Bỏ 1 trong 3 thứ này vào nước rửa, súp lơ sẽ sạch xanh, không còn lo hóa chất
Súp lơ là loại rau nhiều dinh dưỡng, dễ chế biến, nhưng thường bị coi là dễ bám thuốc trừ sâu và rất khó rửa. Mạnh tay một chút, hoa lơ rơi lả tả, nhẹ tay một chút, lại sợ không loại bỏ được các tạp chất. Rửa cả cây không sạch, nhưng cắt nhỏ dễ khiến rau bị vụn.
Vậy, phải làm thế nào mới có thể rửa được súp lơ thật sạch mà vẫn giữ được từng cánh hoa lơ xanh tươi, tròn trịa?
Đừng lo bởi hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn rất nhiều cách làm sạch súp lơ, để các bà nội trợ có thể yên tâm chế biến.
Cách 1: Rửa bằng nước vo gạo và muối
Nước vo gạo thì bữa cơm nào cũng có, và có chứa chất axit có thể giúp loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu bám chặt trên ngõ ngách của cây súp lơ.
Cắt súp lơ thành miếng nhỏ, ngâm trong nước vo gạo có pha với một chút muối trong vòng 10 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch từ 2 đến 3 lần là an toàn sử dụng.
Video đang HOT
Cách 2: Dùng tinh bột và muối
Tinh bột và muối đều có tính diệt khuẩn và khả năng hấp thu mạnh, có thể hấp thụ các tạp chất và thuốc trừ sâu còn sót trong súp lơ.
Đổ nước đầy chậu (hoặc ngập bề mặt súp lơ). Nguấy đều nước với 2 thìa tinh bột và 2 thìa muối. Ngâm súp lơ vào chậu từ 10 – 15 phút, sau đó vớt ra, rửa lại với nước 2 lần.
Cách 3: Dùng baking soda
Baking soda thường được cho vào bột làm bánh mỳ để thúc đẩy quá trình lên men, nhưng cũng có tác dụng tốt trong việc làm sạch. Đổ vào chậu nước 2 thìa cà phê baking soda, nguấy đều và ngâm súp lơ đã cắt nhỏ vào chậu nước này từ 10 – 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch rồi chế biến như bình thường.
Theo Khám phá
Chống lại bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách ăn bắp cải
Một nghiên cứu mới cho rằng ăn các loại rau họ cải có thể ngăn ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hepatology cho thấy trong các loại rau họ cải như cải bắp, cải xoăn, súp lơ,... có chứa một hợp chất tự nhiên gọi là indole, có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, theo The Healthsite.
Bắp cải có thể ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh: Internet
Nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của nồng độ indole đối với người, động vật và các tế bào riêng lẻ, giúp xác định tác dụng của indole đối với viêm gan và lợi ích tiềm năng của nó đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của indole đối với 137 người Trung Quốc bị gan nhiễm mỡ. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn sẽ có nồng độ indole trong máu thấp hơn.
Ngoài ra, nhằm xác định thêm tác động của indole, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình động vật được cho ăn chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất béo để mô phỏng tác động của bệnh gan nhiễm mỡ. Nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu làm thế nào indole ảnh hưởng đến từng tế bào.
Kết quả cho thấy indole có thể làm giảm lượng chất béo trong tế bào gan, bên cạnh đó chúng còn tác động lên các tế bào trong ruột làm giảm các bệnh viêm. Những thực phẩm tự nhiên có nhiều indole hay thực phẩm chức năng có chứa indole có thể sẽ trở thành một phương pháp bổ sung trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ trong thời gian tới, theo The Healthsite.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Cơm tay cầm lạp xưởng siêu ngon bổ dưỡng ngày lạnh Lạp xưởng mà món ăn quen thuộc ngày Tết, thường được hấp hoặc rán để nhắm rượu hoặc ăn cùng cơm. Lạp xưởng thơm, ngọt, dẻo nhưng có đặc điểm là khá béo và dễ ngấy. Tuy nhiên, nếu chế biến theo kiểu cơm tay cầm và kết hợp cùng một số loại rau củ khác kèm nước sốt đặc chế, lạp xưởng...