BLV Quang Huy: Thai League mới là số 1 ĐNA không phải V.League
Theo BLV Quang Huy, khác với quá khứ, hiện tại Thai League mới là số 1 ĐNA chứ không phải giải V.League của Việt Nam.
Hơn 15 năm về trước, những ngôi sao hàng đầu của bóng đá Thái Lan và Đông Nam Á lúc bấy giờ như Kiatisak, Dusit, Chukiat, Sakda, Thonglao từng đầu quân cho HAGL thi đấu ở V.League và giúp đội bóng của bầu Đức vô địch giải đấu này hai mùa liên tiếp (2003,2004).
Ngoài ra rất nhiều ngoại binh chất lượng tới từ châu Âu, châu Mỹ cũng đã cập bến V.League ngay sau đó và biến giải đấu này thành sân chơi số một của Đông Nam Á thời điểm đó.
Theo thời gian, V.League ngày càng xuống cấp trong khi Thai League ngày càng phát triển, và đến nay chúng ta đã đánh mất ngôi vị giải đấu số một khu vực Đông Nam và tay người hàng xóm Thái Lan.
Nói về vấn đề này, BLV Quang Huy chia sẻ trên trang cá nhân: “Giai đoạn HAGL vô địch năm 2003, chúng ta bắt đầu tự hào nói với nhau V.League là giải đấu số 1 Đông Nam Á. Nhưng đến bây giờ rõ ràng không còn như thế nữa.
Đấy là một điều chúng ta phải suy nghĩ. Khi Việt Nam đã bứt lên như vậy thì các nước khác như Thái Lan có những con người tự bỏ tiền túi sang Anh học mô hình điều hành bóng đá chuyên nghiệp, đến lúc về họ làm được một giải đấu như vậy.
Tất nhiên bóng đá Thái Lan có những ông chủ giàu hơn ông chủ Việt Nam rất nhiều, họ đã từng đầu tư được vào bóng đá Anh thì rõ ràng tài chính của họ rất mạnh. Bên cạnh việc cố gắng phát triển giải đấu, chúng ta nên có tính cầu thị để mở cửa cho các cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Qua đó thế giới sẽ biết đến bóng đá Việt Nam, vừa tốt về hình ảnh cũng như vừa sâu về chất lượng”.
BLV Quang Huy đánh giá rất cao giải Thai League
Thai League được đánh giá là giải đấu hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Ngoài việc tổ chức bài bản, chất lượng chuyên môn tốt, các đội bóng Thai League cũng rất chú trọng xây dựng hình ảnh, bao gồm cả sân đấu.
Hợp đồng giữa LĐBĐ Thái Lan (FAT) với đơn vị đang giữ bản quyền Thai League là True Vision sẽ hết hạn cuối mùa giải năm nay, từ mùa giải 2021 trở đi, FAT phải đàm phán hợp đồng với đối tác mới.
FAT trước đó đã tuyên bố rằng có 2 công ty có thể đấu thầu cùng nhau. Đó là một công ty ở Thái Lan và một ở nước ngoài. Có tin tức cho biết giá trị của phiên đấu giá này cao tới 13 tỷ bath (tương đương gần 400 triệu USD, tức hơn 9,5 ngàn tỷ đồng).
Tại Việt Nam, mỗi năm, VPF chỉ thu được vài tỷ đồng tiền bản quyền truyền hình từ đối tác Next Media. Còn lại, nhà đài phát sóng V-League phải trả bằng quảng cáo cho đối tác, nhà tài trợ của VPF.
Không chỉ chuyên nghiệp hơn hẳn so với V.League và các giải đấu khác trong khu vực, các cầu thủ thi đấu tại Thai League cũng nhận mức lương cao hơn rất nhiều so với việc thi đấu ở V.League và các nước lân cận.
N.P
Bầu Đức hoảng hồn, HAGL thất thủ trong trận đấu nguy hiểm và "loạn" nhất lịch sử V.League
Có nằm mơ bầu Đức cũng không thể tưởng tượng được Dream Team HAGL của ông lại phải thi đấu trong cảnh đáng sợ và nguy hiểm đến thế.
HAGL VÔ ĐỊCH SỚM, NHƯNG...
Mùa giải 2003, HAGL sau khi thăng hạng lên V.League đã cho thấy tham vọng của mình và ngay lập tức trở thành ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch. Những tuyển thủ Thái Lan gồm Kiatisuk, Dusit và Sakda, kết hợp trong đội hình gồm rất nhiều tuyển thủ Việt Nam đã tạo nên một HAGL đầy sức mạnh và được đặt biệt danh Dream Team (đội hình trong mơ).
Kết quả không nằm ngoài dự đoán, HAGL thắng như chẻ tre, lên ngôi vô địch V.League 2003 trước một vòng đấu.
Ngày đó, bầu Đức với cái máu bóng đá của mình không những chi tiền không tiếc tay mà còn thường xuyên có mặt ở cabin huấn luyện HAGL để trực tiếp theo dõi các trận đấu. Và dĩ nhiên, ông không thể vắng mặt ở lượt trận cuối, ngày mà HAGL nâng cao chiếc cúp vô địch.
Nhưng ít ai ngờ rằng, trận đấu thủ tục trên sân của Nam Định ngày 22/6 năm đó lại trở thành một trong những ký ức đáng sợ với HAGL và ghi dấu vào lịch sử V.League với tư cách trận đấu nguy hiểm bậc nhất.
Khung cảnh diễn ra ở sân Chùa Cuối khiến bầu Đức phải thốt lên: "Để khán giả tràn xuống sân như vậy, thánh đá cũng không được". (Ảnh: Bạch Dương)
CHÙA CUỐI "VỠ TRẬN"
Trước vòng cuối V.League 2003, Nam Định tạm xếp thứ 3, hơn đội xếp sau Bình Định đúng 1 điểm. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu muốn có được tấm huy chương đồng, đội bóng thành Nam buộc phải đánh bại tân vương HAGL.
Phải nói thêm, việc có thể kết thúc mùa giải chỉ sau hai đại gia mới nổi của bóng đá Việt Nam (HAGL và GĐT Long An) được xem là thành công lớn với Nam Định, một đội bóng không hề có nguồn tài chính dồi dào, lại bất ngờ mất đi HLV trưởng Ninh Văn Bảo trước mùa giải mới (ông qua đời vì tai nạn giao thông).
Bởi thế, khán giả Nam Định vô cùng háo hức được đón xem trận đấu với HAGL và điều này đã khiến sân Chùa Cuối (tên cũ của sân Thiên Trường) "vỡ trận".
Việc có quá đông khán giả muốn được vào sân cổ vũ đã khiến tình hình trở nên mất kiểm soát và ban tổ chức sân tỏ ra bất lực. 4 khán đài với sức chứa 30.000 chỗ không chỉ chật kín mà lượng người cố tình tràn vào sân còn vượt rào, xuống sát đường biên để ngồi xem.
Khung cảnh đáng sợ ở sân Chùa Cuối, trận Nam Định gặp HAGL tại V.League 2003 (Video: BLV Quang Huy)
Nguy hiểm hơn, sân Chùa Cuối khi đó đang được sửa chữa, nâng cấp để chuẩn bị cho SEA Games 22 nên có rất nhiều giàn giáo, vật liệu xây dựng. Nhiều người đã bất chấp trèo lên cả giàn giáo, vắt vẻo ngồi xem tạo nên một cảnh tượng không thể tin nổi.
Thống kê cho thấy, đã có hơn 35.000 khán giả bên trong sân Chùa Cuối. Các thành viên của ban tổ chức giải cũng có mặt ở đó nhưng đã không thể can thiệp kịp thời, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát.
Và rõ ràng, việc trận đấu diễn ra trong hoàn cảnh như vậy cũng khiến tâm lý tổ trọng tài và đội khách HAGL bị ảnh hưởng nghiêm trọng. CĐV đội khách đứng ở khoảng cách rất gần, thậm chí nếu mất kiểm soát, họ có thể lao vào trong sân bất cứ lúc nào.
Bầu Đức sau này trả lời báo chí cũng cho biết nhiều khán giả chủ nhà đã ném chai nước, vật thể lạ vào khu kỹ thuật HAGL và sân thi đấu. Một số người còn có những lời lẽ khiếm nhã, mắng nhiếc cầu thủ đội khách. Ban huấn luyện HAGL đã phản ánh với đại diện ban tổ chức tuy nhiên không ai có ý kiến gì cả.
Khẩu hiệu "An toàn trên hết" trong khung cảnh không an toàn một chút nào.
Đá bóng trong hoàn cảnh như thế này, Kiatisuk và các đồng không "run" mới lạ. (Ảnh: Bạch Dương)
Nhưng có lẽ, điều may mắn nhất chính là trận đấu đã diễn ra suôn sẻ mà không có bất cứ sự cố nào ảnh hưởng đến tính mạng của ai. Những giàn giáo đông nghẹt người trèo lên may mắn không sập xuống; hai đầu khung thành dày đặc CĐV đứng phía sau đã không có ai quá khích lao vào sân.
Và dĩ nhiên, HAGL đá trong hoàn cảnh đó có muốn thắng cũng khó. Họ chấp nhận trận thua 2-3 đẹp lòng cả chủ lẫn khách. Nam Định mở hội với vị trí thứ 3 chung cuộc, còn HAGL cũng hân hoan với chức vô địch V.League đầu tiên trong lịch sử. Và tất nhiên, họ cũng vui vì đã có thể rời khỏi sân an toàn.
Nam Định 3-2 HAGL | V.League 2003 (Video: BLV Quang Huy)
Án phạt cho Nam Định
Sau trận đấu, ban tổ chức V.League đã quyết định phạt ban tổ chức sân Nam Định 20 triệu đồng, đồng thời yêu cầu phải rút kinh nghiệm về những sai phạm trong tổ chức thi đấu.
Cùng với đó, chính ban tổ chức giải cũng tự nhận khuyết điểm và nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác tổ chức vì đã thực hiện nhiệm vụ chưa thật sâu sát, cụ thể khi để trận đấu diễn ra trong điều kiện chưa đảm bảo an toàn.
Linh Đan
Bầu Đức và HAGL nâng tầm Kiatisuk thành huyền thoại Bản hợp đồng lịch sử của HAGL đầu những năm 2000 mang tên Kiatisuk Senamuang không chỉ giúp bầu Đức đưa thương hiệu mình sáng lập lên tầm cao mới. Nó còn giúp ngôi sao số 1 của bóng xứ Chùa Vàng khẳng định đẳng cấp của mình lên tầm cỡ mới. Kiatisuk Senamuang với bản lý lịch quá hoành tráng nhưng chấp...