BMW 3.0 CS E9 nét cơ khí Đức cổ điển tại Việt Nam
Xế cổ sản xuất trong khoảng thời gian 1971-1975, kiểu dáng Grand Tourer, sử dụng động cơ xăng I6.
BMW 3.0 CS (Club Sport) là phiên bản kế nhiệm của mẫu 2800 CS ra mắt vào năm 1968. Trong vòng đời 5 năm, BMW đã sản xuất 5.823 chiếc 3.0 CS, bao gồm 1.368 chiếc dành cho thị trường Mỹ. Ngoài ra, với tuổi đời hơn 50 năm, một chiếc “Neue Klasse Coupe” vẫn còn nguyên vẹn là điều rất hiếm bởi khung gầm và thân xe do Karmann sản xuất dễ bị rỉ sét, sẽ tốn một khoản không nhỏ nếu chủ xe muốn phục hồi.
E9 3.0 CS được thiết kế bởi trưởng bộ phận thiết kế Wilhelm Hofmeister – người sáng lập ra thiết kế bẻ cong viền kính ở cửa sau Hofmeister Kink. Đường nét của 3.0 CS thẳng đơn giản, cổ điển nhưng tinh tế. Đầu xe lưới tản nhiệt hình quả thận nhỏ, cụm đèn pha dạng halogen, bao quanh là các chi tiết mạ crôm sáng bóng.
Tổng thể, xe sở hữu màu sơn bạc Polaris và nhiều chi tiết chất liệu crôm trên như viền cửa, gương, viền logo do hướng tới thị trường ưa sang trọng và vẻ đẹp. Chiều dài của xe ở mức 4.660 mm, rộng 1.670 mm và cao 1.370 mm, nhưng sự bố tỷ lệ giữa phần nắp ca-pô dài, phần mui kéo về phía sau và đuôi ngắn khiến hình dáng xe trở nên hoàn hảo, thành công trong việc đánh lừa thị giác khi nhiều người lầm tưởng xe có 3 phần bằng nhau.
Nắp capo mở ngược với hai khe thoát gió tăng khả năng làm mát cho động cơ.
Video đang HOT
Bộ la-zăng thiết kế kiểu đan giỏ (Basket Weaves) đa chấu cổ điển, kích thước 17 inch. La-zăng có phần loe ra khỏi lốp xe, tạo cho chiếc xe vẻ khỏe khoắn hơn.
Phần đuôi xe vuông vức, cụm đèn hậu halogen và nơi gắn biển số nằm cùng thanh ngang, cốp sau mở cơ. Một điểm đặc biệt đó là có một ngăn xếp đựng dụng cụ sửa chữa nằm ở dưới nắp cốp, thuận tiện sử dụng khi mở cốp.
Cột C gắn logo của hãng xe xứ Bavaria, phía bên trái là thiết kế Hofmeister Kink với viền kính sau uốn tròn đặc trưng của BMW.
Khoang nội thất đơn giản với 4 đồng hồ cơ dạng tròn cổ điển, phần ốp gỗ còn mới trải dài táp-lô, vô lăng 3 chấu làm bằng thép có đường kính to bản, phần viền làm bằng gỗ. Điểm đặc biệt, đây là vô-lăng thể thao thường xuất hiện trên xe đua do Nardi sản xuất tại Italy, với chi tiết chữ ký nằm ở chấu bên phải.
Cụm cần số tự động 3 cấp với 4 nút mở cửa sổ và 2 nút đèn và tốc độ cần gạt mưa đặt xung quanh. Phía sau là hệ thống radio của Becker Europa.
Hàng ghế sau bọc da với diện tích vừa phải. Do phần mui cao nên 2 người lớn ngồi vẫn thoải mái trong chuyến đi ngắn.
BMW 3.0 CS E9 sử dụng động cơ xăng I6 với tỷ số nén 9.0:1, hai bộ chế hòa khí Zenith cho công suất 180 mã lực và 255 Nm mô-men xoắn, hệ dẫn động cầu sau.
Ở thời điểm ra mắt, xe có mức giá khoảng 10.000 USD, cao hơn so với các đối thủ như chiếc coupe 6 xi-lanh 280SE của Mercedes hay Jaguar F-Type, Porsche 911. Tuy nhiên, BMW 3.0 CS E9 trên thị trường xe cũ rất khó định giá bởi giá trị sưu tầm, tình trạng và trang bị trên xe.
Thiếu linh kiện làm giá xe tăng mạnh
Các nhà phân tích ước tính giá nguyên liệu thô của ôtô đã tăng 83% trong năm tính đến tháng 3.
Hạn chế linh kiện và nhu cầu mua mới cao khiến giá xe ngày càng tăng. Nhiều nguyên liệu thiết yếu cho các nhà sản xuất ôtô, như đồng, thép và nhôm, đang đạt hoặc vượt mức giá cao kỷ lục trong năm nay do nguồn cung chậm lại, không thể theo kịp với nhu cầu. Chỉ số Bloomberg Commodity Spot Index (đo diễn biến giá của 23 loại hàng hoá cơ bản) đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011, với kim loại đã tăng 21% trong năm nay.
Bên trong một nhà máy sản xuất ôtô. Ảnh: Carscoops
Nếu khủng hoảng linh kiện không sớm được giải quyết, nó sẽ là nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Các nhà phân tích tại JPMorgan Chase&Co. ước tính giá nguyên liệu thô của ôtô đã tăng 83% trong năm tính đến tháng 3, chúng chiếm khoảng 10% chi phí làm nên một chiếc xe. Tức là nếu giá một chiếc xe mới là 40.000 USD sẽ phải tăng 8,3% để bù đắp cho đà tăng giá.
Jim Farley, giám đốc điều hành của Ford cho biết vào tuần trước: "Chúng tôi cảm nhận được sự khó khăn về nguồn linh kiện, lạm phát ở nhiều nguồn cung khác nhau trong ngành, điều không xảy ra trong nhiều năm".
Các nhà sản xuất ôtô thường gặp khó khăn khi chi phí sản xuất cao hơn, nhưng nhu cầu đang bùng nổ khi các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại và nhiều người tiêu dùng tiếp tục tránh các phương tiện giao thông công cộn g . Sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu cũng đang kìm hãm sản xuất, khiến hàng tồn kho khan hiếm và giá xe tăng.
Tại Mỹ, nguồn cung ôtô hạn chế đến mức các công ty cho thuê xe đang phải mua xe cũ bán đấu giá thay vì mua xe mới. Nguyên nhân chính khiến chi phí hàng hóa cao hơn trong ngành là thép cần thiết cho khung gầm, động cơ và la-zăng xe tăng cao. Đà tăng gần đây của kim loại đã phá vỡ kỷ lục khi Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất cho đến nay đã thực hiện các biện pháp để hạn chế sản lượng.
Sự bùng nổ về giá đồng làm tăng thêm chi phí của xe điện. Theo chuyên gia tư vấn Wood Mackenzie, xe điện sử dụng lượng đồng nhiều hơn gần 3,5 lần so với xe xăng do lượng dây bên trong lớn hơn.
Các nhà cung cấp cũng khuyến khích các nhà sản xuất ôtô khám phá các chất hóa học thay thế cho pin điện của họ. Phần lớn các cell pin sử dụng kết hợp lithium, coban và niken, đã tăng giá tối thiểu 47% trong 12 tháng qua.
Ford và BMW nằm trong số những công ty đầu tư 130 triệu USD trong tháng này vào công ty khởi nghiệp pin Solid Power, công ty đang nghiên cứu các cell pin không dùng những kim loại này, có thể giúp chi phí gói pin giảm 10 lần.
Caspar Rawles, người đứng đầu bộ phận đánh giá dữ liệu và giá tại Benchmark Mineral Intelligence cho biết: "Họ đang tìm cách phân tán rủi ro, do không có bảo hiểm cho lithium hoặc coban".
BMW dự kiến sẽ gặp thuận lợi từ việc giá hàng hóa tăng lên tới 1,2 tỷ USD trong năm, giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết trong một cuộc họp báo cáo thu nhập. Nhà sản xuất ôtô hạng sang chỉ ra rhodium, thép và paladium là những mối lo ngại trong những tháng tới.
Về lâu dài, BMW đang nỗ lực để ít bị ép giá hơn đối với các vật liệu chính. Từ năm 2025, hãng xe này có kế hoạch sản xuất xe theo kiến trúc mới cho phép tái chế các vật liệu như thép, nhôm và nhựa để chế tạo xe mới.
Nhà sản xuất xe Jeep, Stellantis - được thành lập từ sự hợp nhất của Fiat Chrysler và PSA Group, cho biết họ cần phải bù đắp một số loại chi phí cao và vẫn đang hỗ trợ thị trường cho đến nay.
Thiếu chip, hàng loạt hãng ô tô Việt Nam trễ lịch giao xe cho khách Tình trạng thiếu hụt linh kiện, chủ yếu là chíp bán dẫn đang khiến hàng loạt thương hiệu ô tô lớn trong nước gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất. Nhiều hãng thông báo sẽ phải giao xe trễ tới 1-2 tháng. Nhiều hãng xe đứt nguồn linh kiện, công bố giao xe trễ Ngành công nghiệp ô tô thế giới đã...