Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc nói về khả năng ông Tập đến Mỹ dịp APEC
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã làm dấy lên đồn đoán về khả năng nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tham dự hội nghị APEC sắp tới ở Mỹ trong một bài viết kêu gọi Washington “thể hiện sự chân thành thực chất”.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhau bên lề hội nghị G20 ở Bali (Indonesia) hồi tháng 11.2022
REUTERS
Trong bài đăng trên mạng xã hội WeChat hôm 4.9, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cho rằng, bất chấp những tín hiệu tích cực từ các quan chức cấp cao Mỹ thăm Trung Quốc gần đây, cách tiếp cận mới của Washington là “cạnh tranh” với Bắc Kinh, theo South China Morning Post.
Bộ An ninh Quốc gia, cơ quan phụ trách hoạt động tình báo ở nước ngoài, phản gián và an ninh chính trị của Trung Quốc, cáo buộc Washington “hai mặt” trong chính sách với Bắc Kinh và cho rằng chính sách này “chắc chắn sẽ thất bại” vì Bắc Kinh sẽ không đi theo chương trình nghị sự của Mỹ.
“Để thực sự hiện thực hóa hành trình từ Bali sang San Francisco, Mỹ cần thể hiện sự chân thành thực chất”, theo bài đăng.
Những lời lẽ này rõ ràng ám chỉ một cuộc gặp có thể diễn ra giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị APEC (Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), sự kiện sẽ được tổ chức tại thành phố San Francisco thuộc bang California của Mỹ vào tháng 11. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau lần gần đây nhất tại hội nghị G20 ở Bali, Indonesia, vào tháng 11 năm ngoái.
Chính phủ Mỹ không lập tức đưa ra bình luận.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ rời Trung Quốc với tâm trạng lạc quan
Bài đăng xuất hiện trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4.9 xác nhận rằng ông Tập sẽ không đến New Delhi, Ấn Độ, để tham dự hội nghị G20 vào cuối tuần này, dập tắt hy vọng về khả năng tiếp xúc giữa nhà lãnh đạo và ông Biden. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ là người đại diện Bắc Kinh. Ông Biden đã bày tỏ sự thất vọng về việc ông Tập không có mặt.
Trong bài đăng trên WeChat hôm 4.9, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc nói Mỹ đã tỏ tín hiệu rằng không có ý định làm suy yếu sự phát triển của Trung Quốc, nhưng vẫn phê duyệt việc bán vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, “gây thêm rắc rối” ở Tân Cương và Tây Tạng, đồng thời “xem nhẹ nền kinh tế Trung Quốc”.
Theo Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc trước đây bao gồm các nỗ lực “can dự” song song với việc “ngăn chặn”. Song hiện nay, chiến lược của Washington là “cạnh tranh” và “quản lý cạnh tranh” với Bắc Kinh.
Sau khi ra mắt tài khoản mạng xã hội vào tháng 7, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã ngày càng lên tiếng nhiều hơn về quan hệ Mỹ – Trung. Tháng trước, họ đã tiết lộ hai trường hợp công dân Trung Quốc bị nghi ngờ làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Doanh nghiệp Mỹ dần mất kiên nhẫn trước Trung Quốc?
Trong loạt phát biểu mới nhất, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cảnh báo Trung Quốc rằng sự kiên nhẫn của doanh nghiệp Mỹ đang "mất dần".
Cụ thể, trong bài phỏng vấn được đài CBS News công bố ngày 3.9, bà Raimondo nói rằng các doanh nghiệp Mỹ rất mong muốn thúc đẩy mối quan hệ có hiệu quả với Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp một hành động của chính phủ Trung Quốc là tích cực, tình hình thực tế cần phải phù hợp với những "lời hoa mỹ".
Bà Raimondo nói rằng Trung Quốc đang khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn, khiến sự kiên nhẫn trong giới doanh nghiệp Mỹ ngày càng suy giảm. Theo bà, các công ty Mỹ xứng đáng có một "môi trường có thể dự đoán được và một sân chơi bình đẳng".
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo dự cuộc họp báo ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 30.8/. Ảnh REUTERS
Bộ trưởng Raimondo cho biết các công ty Mỹ phải đối mặt với những thách thức mới từ Trung Quốc, trong đó có những khoản tiền phạt lớn không giải thích được, các cuộc "đột kích" vào giới doanh nghiệp và những thay đổi đối với luật phản gián.
Trong khi đó, bà Raimondo nói với CNN: "Tôi rất rõ ràng, thẳng thắn và kiên quyết trong tất cả các cuộc trò chuyện với những người đồng cấp Trung Quốc". Bà cũng tiết lộ rằng bản thân đã báo với các quan chức Bắc Kinh về việc email của bà đã bị tin tặc tấn công trước thềm chuyến công tác Trung Quốc vào cuối tháng 8.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ rời Trung Quốc với tâm trạng lạc quan
Trước đây, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới từng là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Tuy nhiên, Washington hiện giao dịch nhiều hơn với nước láng giềng Canada và Mexico, trong khi Bắc Kinh đẩy mạnh giao thương với Đông Nam Á.
Trung Quốc cũng đang vật lộn với tình trạng tăng trưởng giảm làm rung chuyển thị trường toàn cầu. Sự chú ý hiện tập trung chủ yếu vào cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng của nhà phát triển bất động sản Country Garden.
"Tôi nghĩ chắc chắn rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Và chắc chắn họ đang gặp phải những thách thức thực sự, thực sự đáng kể trong lĩnh vực bất động sản", bà Raimondo nói với phóng viên CBS News.
Bắc Kinh chưa lên tiếng về các phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Mỹ.
Doanh nghiệp Mỹ thấy Trung Quốc ngày càng khó đầu tư Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 29/8 cho biết, các công ty Mỹ phàn nàn với bà rằng, Trung Quốc hiện nay trở nên "không thể đầu tư" do nhiều hành động khiến việc kinh doanh ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt nhiều rủi ro. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (trái) trong cuộc gặp...