BMW sẽ trực tiếp sản xuất Mini Countryman
BMW sẽ không thuê bên thứ ba sản xuất Mini Countryman thế hệ kế tiếp.
Kể từ năm 2016, Mini Countryman bắt đầu được sản xuất tại máy VDL Nedcar ở Hà Lan. Nhà máy lắp ráp ôtô của bên thứ ba này cũng sản xuất xe cho nhiều thương hiệu lớn từ năm 1967.
Mini Countryman phiên bản hiện tại.
VDL Nedcar đã sản xuất 5,5 triệu xe cho DAF, Volvo, Smart, Mitsubishi, và Mini. Nhà máy này có thể xuất xưởng 200.000 xe mỗi năm nếu duy trì 2 ca làm việc mỗi ngày.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã thay đổi mọi thứ. VDL Nedcar cho biết đã không còn nhận được đơn đặt hàng từ BMW, công ty mẹ của Mini. Điều đó có nghĩa VDL Nedcar sẽ không sản xuất mẫu xe Countryman thế hệ mới.
“VDL Nedcar không nhận được đơn hàng sản xuất Mini Countryman mới từ BMW Group. Do đại dịch toàn cầu và khó khăn trong phát triển, BMW quyết định sẽ tự sản xuất model kế tiếp của Mini Countryman”, VDL Nedcar nói trong thông cáo báo chí.
Video đang HOT
Khoang lái Mini Countryman bản hiện tại.
Countryman mới được nâng cấp giữa kỳ (facelift) cách đây không lâu nên giới mộ điệu rất mong chờ bản kế tiếp sẽ có nhiều cải tiến quan trọng.
Ngoài VDL Nedcar, Countryman còn được sản xuất tại nhà máy lắp rắp quốc tế của BMW ở Ấn Độ, Malaysia và Indonesia.
Với việc gạch tên VDL Nedcar và tự mình sản xuất Countryman thế hệ mới, BMW hy vọng sẽ mang lại làn gió mới cho dòng xe được nhiều người yêu thích này.
Tesla "gây khó dễ" cho các chủ xe dùng phần mềm không chính hãng
Thương hiệu xe chạy điện số 1 thế giới đang cố gắng chấm dứt việc khách hàng ham rẻ, sử dụng dịch vụ nâng cấp hiệu suất xe từ bên thứ ba, thay vì mua các tính năng do chính hãng cung cấp.
Tesla đã cung cấp phần mềm "Acceleration Boost" dành cho xe Model 3 phiên bản hai mô-tơ điện từ năm 2019. Với giá 2.000 USD, phần mềm này giúp nâng công suất xe lên thêm 50 mã lực và rút ngắn thời gian tăng tốc 0-100 km/h chỉ còn 3,9 giây.
Mức giá 2.000 USD không hề rẻ nên đã khiến nhiều chủ xe tìm đến bên cung cấp dịch vụ thứ ba chuyên hack phần mềm.
Ví dụ, phần mềm Boost50 do công ty Ingenext ở Canada sản xuất giúp cải thiện thời gian tăng tốc 0-100 km/h từ 4,4 giây xuống còn 3,8 giây. Boost50 cũng bao gồm một số tính năng khác như drift - một chế độ lái đặc biệt, tắt kiểm soát độ bám đường nhưng vẫn duy trì chống bó cứng phanh (ABS) và trợ lực lái. Boost50 có giá chỉ 1.433 USD. Do đó, thật dễ hiểu vì sao nó hấp dẫn nhiều chủ xe Tesla.
Tuy nhiên, nâng cấp phần mềm mới nhất cho mẫu Tesla Model 3 đã khiến một số chủ xe dùng mô-đun nâng cấp hiệu suất Boost50 nhận được cảnh báo "phát hiện việc nâng cấp xe không tương thích", cùng với nguy cơ hỏng động cơ hoặc xe tự tắt máy.
Theo trang Electrek, sau khi cập nhật bản Tesla 2020.32 cho xe, những người đã mua Boost50 cho biết Tesla đang cản trở tính năng của Ingenext. Tuy nhiên, việc hạn chế hiệu quả Ingenext dường như không ảnh hưởng tới việc lái xe.
Có khả năng với mỗi bản cập nhật phần mềm, Tesla sẽ cố gắng vá lỗi hack và vô hiệu hóa các tính năng của bên thứ 3, nhằm khuyến khích các chủ xe sử dụng các sản phẩm chính hãng.
Trên thực tế, Ingenext có một trang dành riêng cho khách hàng tìm hiểu liệu việc sử dụng Boost50 có an toàn hay không trên các bản cập nhật Tesla khác nhau. Trang này hiện khuyến cáo khách hàng nên đợi xác nhận rằng bản cập nhật 2020.32 là an toàn trước khi cài đặt.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, trước khi các kỹ thuật viên của Ingenext tìm ra cách chống lại bản cập nhật của Tesla bằng bản vá của riêng họ.
Nâng cao hiệu suất không phải là dịch vụ duy nhất mà Tesla đang cung cấp dưới dạng tùy chọn trả phí. Hãng còn cung cấp gói Tự lái hoàn toàn (FSD) giá 8.000 USD, tăng 14% so với mức giá ban đầu. CEO Elon Musk dự đoán rằng, mức giá cho gói tính năng này sẽ còn tiếp tục tăng trong bối cảnh phần mềm đang tiến gần hơn tới khả năng tự lái hoàn toàn.
Tesla cũng không phải là nhà sản xuất ô tô duy nhất chú ý tới các tính năng bổ sung trên xe dưới dạng dịch vụ phần mềm mà khách hàng có thể trả tiền để kích hoạt. Mới đây, hãng xe Đức BMW đã công bố một chương trình cung cấp tương tự, với các tùy chọn như kiểm soát hành trình, đèn chiếu sáng cao tự động và thậm chí cả ghế sưởi được trả phí như các tính năng riêng biệt.
Chương trình của BMW dựa trên đăng ký: Khách hàng sẽ trả tiền cho một đăng ký trên các tùy chọn khác nhau. Ví dụ, ô tô của họ có thể được trang bị ghế sưởi chỉ khi cần thiết trong những tháng mùa đông. Tương tự, mới đây CEO Tesla xác nhận rằng phần mềm tự lái Autopilot sẽ được cung cấp dưới dạng đăng ký.
Khái niệm "chiếc xe như một nền tảng" đã nhận được những phản hồi trái chiều từ khách hàng. Trong khi nhiều khách hàng hào hứng với những phần mềm cập nhật liên tục giúp cải thiện hiệu suất và các tính năng của xe, có không ít khách hàng phàn nàn rằng họ phải trả tiền cho những dịch vụ cơ bản mà lẽ ra chúng nên được kích hoạt mặc định.
Ví dụ, năm ngoái, BMW đã bắt đầu tính phí nếu khách hàng muốn sử dụng kết nối Apple CarPlay. Sau 12 tháng miễn phí, hãng giới thiệu gói đăng ký 100 USD/năm cho phép khách hàng đồng bộ hóa iPhone với CarPlay. Tuy nhiên, chương trình này đã nhanh chóng phải hủy bỏ trước sự phản đối dữ dội từ phía khách hàng.
Có thể thấy, luôn tồn tại một ranh giới giữa việc cung cấp các dịch vụ sáng tạo nên phải trả tiền với việc khiến các khách hàng trung thành trở nên thất vọng. Trong trò chơi trốn tìm giữa Tesla và Ingenext, hiện vẫn chưa thể phân định bên nào sẽ thắng cuộc.
Thời xe công nghệ như iPhone cũng nảy sinh người dùng muốn 'jailbreak' ô tô Câu chuyện của Tesla phần nào có thể làm chúng ta lên tưởng tới các thiết bị Apple bị jailbreak trước đây... Tesla là một trong những thương hiệu đầu tiên phổ biến công nghệ cập nhật phần mềm xe thông qua kết nối với Internet. Dù tiện lợi hơn nhiều so với phương thức phổ thông phải đến đại lý cập nhật...