn vẫn tăng như BVH, HPG, HSG, REE, PNJ, MWG, MBB…giúp thị trường không giảm quá sâu, trong đó BID, FPT, HVN là 3 mã tác động tích cực nhất tới VN-Index.
Nhóm bất động sản, xây dựng có phiên giao dịch tích cực với nhiều mã tăng như CEO, CTD, DXG, HBC, HDG, IJC, KDH, PDR…Bên cạnh đó, nhóm khu công nghiệp cũng thu hút dòng tiền khá tốt với NTC, PHR, SZL, SNZ, SIP…tăng điểm.
Trong phiên này, bộ ba cổ phiếu họ Vin là tác nhân chính khiến thị trường giảm điểm mạnh khi VIC giảm 2.000 đồng/cổ phiếu, VHM giảm 2.100 đồng/ cổ phiếu, VRE giảm 750 đồng/ cổ phiếu. Cả 3 mã này đều “nhuốm đỏ” trong suốt cả phiên giao dịch góp phần lấy đi của VN-Index 1,9; 1,9 và 0,4 điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 820-826 điểm trong phiên kế tiếp. Chỉ số nhiều khả năng sẽ tăng điểm trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ này.
“Về tổng thể, chỉ số vẫn đang duy trì đà tăng ngắn hạn với đích đến 860-880 điểm. Khối ngoại mua ròng trở lại trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt các lãi suất điều hành là các yếu tố đã hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư và có thể sẽ giúp thị trường tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong ngắn hạn. Dù vậy, việc các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng sẽ là các yếu tố khiến cho các nhóm cổ phiếu trên thị trường có thể rơi vào trạng thái phân hóa mạnh”, BVSC phân tích.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội cũng dự báo, trong phiên giao dịch 14/5, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc khi tiến đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 840 điểm. Nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường và có thể tận dụng những nhịp tăng lên gần ngưỡng kháng cự quanh 840 điểm để giảm tỷ trọng cổ phiếu. Đối với những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt lớn nên tạm thời đứng ngoài và chỉ nên tham gia trở lại nếu thị trường có nhịp chỉnh về quanh vùng hỗ trợ trong khoảng 790-800 điểm (fibonacci retracement 38,2%).
Chứng khoán 24/2: VN-Index lại giảm quá đà so với khu vực
Sự lan rộng của SARS-CoV-2 tới nhiều khu vực đang kéo thêm các lo ngại mới tới kinh tế toàn cầu. VN-Index trong phiên đầu tuần một lần nữa phải chứng kiến hoạt động bán mạnh của nhà đầu tư.
Ảnh minh họa.
Diễn biến lây lan dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi đặc biệt sau khi Hàn Quốc đã nâng mức cảnh báo quốc gia lên mức cao nhất. Trong sáng nay, KOSPI đã ngay lập tức giảm hơn 3% kéo theo sắc đỏ tại một loạt các thị trường khác trong khu vực.
VN-Index hiện cũng giảm theo với mức độ cũng khá nhạy cảm, chỉ số đã có lúc mất hơn 20 điểm xuống ngay vùng 910 điểm, giảm trên 2,3%. Ngay cả, các chỉ số tại Trung Quốc như Shanghai, Shenzhen hiện cũng chưa có mức giảm mạnh như trên. Shanghai giảm mất 0,5% trong Shenzhen thậm chí còn tăng nhẹ.
Yếu tố cộng hưởng làm nên nhịp rơi có phần "quá tay" sáng nay là nhóm Ngân hàng tiếp tục bước vào một nhịp điều chỉnh ngắn hạn. VCB (-1,8%), CTG (-2,5%), BID (-3%) đang là những mấu chốt kéo theo MBB (-2,7%), VPB (-2,8%), TCB (-3%).
Cùng với đó là nhóm Vingroup cũng liên tục tỏ ra thất thường khi VIC (-2,4%), VHM (-1,7%), VRE (-2,3%) cùng rơi kể từ sau phiên đáo hạn HĐTL. Điều này khiến cho thị trường đang bị sắc đỏ hoàn toàn lấn lướt. Nhiều mã vốn hóa trung bình và nhỏ tái hiện lại các mức giảm từ trên 4% như TCH (-5,04%), ROS (-6,35%), PVD (-4,17%), LDG (-5,51%), FIT (-6,45%), POW (-4,19%), AMD (-6,05%), DIG (-4,17%)...
Hiện điểm sáng nhất vẫn chỉ có nhóm cổ phiếu dược và y tế, IMP ( 0,97%), JVC ( 6,63%), DHG ( 3,1%) và FRT ( 2,34%) trong đó FRT đang là chủ sỡ hữu của nhà thuốc Long Châu dù nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp này vẫn đến từ mảng bán lẻ điện tử.
Tính đến 9h45, thị trường đã tạm vơi bớt lực bán, chỉ số VN-Index giảm 20,68 điểm 912,41 điểm (-2,22%).
Trong khi đó, HNX-Index chỉ giảm 1,67% xuống 106,28 điểm. Nhân tố giúp ngăn cản chỉ số này giảm sâu là SHB ( 2,9%). Cổ phiếu này đang tỏ đặc biệt kiên cường trước thị trường chung và xu hướng điều chỉnh của cả nhóm ngân hàng. Sau khoảng 45 phút giao dịch, SHB đã có 59 tỷ đồng khớp lệnh chỉ xếp sau ACB (-3,11%) với 77 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán 16/1: Tiền trở lại, một loạt mã Ngân hàng vào top giao dịch Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung nhanh chóng có hiệu quả lên thị trường và đặc biệt nhóm Ngân hàng. Ảnh minh họa. 2 khía cạnh quan trọng nhất của thị trường là điểm số và dòng tiền hiện đang có dấu ấn lớn của nhóm Ngân hàng. Ở phía tăng giá, BID ( 2,35%) và CTG ( 2,75%) đang là đầu...