Bố 1m8, mẹ 1m7 nhưng con trai thấp nhất lớp nguyên nhân bác sĩ nói khiến tất cả giật mình
Thực tế, nhiều trẻ em có thể phát triển cao hơn, nhưng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về quản lý chiều cao đã khiến con thấp bé.
Là một bác sĩ chuyên ngành chiều cao và phát triển của trẻ nhỏ, giáo sư người Trung Quốc Wang Lili mới đây kể một câu chuyện đáng tiếc. Theo đó, có một cặp vợ chồng nọ sở hữu chiều cao khá ấn tượng. Người chồng cao 1m8, người vợ cao 1m7.
Chính vì vậy khi đôi vợ chồng này sinh con trai đầu lòng, bản thân họ và bạn bè, gia đình xung quanh đều chắc chắn, đứa trẻ sẽ rất cao. Tuy nhiên khi lớn lên, cậu bé lại là một trong những người thấp nhất lớp, thậm chí chiều cao tối đa lúc trưởng thành cũng chỉ đạt ngưỡng 1m6.
Hoang mang vì thấy con mãi không cao tiếp, đôi vợ chồng đưa con đến khám và lúc này mới ân hận tràn ngập vì cách chăm con sai lầm.
Bố mẹ đều cao nhưng cậu bé lại thấp nhất lớp, thời gian tăng trưởng rất chậm chạp
Theo bác sĩ Wang, nghĩ rằng bố mẹ cao con chắc chắn sẽ cao, đôi vợ chồng hầu như không quan tâm đo chiều cao của con trai thường xuyên, lại nuông chiều cho con thức khuya, thiếu ngủ. Hồi con còn nhỏ, hai vợ chồng thấy con thấp bé thì luôn tự an ủi trông chờ rằng khi lớn con sẽ cao. Không ngờ quá tuổi dậy thì, chiều cao đạt đỉnh vẫn chỉ 1m6.
Thời gian ngủ quyết định khá nhiều đến sự tăng trưởng chiều cao. Bởi điều kiện phát triển của chiều cao, đó là tuyến yên sẽ tiết ra đủ lượng hooc-môn tăng trưởng. Lượng hooc-môn này sẽ tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, khi trẻ ngủ. Vậy nhưng vì nuông chiều để con thức khuya, đôi vợ chồng này đã khiến con trai bỏ lỡ thời điểm vàng.
Video đang HOT
Chiều cao thấp không chỉ gây ra những bất tiện trong cuộc sống mà còn trở thành rào cản khi trẻ đi học, tìm việc và hôn nhân sau này. Nhiều trẻ em, vì thấp bé mà mắc phải những vấn đề về tâm lý như tự ti, trầm cảm, đối mặt với căng thẳng tâm lý và áp lực sống hơn người bình thường.
Tuy nhiên theo một thống kê, có đến 87% các bậc cha mẹ thường không có thói quen theo dõi sát sao chiều cao của con, 90% chọn đợi con…tự cao một cách mù quáng hoặc tin rằng con mình lùn thật và đã quá muộn để can thiệp.
Thực tế, nhiều trẻ em có thể phát triển cao hơn, nhưng sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về quản lý chiều cao đã khiến con thấp bé.
“70% chiều cao của trẻ được xác định bằng các yếu tố di truyền, 30% là các yếu tố bên ngoài bao gồm dinh dưỡng, giấc ngủ, luyện tập thể dục thể thao. Nhiều cha mẹ thấy bản thân mình cao, nghĩ con cũng có thể cao nhưng không chú ý thúc đẩy thì chiều cao con cũng không thể đạt đỉnh tiềm năng.”, bác sĩ Wang kết luận.
Vậy cho con ngủ lúc nào là hợp lý để trẻ phát triển chiều cao?
Trong các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho thấy có 2 giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều nhất là từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng.
Thậm chí lượng hormone sinh trưởng được sinh ra trong khoảng thời gian này còn được chứng minh cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày.
Do đó để trẻ có thể tận dụng được tốt nhất khoảng thời gian vàng này thì các bé nên được bố mẹ cho lên giường từ 8h30′ tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thức dậy sau 7h sáng hôm sau.
Theo Webtretho
Mặc cơ thể bốc mùi, nữ bác sĩ quyết không tắm một tháng
Suốt 30 ngày ở cữ sau sinh, Terry Loong (Anh) không tắm rửa hay gội đầu, chỉ vệ sinh vùng kín để đảm bảo sức khỏe hai mẹ con.
Tháng 4/2016, nữ bác sĩ Terry Loong (Anh) đón chào con trai đầu lòng Matthew. Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, Loong quyết định ở cữ theo cách của phụ nữ Á châu và không tắm suốt một tháng trời.
Bác sĩ Loong bên con trai Matthew. Ảnh: PA Real life.
Chia sẻ với News, bác sĩ Loong cho biết cô lớn lên trong gia đình gốc Malaysia và từng nhiều lần chứng kiến mẹ ở cữ. "Tôi là chị của bốn đứa em nên hiểu rõ mẹ ở cữ như thế nào", nữ bác sĩ kể. "Ở cữ rất phổ biến ở châu Á. Không chỉ hạn chế nguy cơ bệnh tật, nó còn cho chị em thời gian hồi phục và gắn bó hơn với đứa trẻ".
Một ngày sau khi sinh Matthew, Loong trở về nhà. "Cơ thể tôi dính đầy máu và mồ hôi, tóc thì bết lại và cơ thể bốc mùi nhưng tôi không quan tâm. Đó là trạng thái tự nhiên nhất của con người", bà mẹ 40 tuổi giải thích. Loong chỉ rửa vùng kín do trước đó phải khâu, còn lại không hề tắm rửa hay gội đầu. Khi tóc quá bết, cô rắc một ít bột lên đầu để hút bớt chất bẩn.
Ngoài việc kiêng tắm, Loong không làm việc nặng, chỉ ở trong nhà, không tiếp khách. Cô thậm chí không mở cửa sổ và đi dạo quanh vườn. "Sinh nở đòi hỏi năng lượng khổng lồ. Ở cữ cho phép tôi chuẩn bị cả về mặt thể chất lẫn tinh thần để làm người mẹ tốt", nữ bác sĩ nói. Mỗi ngày, Loong đọc sách và dành thời gian bên Matthew.
Về chế độ dinh dưỡng, Loong tránh các món lạnh như dưa chuột và salad. Thay vào đó, cô tự chuẩn bị những món canh bổ dưỡng với rau củ, thảo mộc tính có tính nóng như táo tàu.
Bác sĩ Loong bên chồng con. Ảnh: AP.
Trải qua một tháng, Loong kết thúc thời gian ở cữ và trở lại nếp sinh hoạt bình thường. "Lần đầu tắm, cơ thể tôi ra rất nhiều da chết, cứ như tôi vừa bước ra từ một cái kén", nữ bác sĩ miêu tả. "Chồng tôi còn thở phào: 'Ơn Chúa, cuối cùng em đã được tắm'".
Tuy phải ở dơ, Loong khẳng định ở cữ giúp cô gắn bó với Matthew đồng thời phòng tránh mọi biến chứng hậu sản như đau lưng, rụng tóc, trầm cảm sau sinh. "Ở cữ chẳng đẹp đẽ tí nào nhưng vô cùng quan trọng. Nếu sinh thêm con, chắc chắn tôi sẽ ở cữ tiếp", nữ bác sĩ chắc nịch.
Minh Nhật
Theo vnexpress.net
Các lỗi sai nghiêm trọng khi rửa tay khiến vi khuẩn vẫn 'nhởn nhơ' sinh sôi Rưa tay la điêu ma ai cung lam hăng ngay. Tuy nhiên, do thoi quen hoăc thiêu hiêu biêt nên nhiêu ngươi vân măc lôi sai vơi hanh đông đơn gian nay. Không rửa tay đủ thời gian Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy 95% người không rửa tay đủ thời gian để diệt vi trùng. Nghiên cứu này...