Bộ ảnh về quyền của người đồng tính
Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin nằm trong khuôn khổ dự án “Vì một hình ảnh tích cực của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam” vừa thực hiện bộ ảnh về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam mang tên “Bằng”.
Bộ ảnh muốn truyền tải thông điệp về những quyền mà người đồng tính xứng đáng được hưởng:
“Đơn sắc hay đa sắc” – Quyền được học tập trong môi trường giáo dục không kỳ thị.
“Chúng tôi chúc mừng các bạn đám cưới. Và các bạn ngăn cản chúng tôi kết hôn” – Quyền được chung sống hợp pháp với người mình yêu.
“Sự yêu thương sẽ định nghĩa gia đình” – Quyền tự do về thân thể, không bị bạo hành dưới mọi hình thức.
“Bạn chọn bên nào?” – Quyền có cuộc sống an toàn và không kỳ thị.
“Công việc của chúng ta. Tình yêu của bạn” – Quyền được bình đẳng trong tuyển dụng, môi trường làm việc và thăng tiến.
“Cây kéo và chiếc lược” – Quyền được sống đúng với bản dạng giới của mình.
“Hết giờ diễn” – Quyền được sống đúng với xu hướng tính dục của mình.
Video đang HOT
“Bộ áo chật” – Quyền được báo chí, truyền thông phản ánh chân thực, khách quan.
“Có chỗ cho tất cả mọi người” – Quyền được sống trong một xã hội cởi mở, tôn trọng sự đa dạng.
AN HOÀNG
Ảnh: Trung tâm ICS
Theo Infonet
Nỗi lòng người mẹ có con đồng tính
"Khi đọc lá thư đó, nước mắt tôi trào ra... Tôi đã khóc thật nhiều... Tôi thấy thương con mình..." - người mẹ có con đồng tính nấc nghẹn.
Tại cuộc hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) trong quan hệ hôn nhân và gia đình" do Bộ Tư pháp tổ chức lần đầu tiên, nhiều người đã bị gây ấn tượng mạnh trước câu chuyện của 4 người mẹ.
Hai bà mẹ đều có con là người đồng tính. Một bà mẹ khác chính là người đồng tính đang sống cùng con gái và bạn gái của mình trong một mái ấm đơn sơ ở TP.HCM.
Đồng tính vẫn là người lương thiện
Vợ chồng bà Nguyễn Thị L. đang công tác tại một viện khoa học (thuộc viện khoa học công nghệ Việt Nam). Bà L. tự hào vì con mình là đứa con ngoan, học hành tử tế. Hiện nó đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục học lên cao học.
"Khi phát hiện con trai là người đồng tính, đối với tôi đó là một điều quá khủng khiếp. Tôi đã suy sụp rất nhiều" - bà L. nhớ lại.
Bà đã chửi mắng, ngăn cấm, không cho con tiếp xúc với những người bạn đồng tính khác. Bà không nhớ nổi đã đưa con trai mình đến bao nhiêu cơ sở, phòng tư vấn tâm lý giới tính. Bà làm mọi cách, không tính nổi đã tốn bao nhiêu tiền bạc nhưng tất cả đều vô nghĩa.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi bà viết thư cho con ra điều kiện: Nếu con còn muốn sống với bố mẹ, phải là một người đàn ông bình thường, không được như vậy, như kia nữa... Và con trai bà vẫn im lặng, không trả lời.
Nó là đứa con trai duy nhất trong gia đình, là niềm hy vọng lớn lao của vợ chồng bà. Từ nhỏ, nó vốn đã thân thiện gần gũi, mọi chuyện trường lớp đều chia sẻ với mẹ. Vậy mà, suốt thời gian đó, cả tháng trời, hai mẹ con không hề nói với nhau câu gì.
Lời kể của bà đứt đoạn, nước mắt chan chứa chảy trên khuôn mặt người mẹ già trước tuổi khi nhớ lại giây phút đó, giây phút bà nhận được lá thư để trên bàn của đứa con trai tội nghiệp.
"Khi đọc lá thư đó, nước mắt tôi trào ra... Tôi đã khóc thật nhiều... Tôi thấy thương con mình..." - Bà L. nói không thành câu.
Trong thư, con bà viết rằng: "Con xin lỗi bố mẹ rất nhiều... Mẹ biết không, bao nhiêu đêm con đã dằn vặt, khóc một mình... Con không muốn con là người như thế này đâu... Con không muốn một tý nào... Nhưng bây giờ con không thể làm được gì khác nữa mẹ ạ...".
Rồi bà tự hỏi: "Mình là người mẹ mà không chấp nhận con mình, làm sao đòi hỏi gì ở xã hội?"
Sau đó, bà đã cùng con đến câu lạc bộ những người đồng tính, lên các diễn đàn mạng Internet. Ở đó, bà bắt gặp toàn những tâm sự buồn của những thanh niên cũng giống con bà. Mãi sau bà mới hiểu đây không phải là bệnh, mà là xu hướng tâm lý bẩm sinh của các cháu, hoàn toàn bình thường như những người khác.
Từ đó, bà cho rằng, là người đồng tính thì các cháu vẫn là những con người hiền lành, lương thiện, vẫn đóng góp nhiều cho xã hội. Thậm chí những người như con bà còn tốt hơn loại người được cho là bình thường nhưng lại đua đòi, lêu lổng, phá hoại xã hội.
"Bây giờ tôi lên tiếng không phải chỉ bảo vệ con mình nữa mà cho rất nhiều người bạn trong cộng đồng của các cháu" - đứng cạnh đưa con trai đồng tính, bà L. nói.
Không phải thương hại mà là "quyền"
Bà H. (ở Gò Vấp, TP. HCM) kể, từ ngày còn đi học, khi con dẫn bạn về nhà chơi, bà đã thấy lạ sao không thấy nữ mà toàn nam. Bà cảm giác những cậu trai bạn con mình trông hơi yếu đuối, không như những người đàn ông bình thường.
"Chúng tôi không kêu gọi lòng thương hại nhưng đây là quyền bình đẳng của một con người", bà H. (ở Gò Vấp - TP. HCM)
Thỉnh thoảng thấy con đi về khuya, bà hơi lo lắng, sợ những người bạn kia không tốt, lôi kéo con mình sa vào xì ke, ma túy. Bà bỏ công tìm hiểu và thấy con vẫn đi đến những nơi lành mạnh, tham gia câu lạc bộ, nhà văn hóa thanh niên nên bà yên tâm.
Rồi một hôm, con trai dẫn bà đến một quán cà phê. Ở đó, bà thấy xung quanh toàn thanh niên có biểu hiện bất thường. Bà bắt đầu ngờ ngợ, đây có thể là nơi tập trung thế giới người đồng tính. Rồi con bà gọi điện thoại cho bạn trai nó đến. Giây phút đó, bà mới bàng hoàng nhận ra, con mình cũng là người đồng tính.
"Phút giây đó, tay chân tôi bủn rủn. Tôi đã bật khóc", bà H. nghẹn ngào nhớ lại.
Sau một thời gian dằn vặt vô cùng, bà tự vấn bản thân: "Mình là người mẹ, gần gũi con mình. Nếu mình không chia sẻ, không đồng cảm được với con mình thì những người ngoài xã hội sẽ không bao giờ chia sẻ đồng cảm được".
Rồi bà nghĩ, nếu không động viên, dìu dắt con, đời nó sẽ càng bạc bẽo hơn. Nó sẽ bơ vơ, lạc lõng và có thể đi theo một con đường xấu hơn nhiều. Nó đang là một thanh niên đóng góp tốt cho xã hội. Tại sao mình cứ đặt nặng vấn đề phải có vợ, có con. Vợ con là niềm hạnh phúc cá nhân của nó. Nó là người tốt lại là hạnh phúc của xã hội, hạnh phúc của gia đình.
"Rồi tôi đã cố động viên mình can đảm lên, chấp nhận sự thật", khuôn mặt người mẹ như thắt lại.
"Mong xã hội hãy quan tâm nhiều hơn đến thế giới đồng tính. Chúng tôi không kêu gọi lòng thương hại nhưng đây là quyền bình đẳng của một con người." - Lời cuối người mẹ có con trai đồng tính tại cuộc hội thảo.
Hai người mẹ đồng tính
Cũng tại cuộc hội thảo, 2 bạn tên Y. và Ng. đã phát đoạn video ghi lại cuộc sống của mình cùng đứa con gái 4 tuổi. Các bạn cho thấy cuộc sống của mình vẫn diễn ra bình thường như bao gia đình khác.
Y. và Ng. kể về cuộc sống của mình cùng đứa con nhỏ
Rồi họ kể về cuộc đời mình. Y. nghĩ, xưa nay, người Việt khi cưới nhau, bố mẹ 2 bên vẫn luôn dành một khoản tiền giúp đỡ hai con, để mua nhà, để sắm đồ dùng trong cuộc sống. Còn chúng tôi, chúng tôi đến với nhau chẳng được gia đình giúp đỡ bất kỳ thứ gì hết.
Ng. kể về đứa con gái của 2 người. Đó là đứa con của Ng. với một người đàn ông trước khi chuyển về ở cùng Y. Quãng thời gian Ng. đấu tranh giành quyền nuôi con thực sự là những ngày tháng khó khăn bộn bề. Ng. và Y. vừa cố vượt qua mọi định kiến, kỳ thị của gia đình cùng những người xung quanh, vừa cố chăm lo cho đứa con bé nhỏ.
Phần cháu bé, nó cũng không dễ dàng chấp nhận mình có hai người mẹ. Nhưng rồi những lần Ng. (mẹ đẻ của nó) ốm, trước hình ảnh chăm sóc ân cần của Y., dần dần cháu bé đã coi Y. là người mẹ thứ hai. Ng. vui vẻ kể giữa cuộc hội thảo, bây giờ nếu hỏi cháu, nó sẽ trả lời, nó có 2 người mẹ và chỉ chấp nhận cho 2 mẹ cưới nhau mà thôi.
Dưới khán phòng, khi Ng. kể đến đoạn nói về nỗi gian truân cuộc đời mình để được nuôi con, những người có mặt tại cuộc hội thảo như nín lặng. Nhưng người xúc động nhất có lẽ là Huỳnh Minh Th. (Giám đốc của tổ chức người đồng tính ICS ở TP. HCM). Th. cũng là người đồng tính, bạn của Ng. và Y.
Phía dưới, Huỳnh Minh Th. không cầm được nước mắt
Nghe bạn kể lại câu chuyện dù đã biết từ trước, Th. vẫn không nén nổi cảm xúc, nước mắt giàn giụa. Những giọt nước mắt đồng cảm của một người bạn, của những người đang có chung hoàn cảnh, chung hơi thở của một cộng đồng đang sống lạc lõng trong chính xã hội mà họ vẫn phải đối mặt hằng ngày.
"Chúng ta bàn về kinh nghiệm luật pháp các nước hay gì đi nữa, điểm mấu chốt là cần phổ biến kiến thức về người đồng tính rộng rãi. Để cho xã hội hiểu rõ hơn về cộng đồng này. Từ đó khi chúng ta có chính sách hay luật pháp, sẽ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của xã hội.
Nhiều người chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng thực ra xã hội không hẹp hòi gì với cộng đồng này. Nhưng đơn giản vì người ta không có kiến thức về người đồng tính. Người ta chưa hiểu được rằng, người đồng tính cũng bình thường như bao người khác.
Chúng ta nên có chiến lược phố biến kiến thức về người đồng tính ngay từ trong trường học. Khi hiểu rõ, người trong xã hội cũng như các cháu sẽ không còn phân biệt, kỳ thị với người đồng tính nữa."
Chia sẻ của người mẹ có con đồng tính
Theo 24h
Trường giàu, nghèo do... quỹ phụ huynh Ngân sách phân bổ theo số học sinh là bình đẳng nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn giữa những ngôi trường giàu và trường nghèo ở TPHCM. Nguồn đóng góp của phụ huynh (PH) là nguyên nhân không nhỏ tạo ra sự phân hóa trường giàu - trường nghèo. Lãnh đạo một phòng GD-ĐT nói rằng mức đóng góp của một...