BLV Trung Quốc hé lộ lý do HLV Li Tie không thể bị sa thải dù ĐT Trung Quốc đứng gần cuối BXH
BLV Liu Jianhong tin tưởng HLV Li Tie vẫn sẽ yên vị tại tuyển Trung Quốc dẫu họ có tiếp tục thua trận tại vòng loại cuối World Cup 2022.
Làn sóng đòi sa thải HLV Li Tie của các fan Trung Quốc có dấu hiệu bùng nổ trong thời gian gần đây. Họ không chấp nhận việc đội nhà chỉ giành về 3 điểm sau 4 trận đấu, qua đó xếp vị trí áp chót tại bảng B vòng loại cuối World Cup 2022.
Tuy nhiên theo quan điểm của BLV Liu Jianhong, HLV Li Tie không đáng bị sa thải vào thời điểm hiện tại: “Tôi không đồng tình với việc HLV Li Tie bị cách chức. Thậm chí tôi còn mong muốn ông ấy ở lại thật lâu với bóng đá Trung Quốc.
HLV Li Tie nhận được niềm tin tuyệt đối từ BLV Liu Jianhong.
Tôi đánh giá HLV Li Tie là người ham học hỏi. Vấn đề ở chỗ ông ấy còn trẻ nên không có nhiều kinh nghiệm huấn luyện. Tuy nhiên nên nhớ HLV Li Tie từng có thời gian làm việc với chiến lược gia đẳng cấp là HLV Lippi. Điều đó giúp ông ấy phát triển đáng kể sự nghiệp.
HLV Li Tie được cho thời gian để cải thiện tình hình. Ông ấy có trình độ, từng thi đấu ở nước ngoài và chơi tại World Cup.
Ngoài ra, HLV Li Tie còn có thể nói được tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh. Điều này giúp ông ấy đáp ứng được những yêu cầu của Liên đoàn bóng đá Trung Quốc”.
Sau đó, BLV Liu Jianhong lý giải việc HLV Li Tie sẽ không bị sa thải dù kết quả Trung Quốc có tệ đi chăng nữa: “Lý do lớn nhất khiến HLV Li Tie không bị sa thải chính là bởi chúng ta không thể tìm được ai khác phù hợp vào hiện tại đâu. Trình độ của chính tuyển Trung Quốc còn hạn chế, do vậy có mời HLV đẳng cấp về cũng chẳng mơ đến việc dự World Cup đâu.
Chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều vào tuyển Trung Quốc. Tôi nghĩ nên để HLV Li Tie nắm đội trong thời gian dài, qua đó giúp ông ấy tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn nên nhớ rằng Sir Alex Ferguson từng đối mặt với nguy cơ bị sa thải khi mới đến Man United đấy”.
Đầu tư tỷ USD, bóng đá Trung Quốc vẫn chôn chân nhìn giấc mơ World Cup tan vỡ
Đầu tư hàng tỷ USD cho đào tạo trẻ và mang về những ngôi sao đẳng cấp, nhưng bóng đá Trung Quốc vẫn đang loay hoay trong giấc mộng World Cup.
Một buổi sáng mùa hè năm 2018 tại thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hàng trăm thành viên nhí của Học viện Bóng đá Evergrande đang miệt mài tập luyện. Trong số này có He Xinje, 14 tuổi, cầu thủ vừa nhận học bổng 3 năm.
"Cháu muốn sau này được chơi cho Real Madrid hoặc Barcelona, hoặc chí ít được khoác áo tuyển Trung Quốc, chiến đấu vì niềm tự hào dân tộc", Xinje nói. Em không phải đứa trẻ duy nhất ở đây có giấc mơ lớn. Mọi thành viên nhí ở học viện bóng đá số 1 Trung Quốc đều ôm mộng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Những đứa trẻ Trung Quốc ôm mộng thành cầu thủ chuyên nghiệp.
Bóng đá Trung Quốc cũng nuôi giấc mộng lớn trên đôi chân của những đứa trẻ, đó là trở thành cường quốc bóng đá thế giới, vô địch World Cup sau 30 năm nữa.
Học viện nghìn tỷ
"Khi tôi đến Trung Quốc vào năm 2012, không CLB nào có cơ sở đào tạo trẻ. Tôi đã kêu gọi thành lập các đội dành cho cầu thủ từ 12-19 tuổi, và bóng đá đã được phổ biến rộng rãi", HLV Marcello Lippi nhớ lại.
Không lâu sau lời kêu gọi của Lippi, Học viện Bóng đá Evergrande ra đời. Công trình được xây dựng trong 10 tháng, với kinh phí 156 triệu USD (khoảng 3.500 tỷ đồng), với quy mô 48 sân tập và 138 HLV, 22 trong số này đến từ CLB Real Madrid lừng danh.
Học viện Evergrande có trách nhiệm đào tạo 2.800 học viên, cấp học bổng cho những cầu thủ xuất sắc, rồi lựa chọn những cái tên ưu tú chơi cho đội hình một của Quảng Châu Evergrande. Những đứa trẻ như Xinje được đào tạo tập trung dưới sự tư vấn của các chuyên gia Tây Ban Nha, mang trên vai khát vọng đổi đời của bóng đá Trung Quốc.
Học viện Bóng đá Hằng Đại.
Sau 3 năm, lứa cầu thủ nhí của Xinje, một số đang theo đuổi giấc mơ của mình, một số đã từ bỏ để tập trung học văn hóa. Còn mộng xưng vương của bóng đá Trung Quốc vẫn như công trình ngổn ngang.
9 năm sau ngày thành lập Học viện Evergrande, bóng đá trẻ Trung Quốc gặt hái những gì? Đội U16 có 1 lần bị loại ở vòng bảng, 2 lần thua ở vòng loại. Đội U19 1 lần vào tứ kết, 3 lần thua vòng bảng. Đội U23 chưa từng vượt qua vòng bảng. Tất cả đều ở giải châu lục.
Trong 25 cầu thủ có tên ở trận giao hữu giữa U22 Trung Quốc và U22 Việt Nam cách đây 2 năm, chỉ còn Zhang Yuning được gọi lên tuyển. Chỉ 2 trong số 33 cầu thủ Trung Quốc ở đợt tập trung này dưới 22 tuổi. Độ tuổi trung bình của đội là 29,2.
Wu Lei là tuyển thủ Trung Quốc duy nhất đang chơi bóng tại châu Âu. Sau Wu Lei, bóng đá Trung Quốc chưa nhìn ra tài năng nào có thể tỏa sáng ở lục địa già.
U22 Trung Quốc (áo cam) thua U22 Việt Nam.
Thành tích bết bát ở giải trẻ, độ tuổi trung bình cao ở ĐTQG,... cho thấy Trung Quốc khan hiếm các tài năng bóng đá, dù đầu tư không ít tiền của cho công tác đào tạo.
Thiếu sót của Trung Quốc, phần nào đến từ khía cạnh văn hóa. New York Times đánh giá: "Trung Quốc tập trung đào tạo các VĐV ở môn thể thao cá nhân, có thể nâng tầm trình độ nhờ thực hiện lặp đi lặp lại một khối lượng động tác nhất định ở cường độ cao, thay vì đầu tư cho thể thao đồng đội, vốn tồn tại nhiều sai số hơn".
"Lặp đi lặp lại khối lượng động tác ở cường độ cao" là tố chất của những môn thể thao cá nhân đòi hỏi kỷ luật và khổ luyện. Bóng đá cần kỷ luật, song sự sáng tạo, đột phá là điều phải có, bên cạnh tinh thần làm việc tập thể.
"Môn thể dục ở đây giống như quân đội vậy. Ở châu Âu, chúng tôi chơi nhiều môn thể thao, còn ở Trung Quốc họ tập thể dục tập thể. Sự thiếu tự do khiến lũ trẻ sống rất kỷ luật, nhưng thiếu đam mê, sáng tạo và dũng cảm. Chúng sợ đưa ra quyết định và ngại nói lên suy nghĩ của mình", HLV Ibon Labaien của Học viện Evergrande chia sẻ.
"Nếu bạn không nói với chúng chính xác những gì cần làm, chúng sẽ vô vọng. Chúng cũng hiếm khi nói chuyện với nhau trên sân, nên việc điều phối các đường chuyền và chiến lược trong trận đấu gần như là không thể".
Các cầu thủ nhí Trung Quốc không mạnh ở khả năng giao tiếp.
Không phải ngẫu nhiên, Trung Quốc không mạnh ở các môn thể thao tập thể. Chính sách một con của Trung Quốc cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng làm việc nhóm của các cầu thủ khi còn nhỏ.
Nhưng đó chỉ là bề nổi. Thất bại của bóng đá Trung Quốc đến từ chiến lược sai lầm cùng sự nóng vội, mà Liên đoàn bóng đá Trung Quốc (CFA) phải chịu trách nhiệm chính.
Bong bóng CSL và nỗi buồn nhập tịch
Mùa đông năm 2016, CLB Thượng Hải SIPG gây sốc khi bỏ ra 61 triệu euro để có chữ ký của Oscar. Đây cũng là giai đoạn hoàng kim của giải vô địch quốc gia Trung Quốc (CSL), khi các đội bóng chi ra tới 300 triệu euro để mang về những tên tuổi lớn.
Hulk, Jackson Martinez, Paulinho, Graziano Pelle, Maroaune Fellaini, Alexanre Pato,... lũ lượt kéo đến "miền đất hứa" Trung Quốc, biến CSL thành giải đấu chất lượng thứ ba châu Á, chỉ sau Ả Rập Xê Út và Nhật Bản.
Công bằng mà nói, sự xuất hiện của các ngôi sao giúp giải Trung Quốc thêm sôi động. Tuy nhiên, đỉnh cao của CSL chỉ kéo dài 3, 4 năm. Năm 2020, 11 đội bóng Trung Quốc không đủ điều kiện dự giải chuyên nghiệp. Một cuộc đại suy thoái bắt đầu.
Oscar chìm vào quên lãng ở CSL.
Cuối tháng 2 vừa qua, đương kim vô địch Giang Tô Suning tuyên bố giải thể. 2 năm trước, đội bóng này còn suýt có chữ ký của Gareth Bale.
Dịch bệnh cùng suy thoái kinh tế đẩy nhiều CLB đến vực thẳm. Khi khủng hoảng ập đến, người ta mới nhận ra bên trong lớp vỏ hào nhoáng, CSL chỉ còn cái thân rỗng tuếch.
Khi Trung Quốc không còn là miền đất hứa, các ngôi sao lần lượt tháo chạy. Đó là hậu quả của giải đấu mà các CLB không tự nuôi nổi mình, chỉ sống "ký sinh" nhờ vào các tập đoàn kinh tế.
Nhưng ngay ở giai đoạn hoàng kim, CSL cũng không giúp được gì cho đội tuyển Trung Quốc. Dù Quảng Châu Evergrande hai lần xưng vương ở AFC Champions League, ĐTQG nước này vẫn lận đận ở ngoài top 70 thế giới.
Nguyên nhân là bởi, những ngôi sao đắt tiền từ châu Âu đã chiếm suất đá chính, đáng ra phải thuộc về các tài năng trẻ. Đơn cử ở vị trí tiền đạo, ngoài Wu Lei, các tiền đạo khác đều mất chỗ đứng vào tay ngoại binh. 100% các đội cạnh tranh vô địch ở CSL đều sử dụng chân sút ngoại.
Zhang Yuning (số 18) không có chỗ đứng trên tuyển.
Điều này khiến tuyển Trung Quốc khủng hoảng tài năng trầm trọng, đặc biệt ở vị trí tấn công. Đơn cử như Yuning - cầu thủ từng so tài với U22 Việt Nam, có 20 bàn trong 3 mùa cho Beijing Goan. Đây là con số không thấp với cầu thủ mới 24 tuổi. Song, Yuning mới đá chính 1 trận cho Trung Quốc ở vòng loại World Cup 2022.
HLV Li Tie chỉ dùng duy nhất Wu Lei trên hàng tấn công. Những suất đá còn lại, ông trao cho Ai Kesen, Luo Goufu và A Lan - những cầu thủ nhập tịch gốc Brazil. Tất cả đều 32 tuổi trở lên, khó chơi ở vòng loại World Cup sau.
Sự xuất hiện của dàn sao nhập tịch cũng cho thấy tầm nhìn của bóng đá Trung Quốc. CFA nôn nóng muốn thành công, dù phải sử dụng kế hoạch ngắn hạn. 3.000 tỷ đồng được chi ra cho 5 cầu thủ nhập tịch, và con số có thể không dừng lại ở đây.
HLV Li Tie đang chịu áp lực.
Bóng đá Trung Quốc không muốn, và không thể chờ đợi những đứa trẻ như Xinje hoàn thành giấc mơ của mình. Thầy trò HLV Li Tie bị yêu cầu phải thắng ngay lập tức. Sau 2 trận toàn thua, áp lực rất lớn đang đặt lên vai Wu Lei cùng đồng đội, nhưng họ không hoàn toàn có lỗi.
Khó đòi hỏi một đội tuyển thi đấu vững vàng khi giải VĐQG không có nền móng vững chắc. Cũng khó đòi hỏi đội tuyển phải chơi ban bật, khi hầu hết các CLB Trung Quốc chỉ tạt bóng cho ngoại binh.
BLV kỳ cựu Zhang Lu nhận định: "Bóng đá Trung Quốc thất bại khi đã vội vã tìm kiếm thành công". Nếu không thắng tuyển Việt Nam ở trận tối nay, tuyển Trung Quốc sẽ lún thêm một bước vào vũng lầy.
Báo Anh: Trung Quốc bị ám ảnh với việc phải giành vé World Cup, giấc mơ của họ sắp tan tành Tờ The Guardian (Anh) đánh giá bóng đá Trung Quốc từ ĐTQG đến các CLB đều đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Bài viết của tờ The Guardian có dòng tít như sau: "Bóng đá Trung Quốc đang trong tình trạng ảm đạm khi các CLB gặp khó khăn và giấc mơ giành vé đi World Cup của ĐTQG có...